Xác định một số triệu chứng lâm sàng, bệnh tích của lợn mắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm trứng giun tròn Oesophagostomum SPP., triệu chứng bệnh, bệnh tích của lợn mắc bệnh tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và dùng thuốc điều trị (Trang 44)

Oesophagostomosis ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

4.4.1. Triu chng lâm sàng ca ln nhim Oesophagostomum ti huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên

Để xác định triệu chứng lâm sàng bệnh Oesophagostomum spp. ở lợn chúng tôi tiến hành quan sát, theo dõi biểu hiện của những lợn bị bệnh

Oesophagostomum spp., kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn nhiễm Oesophagostomum spp. có biểu hiện lâm sàng

Địa phương (xã) Số lợn nhiễm (con) Số lợn có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) Triệu chứng chủ yếu

Hà Châu 21 4 19,04 - Lợn ỉa chảy kéo dài, phân có lẫn chất nhầy hoặc có máu.

- Lợn gầy yếu, da khô, lông xù. Nga My 38 5 13,15 Đào Xá 35 4 11,42 Xuân Phương 20 2 10,00 Tính chung 114 19 16,66 Bảng 4.7 cho thấy:

Theo dõi 114 lợn nhiễm Oesophagostomum ở các địa phương có 19 lợn có triệu chứng lâm sàng, chiếm tỷ lệ 16,66%. Trong đó, xã Hà Châu có 4/21 lợn có triệu chứng lâm sàng chiếm tỷ lệ (19,04%) cao nhất, tiếp đó là xã Nga My (13,15%) ; Đào Xá (11,42%); thấp nhất là xã Xuân Phương với tỷ lệ (10,00%).

Qua xét nghiệm chúng tôi thấy, triệu chứng lâm sàng thấy rõ ở những lợn nhiễm giun Oesophagostomum với cường độ nặng. Ngoài ra một số lợn

nhiễm ở cường độ trung bình cũng thấy thể hiện triệu chứng lâm sàng. Mức độ biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn bệnh có sự khác nhau. Triệu chứng lâm sàng chung của những lợn bị mắc bệnh giun Oesophagostomum là: Lợn gầy, lông xù, rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng này cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác. Nếu chỉ căn cứ vào biểu hiện lâm sàng thì việc chuẩn đoán sẽ gặp khó khăn và thiếu chính xác.

Vì vậy, trong chẩn đoán cần kết hợp theo dõi triệu chứng lâm sàng với tìm hiểu đặc điểm dịch tế của bệnh, việc kiểm tra phân và mổ khám lợn tìm

giun Oesophagostomum ký sinh là phương pháp chẩn đoán chính xác hơn cả.

4.4.2. Bnh tích đại th ca Oesophagostomosis ln trên thc địa

Để xác định tác động của giun kết hạt đối với cơ quan tiêu hóa, chúng tôi đã quan sát bệnh tích đại thể 8 lợn nhiễm giun kết hạt ở cường độ nặng và rất nặng. Kết quả được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.8: Bệnh tích đại thể của Oesophagostomosis ở lợn trên thực địa Số lợn mổ khám (con) Biểu hiện bệnh tích Số giun Oesophagostomum spp./ln (con)

2 - Có nhiều u kén nhỏ bằng đầu đinh ghim hay hạt đậu

ở thành ruột già.

- Có giun Oesophagostomum spp. trong xoang rut

140

130

3 - Có nhiều u kén nhỏ bằng đầu đinh ghim hay hạt đậu

ở thành ruột già.

- Niêm mạc ruột già sung huyết, xuất huyết

- Có giun Oesophagostomum spp. trong xoang rut

125

213 115

1 - Niêm mạc ruột già lợn có u kén nhỏ

- Kết tràng bị viêm có mủ

- Xoang ruột có Oesophagostomum spp. trưởng thành.

95

2 - Có u kén bị hoại tử, bên trong có mủ. - Kết tràng bị viêm

- Xoang rut có Oesophagostomum spp. trưởng thành

165 305

Qua bảng 4.8. cho thấy:

- Ở những lợn có số lượng giun kết hạt ký sinh từ 95 – 130 giun/ lợn và 140 – 165 giun/ lợn, qua quan sát, chúng tôi thấy trên thành ruột già có nhiều u kén, trong xoang ruột có giun kết hạt trưởng thành ký sinh.

