Vai trò của ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng và giải pháp thu ngân sách (Trang 28 - 31)

NSNN là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế hoạch tài chính cơ bản, tổng hợp của Nhà nước. Nó giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính và có vai tr quyết định sự phát triển của nền KT-XH. Vai tr của NSNN được xác lập trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn cụ thể. Phát huy vai trò của NSNN như thế nào là thước đo đánh giá hiệu quả điều hành, lănh đạo của Nhà nước.

Trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, NSNN có các vai trò chủ yếu sau:

Thứ nhất, với chức năng phân phối, ngân sách có vai trò huy động nguồn tài chính

để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện sự cân đối thu chi tài chính của Nhà nước. Đó là vai trò truyền thống của NSNN trong mọi mô hhnh kinh tế. Nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá tŕnh thực hiện nhiệm vụ của ḿnh.

Thứ hai, NSNN là công cụ tài chính của Nhà nước góp phần thúc đẩy sự tăng

trưởng của nền kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Nhà nước sử dụng NSNN như là công cụ tài chính để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, giá cả cũng như giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn về bất ổn định KT-XH. Muốn thực hiện tốt vai trò này NSNN phải có quy mô đủ lớn để Nhà nước thực hiện các chính sách tài khóa phù hợp (nới lỏng hay thắt chặt) kích thích sản xuất, kích cầu để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xă hội.

Thứ ba, NSNN là công cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm khuyết của

KTTT, đảm bảo công bằng xă hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững. KTTT phân phối nguồn lực theo phương thức riêng của nó, vận hành theo những quy luật riêng của nó. Mặt trái của nó là phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng trong xă hội, tạo ra sự bất bình đằng trong phân phối thu nhập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định xă hội. Bên cạnh đó do mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên các chủ sở hữu nguồn lực thường khai thác tối đa mọi nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái bị hủy hoại, nhiều loại hàng hóa và dịch vụ mà xă hội cần nhưng khu vực tư nhân không cung cấp như hàng hóa công cộng. Do đó nếu để KTTT tự điều chỉnh mà không có vai trò của Nhà nước thì sẽ phát triển thiếu bền vững.Vì vậy Nhà nước sử dụng NSNN thông qua công cụ là chính sách thuế khóa và chi tiêu công để phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xă hội, cung cấp hàng hóa dịch vụ công cho xă hội, chú ư phát triển cân đối giữa các vùng, miền đảm bảo công bằng xă hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

4.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN

- Tình hình thu, lập dự toán ngân sách cấp huyện Khánh Vĩnh + Tình hình thu ngân sách

Thu ngân sách huyện, trên địa bàn những năm gần đây có nhiều cố gắng, kế hoạch tỉnh giao luôn hoàn thành và hoàn thành với tỷ lệ cao. Năm 2008 đạt 159,4%, năm 2009 đạt 192,5%, năm 2010 đạt 212,1% kế hoạch; Số thu trong cân đối vượt kế hoạch cao nhất là năm 2010 đạt 176% kế hoạch và năm thấp nhất là năm 2008 cũng đạt 113,8%

Tuy nhiên thu trong cân đối của còn eo hẹp, chưa đáp ứng chi thường xuyên trên địa bàn phải nhờ vào trợ cấp cân đối của tỉnh tương đối lớn;

Năm 2008 trợ cấp cân đối là 118.220 triệu đồng, năm 2009 là 144.872 triệu đồng, năm 2010 là 176.320 triệu đồng; Như vậy gần như chi ngân sách của huyện Khánh Vĩnh là nhờ vào trợ cấp cân đối của tỉnh

Thu ngân sách trên địa bàn để cân đối chiếm tỉ trọng thấp trong tổng thu Ngân sách chủ yếu do nền sản xuất kinh doanh, dịch vụ chưa phát triển, quy mô còn nhỏ,việc này là một khó khăn lâu dài, bởi quỹ đất thì có hạn, dẫn đến tình trạng thu ngân sách không được bền vững, điều hành ngân sách sẽ bị động, dễ sinh ra hiện tượng mất cân đối phải điều chỉnh dự toán.

Những hạn chế

Lập dự toán ngân sách

Các xã, thị trấn các đơn vị dự toán thuộc huyện, lập dự toán ngân sách hàng năm còn chậm, dẫn đến tổng hợp ngân sách còn chậm.

