0
Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Lý do chọn đề tài:

Một phần của tài liệu BÀI THU HOẠCH TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH GIAI ĐOẠN 1998 2013 (Trang 31 -32 )

III- Nhận xét chung 1 Ưu điểm

1. Lý do chọn đề tài:

Đảng và Nhà nước ta xem việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ là một trong những nội dung thể hiện bản chất của xã hội mà còn là quy luật hình thành phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Theo đó dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta xây dựng. Từ lâu, Đảng ta rất coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân nên đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ hóa đời sống xã hội đã được Đảng cộng sản Việt Nam xác định là một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm, đặc biệt là dân chủ hóa đời sống xã hội từ cơ sở.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ”. Với ý nghĩa đó, dân là tất cả, bắt đầu từ dân, mọi việc do dân, kết thúc vì dân, dân vừa là điểm xuất phát, vừa là mục tiêu cuối cùng. 82 năm qua, vận dụng những quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Đảng cộng sản Việt Nam đã phát huy dân chủ nhất là dân chủ trong đời sống xã hội.

Chính vì vậy, ngày 18 tháng 2 năm 1998, Bộ chính trị đã ra chỉ thị số 30/CT- TW về “xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở”, tiếp theo để cụ thể hóa Chỉ thị này, Thủ tướng chính phủ ra các nghị định 29/1998/NĐ-CP ngày 7/8/1998/; Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 7/8/1998; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP, ngày 7/7/2003 và các văn bản hướng dẫn về “Ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã”, nhằm phát huy sức sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng cường đoàn kết toàn dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước

mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Qua quá trình triển khai thực hiện

Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực tế đã cho thấy kết quả bước đầu là quan trọng. Tuy vậy, vẫn còn những thiếu sót, yếu kém như: quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực. Tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, mệnh lệnh, tham nhũng, gây phiền hà cho dân vẫn còn khá phổ biến và nghiêm trọng mà chưa đẩy lùi được. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chậm đi vào cuộc sống.

Do vây, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định “Tiếp tục hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nuớc đều vì lợi ích của nhân dân, cán bộ, công chức phái hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân. Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp và quyền làm chủ thông qua các cơ quan đại diện của mình. Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, những hành vi lợi dụng dân chủ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội”.

Quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đặc biệt là thực hiện theo pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã làm chuyển biến đáng kể nhận thức của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể, phát huy được quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Để không ngừng tăng cường việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và góp phần xem xét, đánh giá vấn đề một cách khách quan, khoa học, việc đi sâu nghiên cứu, tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện ở địa phương có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Một phần của tài liệu BÀI THU HOẠCH TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH GIAI ĐOẠN 1998 2013 (Trang 31 -32 )

×