áp dụng theo đúng quy định. Tuy nhiên, do Công ty hoạt động trên địa bàn cách xa nhau mà công tác kế toán lại tập trung ở một nơi nên việc kiểm tra là rất khó khăn, thông tin được cập nhật hàng ngày là chưa đầy đủ, vì vậy việc luân chuyển chứng từ còn chậm trễ. Nhiều khi chứng từ ở các xí nghiệp được luân chuyển dồn dập vào cuối niên độ hoặc cuối quý, một cách không hợp lý .
Công tác kế toán NVL ở công ty được tiến hành dựa trên căn cứ khoa học và đặc điểm tình hình thực tế của công ty và có sự vận dụng sáng tạo chế độ kế toán hiện hành. Do đặc điểm kế toán NVL của Công ty đa dạng và phong phú về chủng loại, các nghiệp vụ xuất – nhập diễn ra thường xuyên.
Bản than công ty luôn phải tự tìm ra nguồn vốn sản xuất, tự mình tìm ra các nguồn NVL để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đồng thời là một công ty nhạy bén với sự thay đổi và sự cạnh tranh trên thị trường. Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu mà Công ty đề ra là phải tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Công ty luôn phải thi công các công trình ở xa vì vậy kho bãi cất trữ và bảo quản VNL thường không bảo đảm yêu cầu, vì vậy rất khó quản lý và bảo vệ NVL.
Công ty đã thực hiện lập sổ danh điểm vật tư trong công tác quản lý NVL 3.1.2. Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CPXD Tiến Đạt
3.1.2.1. Những mặt đạt được
Đối với công tác tổ chức chứng từ: Quá trình luân chuyển chứng từ và ghi sổ giữa các bộ phận được diễn ra nhịp nhàng, đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian. Sự phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng dựa trên năng lực, khả năng cụ thể của từng người.Không chồng chéo giữa các khâu công việc đã giúp cho công tác kế toán ở Công ty được thực hiện đảm bảo hợp lý. Kế toán đảm bảo việc Nhập, Xuất NVL một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Công tác kế toán NVL ở Công ty được tổ chức khá chặt chẽ, khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý. Hiện nay, Công ty đang hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu theo dõi thường xuyên tình hình biến động của vật tư.
Quá trình mua NVL đựoc theo dõi chi tiết đến từng người bán là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, mua bán NVL, đồng thời đảm bảo cho quá trình SXKD được diễn ra liên tục.
Hàng tháng, kế toán hạch toán chi phí NVL vào đúng đối tượng chịu chi phí một cách chính xác kịp thời để tính giá thành sản phẩm cho hàng sản xuất,sửa chữa từ đó giúp cho việc xác định được KQKD của công ty
Đối với hệ thống tổ chức kho: Các kho được sắp xếp một cách hợp lý, phù hợp với việc nhập kho, bảo quản NVL nâng cao chất lượng sản phẩm và thuận tiện cho việc hạch toán, từ đó có thể cung cấp đầy đủ kịp thời tình hình vật tư, giúp quản lý tốt vật tư cũng như tình hình sản xuất của công ty.
Về công tác kế toán NVL: công ty đã chia NVL theo kho nhóm, loại, và từng loại vật tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý vật tư được chặt chẽ và hạch toán được chính xác. Kế toán đã thực hiện việc đối chiếu chặt chẽ giữa sổ kế toán với kho vật tư để đảm bảo tính cân đối giữa chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị.
Việc sử dụng VT nhìn chung được tổ chức một cách quy mô và thống nhất. Kế toán vật tư đã theo dõi, phản ánh một cách đầy đủ kịp thời tình hình Nhập, Xuất, Tồn vật tư và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản lý.
3.1.2.2. Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên Công ty còn có một số hạn chế cần thiết phải cải tiến và hoàn thiện để nâng cao hiệu quả sử dụng NVL tại công ty.
Về mặt quản lý
- Chưa xây dựng được hệ thống định mức vật tư của công ty một cách cụ thể, chi tiết cho từng loại vật tư. Chưa có được định mức dự trữ, trong khi đó giá cả thị trường luôn biến động, làm ảnh hưởng đến giá thành.
- Tại công ty sử dụng khối lượng NVL cung cấp cho quá trình SX,sửa chữa lớn nhưng công tác kiểm kê tiến hành không được chặt chẽ. Chỉ kiểm kê 1 lần trong năm sẽ không kiểm soát được lượng tồn kho, hư hỏng, hao hụt.... trong mỗi lần Nhập, Xuất kho.
Về mặt hạch toán NVL:
- Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. NVL trong kho thường 50
mô SX khi đó sẽ không chủ động được tài chính khi xảy ra biến động giá cả.