- Ở những lợn có số lượng giun kết hạt ký sinh từ 215 – 305 giun/ lợn, chúng tôi thấy: trên thành ruột già có nhiều u kén, bề mặt niêm mạc ruột có dịch nhầy và bị xuất huyết nhẹ, trong xoang ruột có nhiều giun kết hạt trưởng thành ký sinh.

4.5. Xác định hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy giun tròn

Oesophagostomum spp. cho lợn

Bảng 4.9. Hiệu lực của thuốc tẩy giun Oesophagostomum cho lợn

Thuốc sử dụng/ liều lượng

Trước khi tẩy Sau tẩy 15 ngày Hiệu lực tẩy

Số lợn nhiễm (con) Cường độ ( x m X± ) (trứng/ g phân) Số lợn nhiễm (con) Cường độ ( x m X± ) (trứng/ g phân) Số lợn sạch trứng (con) Hiệu lực tẩy (%) Levamisol (7,5mg/kg TT) 7 1004,33 ± 71,4 1 90,00 6 85,71 Hanmectin - 25 (0,2mg/kg TT) 6 1016,83 ± 53,3 0 0 6 100 Tính chung 13 1010,58 ± 62.35 1 45 ± 63,64 12 92,30

Kết quả bảng 4.9 cho thấy:

Thuốc Levamisol (7,5mg/kg TT) điều trị cho 7 lợn nhiễm giun

Oesophagostomum với cường độ nhiễm trung bình là 1004,33 ± 71,4 trứng/gam phân. Sau 15 ngày dùng thuốc, kiểm tra thấy 6 lợn không còn trứng giun Oesophagostomum, 1 lợn còn trứng trong phân nhưng số lượng giảm xuống chỉ còn 90 trứng/gam phân. Hiệu lực tẩy của thuốc đạt 85,71%.

Thuốc Hanmectin - 25 (0,2mg/kgTT) điều trị cho 6 lợn nhiễm giun

Oesophagostomum với cường độ trung bình là 1016,83 ± 53,3 trứng/ gam phân, sau 15 ngày dùng thuốc, kiểm tra thấy 6 lợn không còn trứng giun

Oesophagostomum. Hiệu lực tẩy của thuốc đạt 100%.

Từ kết quả thử nghiệm 2 loại thuốc tẩy giun Oesophagostomum cho lợn ở trên cho phép chúng tôi sơ bộ đánh giá: cả 2 loại thuốc trên đều có tác dụng tẩy giun Oesophagostomum cho lợn. Tuy nhiên, nên dùng Hanmectin – 25 để đạt hiệu quả tốt hơn.

Để đánh giá mức độ an toàn của thuốc đối với lợn, chúng tôi theo dõi các biểu hiện của lợn trước và sau khi cho 13 lợn dùng thuốc. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.10.Độ an toàn của thuốc tẩy giun Oesophagostomum cho lợn trên thực địa

Thuốc Số lợn dùng thuốc (con) An toàn Phản ứng Số lợn (con) Tỷ lệ (%) Số lợn (con) Tỷ lệ (%) Levamisol (7,5mg/kgTT) 7 7 100 0 0 Hanmectin - 25 (0,2mg/kgTT) 6 6 100 0 0

Qua bảng 4.10. cho thấy:

Hầu hết lợn sau khi dùng 2 loại thuốc trên vẫn ăn uống, đi lại bình thường, không có phản ứng nôn mửa, run rẩy, không có phản ứng phụ khác. Vì vậy chúng tôi nhận xét rằng: cả 2 loại thuốc an toàn 100% đối với lợn dùng thuốc.