Việc lập dự toán ngân sách huyện hàng năm chưa thật sự xuất phát từ cơ sở. Nguyên tắc là dự toán ngân sách cấp huyện phải được xây dựng từ dự toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên. Trên thực tế việc xây dựng dự toán ngân sách cấp huyện chủ yếu là ấn định dựa theo tính toán của cấp trên là chủ yếu; Các đơn vị sử dụng ngân sách thường xây dựng dự toán chi cao đề nghị bổ sung cân đối, mặt khác nguồn thu lại có hạn, tỉnh lại khống chế khoản trợ cấp cân đối. Điều này làm cho dự toán ngân sách được giao chưa sát với đặc điểm tình hình của đơn vị, làm cho một số đơn vị gặp khó khăn, thiếu hụt trong chi tiêu. Một số xã xây dựng nguồn thu không sát với thực tế nên có nơi vượt thu nhiều thì thừa cân đối ngân sách, nơi thu không đạt thì rơi vào tình trạng lúng túng bị động

5.GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng dự toán

Lập dự toán là việc lên kê hoạch thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tới, toàn bộ các dự kiên về các khoản thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tới, các dự kiên về các khoản thu như thuê,phí, lệ phí . . . và các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triên. . .Lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách cũng như làm cho ngân sách có tính ổn định, an toàn và hiệu quả như vậy chất lượng của công tác

quản lý ngân sách phụ thuộc rất nhiều vào công tác lập dự toán.

- Theo Luật Ngân sách năm 2002 thì lập dự toán ngân sách nhà nước phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triên kinh tê - Văn hoá - Xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương trong năm kê hoạch và những năm tiêp theo, song với thực trạng trong khâu lập dự toán cấp huyện cần phải hạn chê ngay tình trạng dự toán của đơn vị trực thuộc xây dựng thiêu căn cứ, thiêu định mức, xa rời khả năng ngân sách, nộp dự toán chậm.

- Cần phân cấp công tác thu ngoài quốc doanh trên địa bàn cho cấp huyện và cho được hưởng 100% khoản thu này nhằm giảm trợ cấp cân đối ngân sách từ tỉnh về; Có như vậy mới nâng cao vai trò quản lý nhà nước của cấp huyện trong việc quản lý các doanh nghiệp và tạo được cơ chế thu hút vốn đầu tư tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó sẽ tạo ra nguồn thu cho địa phương và chủ động trong sử dụng nguồn thu.

- Lập dự toán ngân sách nhà nước phải đảm bảo đúng trình tự và thời gian. Đối với số thu của các doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, các Luật thuế, Pháp lệnh về phí, lệ phí và các chế độ thu ngân sách; Cần dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách, dự kiến số thuế giá trị gia tăng được hoàn theo chế độ; Gửi cơ quan thuế và cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách. Chi cục thuế cấp huyện lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn và cơ sở tính toán từng nguồn thu, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vị quản lý gửi cục Thuế tỉnh.

phòng Tài chính huyện cần có trách nhiệm tích cực trong việc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vị mình quản lý, phối hợp với cơ quan thuế đồng cấp lập dự toán thu ngân sách nhà nước, dự kiến số thuế giá trị gia tăng theo chế độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Dự toán ngân sách nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật và phân tích, dự báo về yếu tố tăng trưởng kinh tế, thị trường giá cả, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến khích sản xuất, kinh doanh, tăng xuất khâu, mở rộng thị trường, Thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thu, hoàn thuê giá trị gia tăng, thu hồi số thuê bị chiêm đoạt, chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Tăng cường kiểm tra kiểm soát các khoản thu ngân sách

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu: Cần mở rộng mô hình, mô hình hoạt động dịch vụ thông qua việc thực hiện tốt Pháp lệnh phí, lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiêt thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ “sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ- CP"; Thông tư 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003 Của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tăng cường mở rộng các hoạt dịch vụ văn hoá, thể thao, dịch vụ tài chính,

quản lý môi trường, Ban quản lý chợ cần tăng cường quản lý, cho thuê mặt bằng, địa điểm kinh doanh, thu phí trông giữ xe máy xe đạp; Qua đó phấn đấu giảm cấp bù từ ngân sách các huyện, thành phố, thị xã và từ đó có thể giao cho các đơn vị tự đảm bảo và đảm bảo một phần kinh phí, tự cấn đối được kinh phí sự nghiệp của mình.

Tăng cường công tác quản lý thu, chú trọng những lĩnh vực còn thất thu lớn, chủ yếu là thất thu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực hiện các biện pháp, bồi dưỡng các nguồn thu, tăng cường kiểm tra doanh thu, giá cả hàng hoá bán ra; Chi phí hợp lệ tính thuế, các khoản lương, vận chuyển, tăng cường kiểm tra chống thất thu về hộ, kiểm tra chặt chẽ các khoản thuế đầu vào trên các bảng kê của các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khuấu trừ, đặc biệt là các đơn vị có số thuế giá trị gia tăng lớn, phải hoàn thuế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng và giải pháp thu ngân sách (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w