Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm trứng giun tròn Oesophagostomum SPP., triệu chứng bệnh, bệnh tích của lợn mắc bệnh tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và dùng thuốc điều trị (Trang 26)

Tuổi lợn nhiễm các loài giun tròn nặng nhất là từ 2 – 4 tháng tuổi trên một tỷ lệ nhiễm chung là 49 – 65,9%. Qua mổ khám thấy các loại giun sán chính ở lợn có sự xuất hiện của Oesophagostomum (Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái 1978 [25]).

Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2006) [7] cho biết: lợn bình thường nhiễm giun kết hạt là 20,86%, tỷ lệ nhiễm tương ứng ở lợn tiêu chảy là 27,02%. Mật độ nhiễm giun kết hạt ở lợn tiêu chảy nặng hơn so với lợn bình thường.

Bùi Lập (1979) [14] cho biết, lợn dưới 2 tháng tuổi nhiễm 7 loài giun sán trong đó có giun kết hạt. Các loài nhiễm tăng theo tuổi lợn là: Fasciolopsis

buski, Stephanurus dentatus và O. dentatum.

Nghiên cứu hiệu lực của các thuốc tẩy giun tròn trên lợn, Phan Lục, Nguyễn Đức Tâm (2000) [19] đánh giá: Thuốc Levamisole, Pyrantel,

Dichlorvos, Febendazole, Ivermectin có hiệu quả rất mạnh (++++) đối với giun kết hạt; thuốc Piperazine có hiệu quả một phần (+) và thuốc

Thiabendazole không có hiệu quả trong điều trị bệnh giun kết hạt lợn (-). Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2010) [27] cho biết: Tỷ lệ lợn nhiễm giun kết hạt ở Cần Thơ là 53,33% với cường độ nhiễm nhẹ và trung bình. Thuốc

Albendazole với liều 5 mg/kg TT và thuốc Ivermectin 0,3 mg/kg TT cho hiệu quả tẩy giun kết hạt lợn là 100% sau một lần tẩy duy nhất.

Theo Nguyễn Thị Bích Ngà và cs. (2011) [22], lợn ở tỉnh Thái Nguyên nhiễm giun kết hạt là 33,76%, cường độ nhiễm nặng chiếm 13,69% trong số lợn nhiễm.

2.2.2. Tình hình nghiên cu nước ngoài

Klexov N.D và Xkulikoe N. (1931) đã chữa bệnh giun kết hạt và cho rằng, phương pháp hiệu lực hơn cả là dùng dung dịch pha loãng 0,8 – 1g Iod trong 100ml nước (dẫn theo K.I. Skrjabin, Petrov A.M, 1977) [23].

Theo Miax E.A – Nikova (1937) có thể tẩy giun kết hạt cho lợn bằng cách thụt 0,5 formalin với liều 2000ml cho 1 lợn nặng 124 – 140kg chữa bằng formalin nên tiến hành ở nền chuồng nghiêng 30 - 40ºC để đầu thấp hơn phía sau, làm như vậy thì thuốc ngấm nhiều nhất trong ruột già tức là ngấm nhiều ở chỗ giun sán ký sinh (dẫn theo K.I. Skrjabin, Petrov A.M, 1977) [23].

Johanes Kafuman (1996) [29] cho biết: Sự nhiễm giun tròn cho lợn con có thể được ngăn chặn bằng cách điều trị cho lợn mẹ trước khi đẻ.

Bezimidazole, Febatel và Levamisol có tác dụng hữu hiệu để chống lại sự lây nhiễm. Ivermectin (300µg/kg TT) dùng cho lợn trưởng thành, dùng trước đẻ 1 – 2 tuần có thể kiểm soát được sự lây nhiễm cho lợn con sau khi sinh.