- Công ty đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL. Phương pháp này đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, nhưng chủng loại vật tư của công ty nhiều, việc nhập xuất thường xuyên, do đó khối lượng ghi chép quá lớn, trong khi đó việc kiểm tra của công ty lại không thường mà chủ yếu vào cuối tháng do đó hạn chế chức năng kiểm tra của KT. Hơn nữa, việc sử dụng phương pháp này còn tạo nên sự ghi chép trùng lặp về chỉ tiêu số lượng giữa phòng KT và thủ kho.
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CPXD TIẾN ĐẠT KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CPXD TIẾN ĐẠT
Việc nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán NVL ở công ty là một vấn đề hết sức cần thiết cần thực hiện đúng các nguyên tắc, chế độ, quy định mà nhà nước ban hành. Từ thực tiễn và lý luận học tập, trong thời gian thực tập em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán NVL ở công ty CPXD Tiến Đạt như sau:
- Lập kế hoạch dự trữ NVL: Giá cả thị trường không phải lúc nào cũng ổn định, do đó dẫn đến khách hàng thường xuyên không đáp ứng đúng theo yêu cầu thoả thuận, dẫn đến tình trạng ảnh hưởng không tốt đến tiến trình sản xuất. Hơn nữa thị trường luôn biến động nên khâu cung cấp NVL không phải lúc nào cũng thuận lợi. Công ty thường không dự trữ nhiều NVL (là công ty SX,SC nên NVL là phổ biến), do vậy Công ty cần lập kế hoạch dự trữ vật tư một cách khoa học hợp lý để tránh tình trạng bị gián đoạn trong khâu cung cấp vật tư và không xảy ra tình trạng ứ đọng vốn. Công ty có thể ký kết các hợp đồng dài hạn đối với các bạn hàng cung cấp. Công ty nên tính toán và xác định số NVL cần thiết để phục vụ quá trình sản xuất thông qua kế hoạch sản xuất của công ty. Từ đó xây dựng kế hoạch tìm nguồn cung cấp NVL. Đây là khâu quan trọng thiết yếu đảm bảo cho tiến trình sản xuất, sửa chữa được liên tục và đảm bảo kịp thời.
- Công ty nên tiến hành kiểm kê vật tư định kỳ sau kỳ sản xuất sẽ đảm bảo cho công tác quản lý vật tư được chặt chẽ hơn trong việc sử dụng cũng như quá trình thu mua của công ty.
- Về lâu dài khi mở rộng sản xuất thì công ty nên sớm hình thành công tác lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vì giá cả thị trường ngày càng khó kiểm soát.
- Quản lý chặt chẽ công tác tận thu phế liệu, cần theo dõi tình hình nhập, xuất phế liệu thu hồi qua sổ sách kế toán. Công ty cần phải quản lý chặt chẽ công tác tận thu phế liệu, hạn chế tối đa lượng phế phẩm trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả SXKD đồng thời tránh thiệt hại mất mát không đáng cho Công ty.
KẾT LUẬN
NVL là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất của Công ty CPXD Tiến Đạt. Chi phí NVL chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm của công ty. Vì vậy công tác quản lý và kế toán NVL là một nội dung quan trọng trong công tác quản lí, nếu quản lí tốt sẽ góp phần tiết kiệm chi phí vật liệu, sử dụng hợp lí và có hiệu quả NVL, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty.
Công tác quản lí, kế toán NVL là công tác lớn và phức tạp, không phải chỉ một sớm, một chiều là giải quyết được ngay. Trong thời gian thực tập tại Công ty CPXD Tiến Đạt, em đã đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán kế toán NVL. Đợt thực tập đã giúp em nhận thức rõ ràng hơn về công tác hạch toán NVL tại Công ty. Tuy nhiên, do thời gian thực tập chưa lâu và kiến thức còn hạn chế nên dù đã có nhiều cố gắng chuyên đề thực tập của em vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các anh, chị phòng tài chính kế toán Công ty CPXD Tiến Đạt để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo và các anh, chị phòng tài chính kế toán của Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trần Thu Huyền
SINH VIÊN THỰC TẬP
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính (2011), Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 1), NXB Thống kê.
2. Bộ tài chính (2011), Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 2), NXB Thống kê. 3. Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2010), Giáo trình kế toán tài chính, NXB Tài
chính.
4. Hồ Mỹ Hạnh (2011), Giáo trình tổ chức hạch toán kế toán, NXB Thống kê. 5. Quyết định số 15/2006- QĐ- BTC.
6. Một số luận văn, báo cáo thực tập khóa trước. 7. Một số tài liệu do phòng kế hoạch công ty cung cấp.