Kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về quản lý thuế thu

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 38)

Về chính sách thuế TNCN

- Xây dựng mô hình đánh thuế TNCN

Về lý thuyết, có ba mô hình đánh thuế TNCN chủ yếu: đánh trên từng loại thu nhập, đánh trên tổng thu nhập và đánh thuế hỗn hợp. Trong thực tế, đại đa số các nước đều lựa chọn mô hình đánh thuế TNCN hỗn hợp nhưng có sự vận dụng cho phù hợp với điều kiện từng nước. Điều đó có nghĩa là, trong hệ thống thuế, ngoài các loại thu nhập được đánh theo cơ chế chung còn một số loại thu nhập, do bản chất, được chọn đánh thuế theo cơ chế riêng. Một số nước tuy vẫn chọn mô hình đánh thuế trên tổng thu nhập nhưng cách xác định thu nhập ròng chịu thuế của từng loại thu nhập lại áp dụng theo quy tắc riêng.

- Xác định đối tượng nộp Thuế TNCN

Hiện nay, Thuế TNCN của hầu hết các nước trên thế giới chủ yếu dựa trên hai nguyên tắc đánh thuế, đó là: nguyên tắc đánh thuế theo cư trú (sau đây gọi tắt là nguyên tắc cư trú) và nguyên tắc đánh thuế theo nguồn phát sinh thu nhập (sau đây gọi tắt là nguyên tắc nguồn). Đa số các nước quy định, đối tượng cư trú là những người có thời gian sinh sống ở nước sở tại trên 182 hoặc trên 183 ngày trong năm tính thuế (có thể là năm dương lịch hoặc năm tài chính) hoặc trong khoảng 12 tháng liên tục. Nếu không thỏa mãn điều kiện trên thì được coi là đối tượng không cư trú. Các nước áp dụng nguyên tắc này là Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Thái Lan, Nga, Thụy Điển...

Nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập được hầu hết các nước áp dụng để đánh thuế đối với các khoản thu nhập phát sinh tại nước đó của các đối tượng không cư trú. Cách đánh thuế này cũng phù hợp với những nước có nhiều người nước ngoài đến làm việc, đầu tư và công dân nước đó ít ra nước ngoài làm việc hoặc đầu tư. Chẳng

22

hạn Hồng Kông quy định mọi cá nhân, không phân biệt cư trú hay không cư trú, chỉ phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập phát sinh tại Hồng Kông.

- Xác định thu nhập chịu Thuế TNCN

Hiện có hai cách xác định thu nhập chịu thuế khác nhau trong lĩnh vực này: đó là thu nhập đã nhận (thu nhập gộp) hay thu nhập đã nhận được trừ một số khoản chi phí để tạo ra thu nhập.

Đối với các nước có quan điểm đánh thuế trên số thu nhập đã nhận thì thu nhập tính thuế được xác định là toàn bộ số tiền mà NNT đã nhận, không phân biệt đã phải bỏ ra ít hay nhiều chi phí để tạo ra thu nhập tính thuế. Cách tính thuế này đơn giản nhưng thường không đảm bảo được sự công bằng trong chính sách động viên đối với từng cá nhân, từng gia đình. Đây là cách xác định thu nhập chịu thuế mà chúng ta đã áp dụng trong Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

Hầu hết các nước hiện nay (như: Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,...) đều xác định thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập trừ đi tổng các khoản được giảm trừ của đối tượng đó trong kỳ tính thuế. Tổng thu nhập của một đối tượng trong kỳ tính thuế là tổng thu nhập chịu thuế mà đối tượng đó kiếm được trong kỳ tính thuế không bao gồm các khoản được miễn thuế. Tổng các khoản được giảm trừ là tổng chi phí phát sinh trong kỳ tính thuế và các khoản được phép trừ khác theo quy định như giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế. Về cơ bản, đa số các nước đều xác định thu nhập chịu thuế và phân loại chúng dựa theo nguồn hình thành.

- Xác định thu nhập không chịu Thuế TNCN

Qua nghiên cứu Luật Thuế TNCN của các nước trên thế giới nói chung như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia... có thể thấy, hầu hết các nước phân biệt thu nhập không chịu thuế dựa vào các tiêu thức chủ yếu sau:

+ Thứ nhất, không chịu thuế vì lý do xã hội như: các khoản phúc lợi xã hội,

học bổng, tiền bồi thường...

