I. Giới thiệu ngôn ngữ
4. Tóm tắt ngôn ngữ
4.1 Biến: Được dùng để lưu tạm thời nnhững giá trị tính toàn trong quá trình xử lý
chương trình.
• Cách khai báo: Dim <tên biến> As <kiểu biến>
Có thể không cần khai báo kiểu biến. Lúc này biến sẽ có kiểu Variant.
• Quy tắc đặt tên biến:
- Tên biến có chiều dài tối đa 255 ký tự - Phải bắt đầu bằng một chữ cái
- Không đặt các khoảng trống và các ký hiệu (+, -...) trong tên biến - Không được trùng với từ khoá của ngôn ngữ
- Tránh đặt tên trùng nhau
- Nên khai báo biến trước khi dùng
• Phạm vi sử dụng biến: Tuỳ thuộc vào cách bạn khai báo và chỗ bạn đặt dòng lệnh khai báo biến.
- Nếu bạn khai báo trong phần General, biến có thể được dùng ở bất kỳ đoạn lệnh nào trong form và cũng chỉ mất đi khi nào form được giải phóng khỏi bộ nhớ.
- Nếu bạn khai báo giữa dòng Sub và End Sub của mã lệnh thì biến chỉ tồn tại và dùng được trong phạm vi hai dòng đó mà thôi. Biến như vậy gọi là biến
riêng hay biến nội bộ (local). Khi kết thúc công việc xử lý này biến cũng sẽ
mất và giá trị của nó cũng không còn nữa.
- Nếu bạn dùng từ khoá Public thay cho Dim để khai báo biến, biến sẽ tồn tại trong suốt thời gian thực hiện chương trình và có thể sử dung trong bất kỳ đoạn lệnh nào trong chương trình. Biến như vậy được gọi là biến chung hay biến
toàn cục (global).
- Bạn có thể dùng từ khoá Private để khai báo các biến riêng như Dim. Có thể dung từ khoá Static thay cho Dim nếu bạn muốn sử dụng lại đoạn lệnh mà biến vẫn còn giữ lại giá trị của lầ thực hiện trước.