Lai M.và cs. (2010) [31] cho biết: Trong tổng số 2971 mẫu phân lợn lấy từ các trang trại lợn ở Trùng Khánh – Trung Quốc được xét nghiệm có: 362 mẫu (12,18%) nhiễm Ascaris suum, 301 mẫu (10,13%) nhiễm Trichuris

suis, 301 mẫu (10,13%) nhiễm Oesophagostomum spp., 491 mẫu (16,53%) nhiễm Eimeria spp., 149 mẫu (5,02%) nhiễm Isopora suis, 677 mẫu (22,79%) nhiễm Balantidium coli và 196 mẫu (6,60%) nhiễm Cryptosporidium spp. Kagira J.M. và cs. (2010) [30] đã xét nghiệm phân của 360 lợn từ 135 trang trại ở Kenya cho biết: Tỷ lệ nhiễm giun Oesophagostomum spp. là

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Lợn các lứa tuổi nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên . - Bệnh do giun tròn Oesophagostomosis ở lợn.

3.1.2. Vt liu nghiên cu

- Mẫu phân tươi của lợn nuôi ở các lứa tuổi tại một số xã tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Mẫu thức ăn nước uống cho lợn nuôi tại một số xã tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.

- Kính hiển vi quang học.

- Buồng đếm Mc. Master và các dụng cụ thí nghiệm khác. - Dung dịch muối NaCl bão hòa.

- Lợn bị bệnh Oesophagostomosis.

- Thuốc tẩy Oesophagostomum spp. cho lợn - Các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm khác.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa đim nghiên cu

- Địa điểm triển khai đề tài: Đề tài được thực hiện ở các hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi lợn với quy mô khác nhau ở một số xã tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Địa điểm xét nghiệm, phân tích và xử lý mẫu: Phòng thí nghiệm - Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.2.2. Thi gian nghiên cu

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Thc trng phòng chng bnh giun sán cho ln huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên

3.3.2. Xác định t l và cường độ nhim giun tròn Oesophagostomum spp. ln ti huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên

3.3.3. Xác định s ô nhim trng giun tròn Oesophagostomum spp. trong môi trường chăn nuôi ln

- Sự ô nhiễm trứng giun tròn Oesophagostomum spp. ở môi trường chăn nuôi lợn.

- Sự ô nhiễm trứng giun tròn Oesophagostomum spp. trong thức ăn của lợn.

- Sự ô nhiễm trứng giun tròn Oesophagostomum spp. trong nước uống của lợn.

3.3.4. Xác định mt s triu chng lâm sàng, bnh tích ca ln mc Oesophagostomosis huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên

- Triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm Oesophagostomosis tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Bệnh tích đại thể của Oesophagostomosis ở lợn trên thực địa.

3.3.5. Xác định hiu lc và độ an toàn ca mt s thuc ty giun tròn Oesophagostomum spp. cho ln

- Hiệu lực của một số thuốc tẩy giun tròn Oesophagostomum spp. cho lợn trên thực địa.

- Độ an toàn của một số thuốc tẩy giun tròn Oesophagostomum spp. cho lợn trên thực địa.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. B trí, thu thp và phương pháp xét nghim mu * B trí, thu thp mu

Theo phương pháp lấy mẫu phân tầng. Mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại các hộ, trang trại chăn nuôi lợn ở các xã tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Mẫu phân sau khi được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng học.

* Phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm mẫu

- Mẫu phân: Lấy mẫu phân mới thải của lợn ở các lứa tuổi. Để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon sạch, mỗi túi có nhãn ghi: tên chủ hộ, thời gian, địa điểm lấy mẫu, tuổi lợn, trạng thái phân, phương thức chăn nuôi, trạng thái cơ thể và biểu hiện lâm sàng (nếu có).

- Mẫu cặn nền chuồng: Tại mỗi ô chuồng lấy mẫu cặn ở 4 góc và ở giữa ô chuồng, trộn đều được một mẫu xét nghiệm (khoảng 100 g/mẫu). Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có ghi nhãn: tên chủ hộ, địa điểm, thời gian lấy mẫu. Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày.

- Mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi: Tại mỗi ô chuồng lấy mẫu cặn ở 4 góc và ở giữa ô chuồng, trộn đều được một mẫu xét nghiệm (khoảng 100 g/mẫu). Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có ghi nhãn: tên chủ hộ, địa điểm, thời gian lấy mẫu.

- Mẫu đất ở vườn, bãi trồng cây thức ăn cho lợn: Cứ 10 m2 lấy một mẫu đất bề mặt. Một mẫu xét nghiệm có khối lượng 100 g, được phối hợp bởi 4 mẫu ở 4 góc và 1 mẫu ở giữa. Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có ghi nhãn: tên chủ hộ, địa điểm, thời gian lấy mẫu.

- Mẫu thức ăn xanh:

Lấy ở nhiều điểm khác nhau, mỗi điểm 100 g (5 điểm) sau đó gộp lại làm mẫu thô ban đầu, trộn đều, chia lấy 1/5. (Khối lượng mỗi mẫu là 100 g). Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có ghi nhãn: tên chủ hộ, địa điểm, thời gian lấy mẫu. Xét nghiệm mẫu theo phương pháp tách trứng ra khỏi cây thức ăn, để lắng cặn trong 2 giờ, gạn bỏ nước, dùng cặn lắng tìm trứng giun tròn

- Mẫu thức ăn tinh:

Trộn các mẫu thô thật đều (lấy ngẫu nhiên ở 6 điểm khác nhau 100 g/điểm), sau vun thành đống hình nón chia thành 4 phần, loại bỏ 2 phần đối diện, và chia tiếp để lấy 150 g/mẫu. Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có ghi nhãn: tên chủ hộ, địa điểm, thời gian lấy mẫu. Xét nghiệm mẫu theo phương pháp Gefter.

- Mẫu nước uống của lợn.

Trước khi lấy mẫu phải khuấy đều và lấy ở nhiều điểm khác nhau, sau gộp lại thành mẫu ban đầu, trộn đều, lấy 0,5 lít/mẫu. Để lắng 2 giờ, gạn nước bỏ đi. Dùng phương pháp Darling để tìm trứng Oesophagostomum spp.

3.4.2 Phương pháp xác định độ an toàn và hiu lc ca thuc tr Oesophagostomum

- Phương pháp xác định khối lượng lợn

Khối lượng của lợn được xác định bằng cách cân (đối với lợn nhỏ) hoặc đo (đối với lợn lớn) và tính khối lượng theo công thức: Pkg = 87,5 x VN2 x DT.

Trong đó:

P: Khối lượng lợn (kg)

VN: Vòng ngực đo bằng thước dây (cm) DT: Dài thân đo bằng thước dây (cm)

- Phương pháp xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy

Oesophagostomum spp.

Sử dụng thuốc để tẩy cho những lợn bị nhiễm Oesophagostomum spp. Sau khi cho lợn sử dụng thuốc 15 ngày, lấy mẫu phân xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để xác định hiệu lực tẩy của thuốc. Nếu không tìm thấy trứng

Oesophagostomum spp. trong phân thì xác định thuốc có hiệu lực triệt để. Nếu vẫn thấy trứng trong phân nhưng với số lượng giảm rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực nhưng chưa triệt để. Nếu số lượng trứng Oesophagostomum spp. không giảm so với trước khi dùng thuốc hoặc giảm không đáng kể thì xác định thuốc không có hiệu lực với Oesophagostomum spp.

3.4.3. Phương pháp xác định cường độ nhim giun Oesophagostomum

Cường độ nhiễm được xác định bằng phương pháp Mc. Master: đếm số trứng giun Oesophagostomum trong một gam phân bằng buồng đếm Mc. Master.

Quy định các cường độ nhẹ, trung bình, nặng như sau : ≤ 700 trứng/ g phân: nhiễm nhẹ.

> 700 – 1500 trứng/ g phân: nhiễm trung bình. > 1500 trứng/ g phân: nhiễm nặng.

