Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy:

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TUYỂN TẬP ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ CÁC BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HỌC CÓ ĐÁP ÁN MÔN KHOA SỬ ĐỊA LỚP 4 MỚI NHẤT CẤP TIỂU HỌC. (Trang 27 - 30)

4. Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện:

4.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy:

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Việc tái hiện lại lịch sử gần như nó đã từng tồn tại là một việc rất khó khăn, nếu giáo viên sử dụng tư liệu như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, phim,…vào việc giảng dạy sẽ góp phần rất lớn giúp học sinh có thể tái hiện được sự

kiện lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại. Bộ đồ dùng môn Lịch sử lớp 4 của Bộ Giáo dục ban hành đã cũ, thiếu rất nhiều, một số tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ trong sách giáo khoa tuy có nhiều nhưng chưa đầy đủ nên giáo viên cần phải sưu tầm thêm trên Internet. Để làm cho bài giảng lịch sử được phong phú, sinh động, hấp dẫn học sinh tiếp thu kiến thức, kĩ năng môn lịch sử một cách nhẹ nhàng, giáo viên cần phải ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tìm tư liệu và thiết kế bài giảng. Giáo viên sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế các bài giảng trên máy tính. Những bài giảng lịch sử vừa phong phú tư liệu vừa tạo hứng thú cho học sinh, lại đảm bảo thời gian tiết học, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên sử dụng các phương pháp, các hình thức dạy học tích cực,… Cách này tiết kiệm được nhiều kinh phí làm đồ dùng dạy học thủ công như trước đây.

Chẳng hạn khi dạy bài Trường học thời Hậu Lê sách giáo khoa Lịch sử & Địalí trang 48, tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp tư liệu phong phú cho học sinh như sau: Ảnh chụp Quốc Tử Giám; tranh vẽ về cách dạy học và thi cử của nhà Hậu Lê, tranh vẽ lễ vinh quy bái tổ (lễ đón rước người đỗ cao về làng). Nhờ sử dụng phần mềm PowerPoint nên giáo viên cũng không phải in tranh làm tốn kém tiền của, sử dụng hình ảnh linh hoạt, nhanh chóng có chất lượng. Lúc học sinh quan sát các tranh ảnh này, giáo viên chẳng cần thuyết giảng bằng lời nói nhiều nhưng học sinh vẫn hình dung được rõ nét về giáo dục và chế độ đào tạo dưới thời nhà Hậu Lê.

Khi giảng dạy bài “Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)”, tôi đã sử dụng một số hiệu ứng trên lược đồ vào những đường hành quân và các mũi tiến quân của quân Tây Sơn gồm có 5 mũi tiến công quân Thanh ở Thăng Long, mũi quân ta chặn đường rút lui của quân địch và đường quân Thanh rút chạy…Bằng những hiệu ứng như vậy học sinh hiểu bài lịch sử nhanh và dễ dàng, các em kể lại được diễn biến cuộc tiến công của vua Quang Trung rất sinh động.

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp hỗ trợ giúp tái hiện lịch sử lại thuận lợi cho giáo viên cần cập nhật những thông tin, tư liệu mới, hấp dẫn, gần với bài. Dạy bài lịch sử: “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long” tôi cung cấp thêm một số tranh ảnh về kỉ niệm một nghìn năm Thăng Long –Hà Nội (tổ chức năm 2010) và một số hình ảnh đẹp, hiện đại của thủ đô Hà Nội ngày nay.

Cũng nhờ có công nghệ thông tin, tôi có thể tổ chức thi “Rung chuông vàng” củng cố kiến thức cuối mỗi tiết dạy, trong những tiết học ôn tập lịch sử bằng cách xây dựng một hệ thống câu hỏi trên phần mềm trình diễn PowerPoint hấp dẫn và lôi cuốn học sinh học bài hiệu quả.

Có thể nói: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy học phân môn Lịch sử là một biện pháp cần thiết, hiệu quả về mặt cung cấp tư liệu, thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TUYỂN TẬP ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ CÁC BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HỌC CÓ ĐÁP ÁN MÔN KHOA SỬ ĐỊA LỚP 4 MỚI NHẤT CẤP TIỂU HỌC. (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w