4. Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện:
4.5. Một số việc cần làm giúp học sinh khắc sâu kiến thức lịch sử:
4.5.1. Sau mỗi giai đoạn lịch sử giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự hệ thống lại những kiến thức đã học:
Đây là một việc làm rất quan trọng, bởi vì học sinh có nắm được kiến thức là những sự kiện lịch sử tiêu biểu có hệ thống thì mới có thể khắc sâu hơn các kiến thức lịch sử, bước đầu các em biết hệ thống lại các sự kiện tiêu biểu ở mỗi giai đoạn lịch sử, hiệu quả dạy học mới được nâng lên.
Khi học xong phần lịch sử giai đoạn: “Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)” giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hệ thống lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu như: Nước Văn Lang ra đời; Sau nước Văn Lang là nước Âu Lạc; Năm 179 TCN Triệu Đà chiếm nước Âu Lạc; Hoặc sau khi học xong giai đoạn lịch sử: “Nước Đại Việt thời Trần (Từ năm 1226 đến năm 1400)”, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hệ thống lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu như: Những chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp của nhà Trần; Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên….
4.5.2. Lập góc học tập về lịch sử, thư viện lớp học tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu về lịch sử của dân tộc.
Trong năm học, khi dạy học phân môn Lịch sử, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh trong lớp lập góc học tập về lịch sử và tạo ra góc thư viện lớp học.
Việc tạo lập góc lịch sử lớp học không hề tốn kém nhưng mang lại hiệu quả tốt. Đầu năm hoc, giáo viên phát động học sinh sưu tầm tư liệu: tranh, ảnh lịch sử liên quan đến các bài lịch sử trong chương trình lớp 4. (tư liệu, tranh ảnh do giáo viên và học sinh cùng sưu tầm). Nhờ có góc lịch sử, học sinh có tư liệu tham khảo kịp thời sẽ nắm vững hơn những sự kiện, nhân vật lịch sử đã học một cách tự nhiên không cần phải học thuộc lòng những sự kiện, những mốc thời gian khô khan, khó nhớ (góc lịch sử lớp học giống như một bảo tàng lịch sử nhỏ của lớp). Khi tổ chức, hướng dẫn học sinh trình bày tranh ảnh, tư liệu lịch sử, giáo viên cũng cần giúp học sinh trình bày các tranh ảnh, tư liệu lịch sử theo một thứ tự, hệ thống theo các mốc thời gian lịch sử cho dễ sử dụng. Giáo viên cần chọn lựa những tranh ảnh minh họa các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong mỗi giai đoạn lịch sử.
4.5.3. Liên hệ kiến thức của bài học với thực tế.
Điều quan trọng trong dạy học lịch sử là phải gắn kiến thức lịch sử với đời sống thực tế. Học sinh phải biết được các địa danh lịch sử, các nhân vật lịch sử là có thật trên đất nước và địa phương minh.
Giáo viên có thể liên hệ với những địa danh có thật. Nếu địa phương có địa danh mang tên các nhân vật lịch sử thì giáo viên cần liên hệ để khắc sâu cho học sinh. Ví dụ như khi dạy bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Giáo viên hỏi: Ở địa phương chúng ta, em có biết một con đường, trường học nào mang tên người chỉ huy tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên ? (Trường THCS Trần Hưng Đạo)
Khi học bài: “Hai Bà Trưng, chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” Giáo viên liên hệ bằng cách tổ chức thi kể tên những con đường, những trường học mang tên Bà Trưng, Ngô Quyên, để khi nhắc đến các em sẽ nhớ đến sự kiện, nhân vật lịch sử này. Hoặc trong bài Văn học và khoa học thời Hậu Lê, giáo viên liên hệ tại sao thi học sinh giỏi toán lại được đặt tên là thi giải toán Lương Thế Vinh. Các em sẽ dựa vào nội dung bài nhận biết vì Lương Thế Vinh là tác giả của cuốn Đại thành toán pháp (một công trình khoa học tiêu biểu về toán học thời Hậu Lê), hoặc giới thiệu thêm tác phẩm bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi. Vì bài thơ này các em cũng sẽ được trong chương trình tiểu học. Do đó qua cách giới thiệu này, các em cảm nhận sự kiện, nhân vật lịch sử là hoàn toàn có thật, gần gũi với đời sống.
Như vậy, việc liên hệ bài học với thực tế, giáo viên sẽ truyền được tình cảm yêu nước, lòng tự hào về lịch sử dân tộc đến học sinh. Học sinh sẽ có động lực học tập, yêu thích môn học hơn. Đó cũng là cái đích cao nhất của việc dạy học lịch sử.
1. Kết quả đạt được.
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp, giải pháp của sáng kiến vào thực tế giảng dạy phân môn Lịch sử trường, tôi thu nhận được kết quả bước đầu như sau:
+ Học sinh yêu thích học môn Lịch sử, chú tâm vào học bài hơn, học sinh tích cực học, thích tìm hiểu về lịch sử, không khí tiết học sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động.
+ Hầu hết các em có kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, biết dựa vào lược đồ để kể lại đúng, sơ lược diễn biến của các trận đánh, các cuộc tiến công, phục kích.