+ Thứ hai, không chịu thuế theo quy định của các Hiệp định, hiệp ước, thoả

thuận quốc tế đã ký kết giữa các nước.

+Thứ ba, không chịu thuế có thể vì lý do chính trị hoặc lý do quản lý như:

23

+ Thứ tư, miễn thuế vì lý do muốn khuyến khích một hoạt động cụ thể nào

đó như: thu nhập từ quỹ lương hưu nhằm khuyến khích đóng góp lương hưu, hoặc thu nhập từ cổ phiếu trái phiếu không chịu thuế nhằm khuyến khích các hoạt động đầu tư gián tiếp.

- Xác định khoản miễn, giảm Thuế TNCN

Quy định về miễn, giảm thuế có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của Luật thuế, nhất là yếu tố chính trị luôn được các nhà lập pháp và hoạch định chính sách cân nhắc kỹ lưỡng.

- Xác định khoản giảm trừ gia cảnh

Luật Thuế TNCN của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định các khoản giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế. Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy các khoản được giảm trừ có thể thực hiện theo 2 loại: giảm trừ cá nhân và giảm trừ tiêu chuẩn.

Giảm trừ cá nhân được thực hiện theo phương pháp kê khai chi phí thực tế

phát sinh đối với các khoản được phép giảm trừ. Các khoản chi phí được giảm trừ này được cá nhân kê khai và phải có chứng từ chứng minh. Hình thức này đảm bảo công bằng hơn nhưng phức tạp và tốn kém chi phí hành thu, cho nên thường chỉ được áp dụng ở những nước có trình độ kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao và hệ thống lưu giữ thông tin tốt. Có nước quy định các chế độ miễn trừ cho bản thân NNT (vợ hoặc chồng, bố mẹ hoặc con cái phải nuôi dưỡng) như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Philippines,... nhưng có nước lại áp dụng biểu tính thuế từ đồng thu nhập đầu tiên để NNT thấy rõ nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của mình (Pháp, Mỹ, Anh...) [20].

- Xác định thuế suất và biểu thuế

Mức thuế suất cao hay thấp, được thiết kế theo một mức cố định hay theo biểu luỹ tiến thể hiện chính sách động viên phù hợp với khả năng đóng góp và trình độ quản lý của mỗi nước. Hầu hết các nước đều chia ra làm hai loại thuế suất: thuế suất toàn phần và thuế suất luỹ tiến. Trong đó thuế suất toàn phần thường áp dụng cho loại thu nhập từ vốn, thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ bản

24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyền... Thuế suất luỹ tiến chủ yếu áp dụng cho thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Ở Nhật Bản, biểu thuế suất luỹ tiến áp dụng đối với thu nhập từ các khoản tiền công và tiền lương bao gồm 4 mức thuế suất: 10%, 20%, 30% và 37%. Biểu thuế áp dụng đối với thu nhập hoạt động kinh doanh của các cơ sở tự kinh doanh và thu nhập từ quản lý theo hợp đồng hoặc cho thuê đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức gồm 5%, 10%, và 13%. Nhật Bản thực hiện thuế suất tỷ lệ cố định 20% được áp dụng đối với thu nhập từ tiền thù lao tác giả (trừ chi phí 30% thu nhập chịu thuế) [20].

Về quản lý thuế TNCN

Theo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế cho thấy có hai cách tiếp cận đối với việc quản lý Thuế TNCN: kê khai toàn bộ và kê khai hạn chế. Cụ thể:

- Kê khai toàn bộ

Tất cả cá nhân có thu nhập gộp vượt quá một mức tối thiểu nhất định (gọi là Ngưỡng kê khai) có nghĩa vụ phải nộp tờ khai thuế, nguyên tắc này cũng áp dụng cho cả các cá nhân có thu nhập từ nguồn duy nhất là tiền lương do một chủ lao động trả. Các nước yêu cầu kê khai toàn bộ bao gồm Úc, Canađa, Singapore và Mỹ.