Qua kết quả thử nghiệm 2 phác đồ điều trị bệnh giun Oesophagostomum cho lợn, chúng tôi nhận xét về hiệu lực tẩy của 2 loại thuốc này như sau: cả 2 loại thuốc Levamisol và Hanmectin - 25 sử dụng tẩy giun kết hạt đều đạt hiệu quả khá cao và an toàn đối với lợn. Hiệu lực điều trị đạt từ 85,71 - 100% (hiệu lực trung bình đạt 92,30%), trong đó thuốc Hanmectin – 25 có hiệu lực tẩy

giun Oesophagostomum cao hơn so với thuốc Levamisol.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả thu được trong quá trình thực tập chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Có 96,32% hộ xây dựng chuồng trại nuôi lợn, trong đó tỷ lệ chuồng nuôi hợp vệ sinh là 32,76%, chuồng nuôi được vệ sinh tốt là 23,16%.

- Việc thu gom phân ủ chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ áp dụng thấp (10,34% - 18,88%).

- Việc thực hiện tẩy giun phòng bệnh ký sinh trùng cho vật nuôi chưa được chú ý, tỷ lệ áp dụng khá thấp (26,43% – 37,64%).

- Tỷ lệ nhiễm giun kết hạt tại 4 xã là 22,44%. Nhiễm ở cường độ nhẹ và trung bình là chủ yếu.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp. tăng dần theo tuổi lợn, cao nhất trên 6 tháng tuổi tỷ lệ là 54,28%.

- Sự ô nhiễm của trứng giun tròn Oesophagostomum spp. ở môi trường chăn nuôi lợn với tỷ lệ khá thấp (3,67% - 11,92%).

- Sự ô nhiễm trứng giun tròn Oesophagostomum spp. trong thức ăn tinh (2,35%) có tỷ lệ thấp hơn trong thức ăn xanh (24,00%).

- Sự ô nhiễm trứng giun tròn Oesophagostomum spp. trong nước uống của lợn chiếm tỷ lệ thấp (3,60%).

- Tỷ lệ lợn nhiễm Oesophagostomum spp. có biểu hiện lâm sàng chiếm tỷ lệ khá thấp (16,66%).

- Bệnh tích đại thể của lợn mắc Oesophagostomosi: trên thành ruột già có nhiều u kén, bề mặt niêm mạc ruột có dịch nhầy và bị xuất huyết nhẹ, trong xoang ruột có nhiều giun kết hạt trưởng thành ký sinh.

- Sử dụng thuốc Levamisole và Hanmectin - 25 để điều trị bệnh cho lợn nhiễm giun kết hạt đạt hiệu quả cao. Hiệu lực tẩy sạch đạt 85,71 – 100%.

5.2. Đề nghị

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi có một số đề nghị sau:

- Tỷ lệ nhiễm Oesophagostomum spp. tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên còn khá cao, vì vậy các hộ chăn nuôi nên thực hiện các biện pháp phòng, trị bệnh Oesophagostomum spp. cho lợn bằng cách:

+ Xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh về xây dựng.

+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống.

+ Xử lý triệt để chất thải và chất độn chuồng, thu gom và ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học.

+ Định kỳ tẩy giun cho lợn bằng thuốc Levamisol hoặc Hanmectin - 25. + Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để tăng sức đề kháng cho lợn.

- Tiếp tục nghiên cứu với dung lượng mẫu lớn trên phạm vi rộng và thời gian nghiên cứu dài, nội dung phong phú hơn để có kết quả nghiên cứu toàn diện, khách quan về bệnh Oesophagostomum spp. ở lợn. Từ đó có biện pháp khắc phục triệt để bệnh giun kết hạt ở lợn giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Archie Hunter (Phạm Gia Ninh và Nguyễn Đức Tâm dịch) (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật, Nxb Bản Đồ, tr. 284 - 287.

2. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan

(2003), Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 220 - 223. 3. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỳ, Nguyễn Văn Thưởng (1995), Kỹ thuật nuôi lợn

thịt lớn nhanh, nhiều nạc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 62 - 63.

4. Hagsten. Dr (2000), “ Phá vỡ vòng đời giun sán ”, (Người dịch, Khánh

Linh) Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập VII, (2), tr. 89 – 90.

5. Phạm Khắc Hiếu (2009), Giáo trình dược lý học thú y, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 124 - 17.

6. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Quang Tuyên

(1999), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 12, 112 -

115.

7. Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân (2006), “ Vai trò của ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau khi cai sữa ở Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, Tập VII (số 3), tr. 36 – 40.

8. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang

(2008), Ký sinh trùng học thú y (Giáo trình dùng cho bậc cao học),

Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 166 - 170.

10. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh phổ biến

11. Trương Lăng - Xuân Giao (2002), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb

Lao động - Xã hội, tr. 67.

12. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2005), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị (tập II), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Kim Thành, Nguyễn Văn Thọ, Chu Đình Tới (2009), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 204 - 207.

14. Bùi Lập (1979), “ Khu hệ giun sán của lợn ở miền Trung Bộ ”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 138 - 139.

15. Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2002), Bệnh ký sinh trùng ởđàn dê Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 75 - 79.

16. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc (2005), Bệnh giun tròn của vật nuôi ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 52 - 56, 110 - 115. 17. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn

Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở Việt Nam, Nxb Khoa học - Kỹ thuật, tr. 157 - 158.

18. Nguyễn Thị Lê (1998), Ký sinh trùng học đại cương, Nxb Khoa – kỹ thuật, Hà Nội.

19. Phan Lục, Nguyễn Đức Tâm (2000), “ Giun tròn chủ yếu ký sinh ở lợn và hiệu quả của thuốc tẩy ”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập XI, số 1,

tr. 70 - 73.

20. Phan Lục (2006), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 124 - 126.

21. Phan Lục, Ngô Thị Hòa, Phan Tuấn Dũng (2006), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Bích Ngà, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Kim Lan, Trương Thị Tính (2011), “ Tình hình nhiễm giun Oesophagostomum spp. tại tỉnh

Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, Tập XVIII, số 5, tr. 73 – 77.

23. Skjabin K.I., Ptrov A.M. (1977), Nguyên lý môn giun tròn thú y (Bùi Lập,

Đoàn Thị Băng Tâm và Tạ Thị Vịnh dịch từ nguyên bản tiếng Nga), tập I, II, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.19 - 38, 102 - 104, 154 - 157. 24. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông thôn, Hà Nội. 25. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh

trùng ở vật nuôi (tập 2), Nxb Khoa học kỹ thuật, tr. 238 - 239.

26. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Phương pháp phòng chống ký sinh trùng, Nxb Lao Động, Hà Nội, tr. 105.

27. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2010), “ Kết quả sử dụng Albendazole tẩy giun sán

trên gia súc ”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XVII, số 5, tr. 94 - 97.

28. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh

ởđộng vật Việt Nam, Nxb Khoa học - Kỹ thuật, tr. 357 - 358.

II. Tài liệu tiếng Anh.

29. Johanes Kaugfmann (1996), Parasitic infections of Domestic Animals:

adiogmostic basel manal, Poston, Berlin, Birkhauser, tr. 150 - 158.

30. Kagira J.M., Kanyari P.N., Githigia S.M., Maingi N., Nanag J. C.,

Gachohi J.M. (2010), Risk factors associated with occurrence of

nematodes in free range pigs in Busia District, Kenya,

Trypanosomiasis Research Centre - KARI, PO Box 362, 00625, Kikuyu, Kenya.

31. Lai M., Zhou R. Q., Huang H. C., Hu S. J. (2010), Prevalence and risk

China, Department of veterinary Medicine, Rongchang Campus

Southwest University, Chongqing 402460, people’s Republic of china. 32. Pit D. S. S; J. Blotkamp; A. M. Polderman; S. Baeta; M. L. Eberhard

(2000), The capacity of thirs-stage larvae of Oesophagostomum

bifurcum to survice adverse conditions, Animals of Tropical Medicine

and Parasitology, Volum 94, Issue 2, p. 165 – 171.

33. Soulsby E.J.L., (1982), Helmthis Arthropods and Protozoa of

domesticated animals, Lea & Febiger, Philadelphia.

34. Stromberg B. E (1997), Environmetal factors influencing transmission,

Department of Vecerinary pathobiology, College of Vecterinary

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Ảnh 1. Lợn bị nhiễm giun Oesophagostomum spp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm trứng giun tròn Oesophagostomum SPP., triệu chứng bệnh, bệnh tích của lợn mắc bệnh tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và dùng thuốc điều trị (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)