+ Học sinh có kĩ năng quan sát, ghi nhớ thông tin nhanh, trình kiến thức học tập một cách lưu loát, rõ ràng.
+ Học sinh các lớp tôi dạy được triển khai áp dụng sáng kiến đạt kết quả khảo sát cao hơn hẳn học sinh các lớp tôi dạy chưa được triển khai. Cụ thể bài kiểm tra cuối kì I năm học 2013-2014 đạt: 88,6%, bài kiểm tra cuối kì I năm học 2014-2015 đạt: 98,5%, đặc biệt số học sinh đạt điểm 9, điểm 10 nhiều hơn hẳn.
6.Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
Sáng kiến được công nhận, được triển khai sẽ giúp giáo viên dạy học tốt môn Lịch sử lớp 4, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, giáo dục kĩ năng sống và nhân cách học sinh cần các điều kiện:
- Đối với giáo viên: Đối xử công bằng với môn học, không được xem đó là môn phụ, không quan trọng; Luôn tìm tòi nghiên cứu các kiến thức lịch sử liên quan, bám sát mục tiêu của từng bài, lựa chọn phương pháp và hình thức phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy, hướng dẫn học sinh học tập, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tư vấn với phụ huynh học sinh,….phải làm sao truyền được lòng say mê học lịch sử cho các em cũng như niềm tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc.
- Đối với nhà trường: Ban giám hiệu cho phép triển khai chuyên đề Lịch sử với các biện pháp, giải pháp sáng kiến đã đề ra và giám sát, hướng dẫn tổ chức việc thực hiện nghiêm túc chuyên đề đã triển khai. Hàng năm cần duy trì tốt việc tổ chức cuộc thi “Dân ta phải biết sử ta” theo hình thức “rung chuông vàng” để kích thích việc dạy học tốt môn Lịch sử trong nhà trường.
- Về cơ sở vật chất nhà trường: Cần có trang bị nhiều máy chiếu đa năng (ít nhất 1 máy/1 khối). Đây là một điều kiện rất quan trọng giúp giáo viên truyền tải lượng thông tin về lịch sử phong phú nhất đến học sinh, giúp các em ghi nhớ kiến thức lịch sử nhanh nhất, nhẹ nhàng và hiệu quả nhất.
- Mỗi gia đình học sinh: luôn quan tâm đến việc dạy lịch sử cho con em bằng cách có thể kể những câu chuyện lịch sử liên quan, hoặc thay vì mua truyện tranh nước ngoài thì mua những quyển truyện lịch sử dành cho thiếu nhi để bổ trợ thêm về kiến thức lịch sử cho con em.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận.
- Đánh giá thực trạng: Ban giám hiệu nhà trường rất coi trọng tổ chức các lớp học tập nâng cao chuyên môn cho giáo viên, triển khai chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy như: chuyên đề giáo án điện tử, chuyên đề dạy học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng. Tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Trường đã trang bị máy chiếu, máy tính, kết nối Internet đến các phòng chức năng… nhằm phục vụ cho việc giảng dạy bằng giáo án điện tử. Ngoài ra, thư viện trường có khá nhiều sách lịch sử, truyện lịch sử phục vụ cho môn học. Bản thân giáo viên luôn tích cực trau dồi kiến thức, luôn rèn kĩ năng nghiệp vụ, nhiệt tình trong tự học, có ý thức làm việc nghiêm túc, chịu khó tìm tòi học hỏi từ Internet, tích góp các kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp, yêu thích tìm hiểu về lịch sử Việt Nam. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu học tập. Đây là điều kiện tốt giúp tôi triển khai, áp dụng các biện pháp, giải pháp của sáng kiến vào thực tế giảng dạy. Tuy nhiên, do môn Lịch sử lớp 4 là môn học mới mẻ đối với học sinh nên học sinh còn chưa quen với cách học. Nên việc tiếp thu kiến thức lịch sử của các em chắc chắn còn nhiều hạn chế, bởi vậy rất cần có thời gian để hoàn thiện dần các giải pháp, biện pháp của sáng kiến.
- Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện: Soạn giảng bám sát mục tiêu bài dạy, bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng môn học Lịch sử; Các bài giảng bước đầu linh hoạt, sáng tạo mở rộng với học sinh năng khiếu. Đã tạo được không khí học tập thoải mái, hòa đồng, hấp dẫn với học sinh. Tổ chức hoạt động giúp học sinh tìm hiểu kiến thức qua việc khai thác kênh hình, đọc hiểu thông tin trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, về biện pháp ứng dụng CNTT vào giảng dạy Lịch sử còn nhiều hạn chế do các lớp 4 của trường tôi còn phân tán ở 3 khu khác nhau không thể đáp ứng được yêu cầu này. Biện pháp lập góc học tập về lịch sử, thư viện lớp học đã tạo điều kiện cho học sinh cơ hội tìm hiểu về lịch sử của dân tộc… Tuy nhiên tôi chưa thực hiện được theo sáng kiến đề ra mà chỉ thực hiện qua tủ thư viện lưu động. Giáo viên cho học sinh tham khảo thêm tư liệu lịch sử mà thư viện nhà trường có ngoài giờ học.