Việc thu nộp thuế áp dụng đối với phương thức kê khai toàn bộ là khấu trừ thuế tại nguồn, theo đó một số loại thu nhập được người/tổ chức chi trả thu nhập khấu trừ thuế trước khi chi trả cho NNT, bên cạnh đó NNT có thể yêu cầu thanh toán thuế định kỳ cho các loại thu nhập khác không được khấu trừ. Vào cuối năm, NNT nộp tờ khai thuế tổng hợp bao gồm kê khai toàn bộ các hình thức TNCN khác nhau thu được trong năm (tiền công, thu nhập đầu tư, thu nhập kinh doanh...) và trừ đi các khoản được giảm trừ (như giảm trừ cá nhân, các khoản chi phí được trừ...). Thu nhập ròng từ tất cả các nguồn thu sau đó bị đánh thuế theo biểu thuế suất đơn giản (thường với thuế suất luỹ tiến), sau khi được bù trừ với khoản thuế nộp thừa hay nộp thiếu đã khai trong tờ khai thuế sẽ tính toán ra nghĩa vụ thuế còn lại trong năm.

Với hình thức này, các tổ chức chi trả có trách nhiệm báo cáo định kỳ cho cơ quan thuế các thông tin về giao dịch của mình với NNT. Vào cuối năm, cơ quan thuế sẽ kiểm tra các thông tin bên thứ ba với thông tin do NNT báo cáo trên tờ khai thuế. Hệ thống kiểm tra này gắn chặt với mã số thuế đã cấp cho NNT và các tổ chức khác.

25

Để hạn chế gánh nặng của phương thức kê khai toàn bộ đối với NNT và đại lý thuế, nhiều nước đã sử dụng rộng rãi hệ thống kê khai thuế điện tử đối với tờ khai thuế và báo cáo về khấu trừ tại nguồn. Tại một số nước, theo quy định của luật, một số tổ chức (ví dụ như các chủ lao động lớn, các tổ chức tài chính) phải nộp các báo cáo khấu trừ (và chuyển số tiền khấu trừ của mình) dưới dạng điện tử. Nhằm giảm bớt chi phí tuân thủ, một số đại lý thuế (như Chi lê, Đan Mạch, và Thụy điển) đã kết hợp các thông tin nhận được từ bên thứ ba (đại lý khấu trừ và các tổ chức báo cáo thông tin) với các thông tin khác do cơ quan thuế nắm giữ để lập tờ khai nhằm hỗ trợ cho NNT trước khi điền vào tờ khai (các thông tin được hỗ trợ điền vào tờ khai của NNT là các thông tin đã biết về thu nhập, các khoản chi phí được trừ, các khoản miễn thu...) và việc tính ban đầu số thuế cần phải nộp cho mỗi NNT [20].

- Kê khai hạn chế

Theo phương thức kê khai hạn chế, nhiều cá nhân không phải nộp tờ khai thuế, nhưng thay vào đó bị đánh thuế qua việc khấu trừ tại nguồn thông qua hệ thống khấu trừ tiền lương nhằm làm giảm yêu cầu kê khai đối với các cá nhân có những nguồn thu nhập khác. Các nước như Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Newzealand, Anh đã tiếp cận theo cách này.

Đối với các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do một chủ lao động duy nhất chi trả (thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số lượng NNT TNCN tại nhiều nước) thì chủ lao động sẽ khấu trừ trên cơ sở ước tính được sát nhất nghĩa vụ thuế hàng năm của người làm công phải thực hiện, do đó người lao động không phải nộp tờ khai thuế. Các khoản miễn thu cá nhân và giảm trừ cho người phụ thuộc được quy định trong luật thuế (đôi khi, áp dụng hình thức khoảng 0% đối với những mức thu nhập thấp), hoặc ở mức độ có thể, được tính trực tiếp vào hệ thống khấu trừ lương.

Trường hợp không thể khấu trừ tại nguồn, cơ quan thuế có thể ban hành quy định chỉ phải kê khai đối với những khoản thu nhập vượt quá ngưỡng tối thiểu để tránh việc yêu cầu tất cả người lao động đều phải nộp tờ khai.

Trường hợp phức tạp hơn khi các cá nhân có tiền lương, thu nhập từ hai công việc trở lên. Những đối tượng này có thể yêu cầu giảm trừ cá nhân và gia cảnh lần

26

thứ hai. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách yêu cầu phải nộp tờ khai hoặc yêu cầu cơ quan thuế phải xác nhận tính hợp lệ của việc đề nghị giảm trừ trước khi được chủ lao động chấp nhận.