- Kết quả áp dụng các biện pháp, giải pháp: Khi áp dụng những biện pháp, giải pháp trên vào việc giảng dạy phân môn Lịch sử tôi thu nhận được kết quả như sau: Học sinh yêu thích học môn Lịch sử, thích tìm hiểu về lịch sử, không khí tiết học sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động. Hầu hết các em có kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, biết dựa vào lược đồ để thuật lại diễn biến các cuộc khởi nghĩa, chiến đấu. Khi học xong bài, học sinh có kĩ năng quan sát, ghi nhớ thông tin chính xác, biết trình bày kiến thức học tập một cách lưu loát. Học sinh được triển khai áp dụng sáng kiến đạt kết quả khảo sát cao hơn học sinh chưa được triển khai. Cụ thể là:
Bài kiểm tra Lịch sử cuối học kì I năm học 2013-2014 (khi chưa triển khai thực nghiệm) đạt: 90,5%.
Bài kiểm tra Lịch sử cuối học kì I năm học 2014-2015 (khi triển khai thực nghiệm) đạt: 98,6%, đặc biệt số học sinh đạt điểm 9, điểm 10 môn Lịch sử cao hơn hẳn học kì I năm học trước.
2.Khuyến nghị:
Bậc tiểu học bậc học nền tảng, môn Lịch sử trong nhà trường có tầm quan trọng trong việc giúp học sinh phát triển toàn diện về kiến thức, kĩ năng sống cũng như phẩm chất nhân cách theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Để từng bước nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, thay đổi tình trạng “hổng” kiến thức lịch sử của học sinh, chúng ta cần có quan niệm đúng đắn về vị trí của môn học, kết hợp từ nhà trường với gia đình và toàn xã hội nhằm từng bước nâng cao chất lượng môn học, đào tạo ra một thế hệ trẻ có kiến thức toàn diện, có sự hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc, truyền thống của dân tộc mình. Bởi vậy Ban giám hiệu cần có giải pháp khuyến khích giáo viên coi trọng, chú tâm hơn đến việc giảng dạy nâng chất lượng giáo dục phân môn Lịch sử.
Đối với giáo viên, khi tổ chức thi đua giữa các nhóm là tránh tạo tâm lí ganh đua giữa các nhóm một cách quá mức mà phải làm sao nhóm không giành được điểm cao cảm thấy mình phải cố gắng nhiều hơn chứ không ganh ghét, ngược lại nhóm thắng cuộc cũng không tự cao. Bởi vậy sau khi thi đua học sinh giữa các nhóm, giáo viên cần sáng tạo trong việc khuyến khích động viên, khen ngợi tất cả các học
sinh. Giáo viên có nhiều cách tạo hứng thú cho học sinh nhưng giáo viên cũng cần phải luôn nhớ rằng, dù tổ chức theo bất kì hình thức và phương pháp nào thì mục đích cuối cùng đều phải giúp học sinh phấn đấu hoàn thành được kiến thức, kĩ năng và thái độ với môn học. Ngày nay việc tìm kiếm tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ trên Internet không khó khăn gì nhưng trước khi tìm thêm những tranh ảnh nữa ngoài sách giáo khoa để bổ trợ thêm kiến thức, giáo viên cần sử dụng khai thác triệt để hết những ý đồ của kênh hình trong sách giáo khoa do Bộ giáo dục phát hành. Khi lập thư viện lớp học giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách giữ gìn sách cũng như sắp xếp ngăn nắp và khuyến khích học sinh đọc sách.
Trên đây là sáng kiến nhỏ để dạy học tốt môn Lịch sử lớp 4 mà tôi đã đúc rút được trong quá trình giáo dục và giảng dạy. Tôi xin trình bày cùng quý thầy giáo, cô giáo đồng nghiệp. Rất mong nhận được sự đóng góp chia sẻ của Ban giám khảo và quý thầy giáo, cô giáo đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện.
Xin trân thành cảm ơn!
…………, ngày 12 tháng 2 năm 2015
Tác giả
MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN: ………
TÓM TẮT SÁNG
KIẾN: ... ...
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến……………… ………
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: ………
3. Nội dung sáng kiến:
……… …………
MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
……… ………..
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến ………
2. Cơ sở lý luận của vấn đề: ………..
3. Thực trạng của vấn đề:
……… …
4. Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện: ………
4.1. Một số kiến thức giáo viên cần biết và tìm hiểu:
2 3 3 4 4 5 5 6 6 6 6 1 1 1 6 2 0 2 1 2 2 2 3 2
………..
4.2.Tạo không khí học tập thoải mái, hòa đồng, hấp dẫn: ………
4. 3. Tổ chức hoạt động giúp học sinh tiếp thu kiến thức qua việc khai thác kênh hình và thông tin trong sách giáo khoa: ………..
4.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: …………..
4.5. Một số việc cần làm giúp học sinh khắc sâu kiến thức lịch sử: ……. .
5.Kết quả đạt được: ………. ………..
6.Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng: ... KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận: ……… ……… 2.Khuyến nghị: ……… ……… 3 2 5 2 5