Bài học quản lý thuế TNCN cho Việt Nam

Từ việc tổng hợp và nghiên cứu những kinh nghiệm áp dụng thuế TNCN trên thế giới, có thể rút ra những bài học để áp dụng vào thực tiễn quản lý thuế TNCN của Việt Nam hiện nay như sau:

Về chính sách thuế Thu nhập cá nhân

- Về xây dựng mô hình đánh thuế

Do trình độ quản lý thuế của Việt Nam chưa cao nên Việt Nam đã lựa chọn hợp lý mô hình đánh thuế hỗn hợp, kết hợp đánh thuế theo nguồn và đánh thuế trên tổng thu nhập. Tuy nhiên cách đánh thuế này đòi hỏi phải quản lý, nắm bắt được từng nguồn thu nhập và xây dựng mức thuế hợp lý cho một số nguồn thu nhập có tính chất đặc thù. Kinh nghiệm các nước chỉ ra rằng, cần nhất quán và kiên trì theo đuổi mô hình đánh thuế, đồng thời hoàn thiện thể chế và quản lý thực hiện tốt mô hình đã chọn.

- Xác định đối tượng nộp thuế TNCN

Nhằm kế thừa các quy định về quản lý thu nhập đối với người có thu nhập cao, khắc phục bất hợp lý của chính sách hiện hành là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam nhưng sống ở nước ngoài vừa phải nộp thuế thu nhập ở Việt Nam vừa phải nộp thuế ở nước sở tại và đảm bảo tính khả thi của Luật thì việc xác định đối tượng nộp thuế cần xoá bỏ tiêu thức quốc tịch. Do vậy, việc kết hợp 2 tiêu thức cư trú và nguồn phát sinh thu nhập để xác định đối tượng nộp thuế TNCN trong Luật thuế TNCN của Việt Nam là phù hợp với thực tiễn quản lý.

- Xác định thu nhập chịu thuế và không chịu thuế TNCN

Học tập kinh nghiệm của đa số quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã vận dụng và tiến hành phân loại các khoản thu nhập chịu thuế TNCN theo nguồn hình thành. Đồng thời, trước đây, chúng ta cũng đã đưa thu nhập từ hoạt động chứng khoán vào diện chịu thuế TNCN.

27

dựa vào các tiêu thức liên quan đến các lý do chính trị, xã hội, tập quán phong tục của người Việt Nam, hiệp định, hiệp ước quốc tế hoặc nhằm mục đích khuyến khích một hoạt động cụ thể... Ngoài ra, Việt Nam còn quy định miễn giảm thuế cho một số loại thu nhập, vừa cho phép miễn giảm một số tiền thuế nhất định dưới hình thức tạm thời chưa thu thuế đối với một số khoản thu nhập đối với một số đối tượng trong những hoàn cảnh nhất định.

Bài học ở đây là, chính sách thuế đối với các hoạt động có thu nhập chịu thuế và không chịu thuế cần dựa trên căn cứ lý thuyết và thực tiễn xác đáng, không được tùy tiện. Chính sách thuế phải ổn định, dễ nhận biết trước được những thay đổi nếu có.

- Xác định khoản giảm trừ gia cảnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng giống như các nước đang phát triển, Việt nam lựa chọn áp dụng hình thức giảm trừ tiêu chuẩn để đảm bảo cho việc tính toán đơn giản, tiết kiệm chi phí hành thu, tạo thuận lợi cho NNT tuân thủ pháp luật và phù hợp với trình độ dân trí còn thấp.

Đồng thời, trên cơ sở chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, trong Chiến lược cải cách thuế, Việt Nam xác định mức giảm trừ căn cứ vào cơ cấu thu nhập/chi tiêu của dân cư. Luật quy định về các khoản giảm trừ gia cảnh với mức khoán bằng tiền cho đối tượng nộp thuế và người phụ thuộc. Bài học từ kinh nghiệm các nước là việc xác định đúng đối tượng người phụ thuộc cần có sự kết hợp quản lý với các cơ quan khác như quản lý hộ tịch.

- Xác định thuế suất và biểu thuế

Kinh nghiệm chung trên thế giới cũng cho thấy với thuế suất hạ xuống và tỷ lệ động viên về thuế giảm ở mức hợp lý sẽ hạn chế trốn, lậu thuế vì người ta ý thức được rằng việc chấp nhận mức thuế thấp có thể chịu đựng được còn hơn bị phạt nếu cơ quan thuế phát hiện gian lận thuế vừa mất danh dự vừa mất số tiền bị phạt lớn hơn. Ở Việt Nam hiện nay áp dụng biểu thuế luỹ tiến đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh với 7 mức thuế suất (5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%).

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 38)