3.4.5. Phương pháp x lý s liu

Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học theo tài liệu của Nguyễn Văn Thiện (2008) , trên phần mềm Excel 2003.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng phòng chống bệnh giun sán cho lợn ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 4.1. Thực trạng chuồng trại và vệ sinh trong chăn nuôi lợn ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Địa điểm (xã) Diễn giải Biện pháp sử dụng chuồng trại Chuồng trại hợp vệ sinh về xây dựng Vệ sinh tốt chuồng nuôi Thu gom phân Tẩy giun tròn Hà Châu Số hộ điều tra 92 92 92 92 92 Số hộ áp dụng 90 34 21 11 26 Tỷ lệ (%) 97,83 36,96 22,82 11,95 28,26 Nga My Số hộ điều tra 87 87 87 87 87 Số hộ áp dụng 84 31 22 9 23 Tỷ lệ (%) 96,55 35,63 25,28 10,34 26,43 Đào Xá Số hộ điều tra 90 90 90 90 90 Số hộ áp dụng 85 24 19 17 25 Tỷ lệ (%) 94,44 26,67 21,11 18,88 27,77 Xuân Phương Số hộ điều tra 85 85 85 85 85 Số hộ áp dụng 82 27 20 16 32 Tỷ lệ (%) 96,47 31,76 23,52 18,82 37,64 Tính chung Số hộđiều tra 354 354 354 354 354 Số hộ áp dụng 341 116 82 53 106 Tỷ lệ (%) 96,32 32,76 23,16 14,97 29,94

Phú Bình là huyện trung du miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, phía Đông Bắc giáp huyện Đồng Hỷ, phía Tây giáp huyện Phổ Yên, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, là một huyện miền núi nghèo nên cuộc sống của người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp: trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó ngành chăn nuôi là một ngành được rất nhiều hộ nông dân chú trọng để phát triển. Nhưng trong quá trình chăn nuôi bệnh tật đang là mối lo ngại cho người dân, do trình độ hiểu biết về cách phòng trị bệnh còn thấp nên dịch bệnh vẫn lan tràn. Bệnh thường gặp nhiều trong quá trình chăn nuôi là bệnh ký sinh trùng đặc biệt là bệnh do giun kết hạt (Oesophagostomum spp.) gây ra. Oesophagostomum spp. là một trong những bệnh xảy ra trên gia súc như: trâu, bò, lợn...đặc biệt bệnh thường gây ra trên lợn. Bệnh thường làm cho gia súc có biểu hiện gầy gò, tiêu chảy, chậm lớn gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Vì vậy, việc phòng chống bệnh ký sinh trùng cho đàn lợn là vô cùng quan trọng, việc mỗi người chăn nuôi cần phải làm. Để biết được tình trạng nhiễm ký sinh trùng tại huyện, tôi đã trực tiếp đến từng hộ gia đình của một số xã điều tra tình hình nhiễm bệnh ký sinh trùng, từ đó đưa ra một số biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng cho lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tôi khảo sát 4 xã của huyện: Hà Châu, Nga My, Đào Xá và Xuân Phương. Kết quả điều tra thực trạng công tác phòng bệnh do ký sinh trùng gây ra cho lợn tại 356 hộ gia đình được thể hiện qua bảng 4.1.

Qua bảng 4.1 cho ta thấy:

- Số hộ có chuồng trại là 341/354 hộ điều tra chiếm tỷ lệ 96,32%.

- Trong số 92 hộ điều tra tại Xã Hà Châu, 87 hộ tại Nga My, 90 hộ tại Đào Xá và 85 hộ tại Xuân Phương, số hộ có chuồng nuôi hợp vệ sinh lần lượt là: 34, 31, 24, 27 hộ, tương ứng tỷ lệ là: 36,96%, 35,63%, 26,67% và 31,76%.

- So với chuồng nuôi hợp vệ sinh, chuồng nuôi được vệ sinh tốt chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ chuồng nuôi được vệ sinh tốt ở các địa phương có sự chênh lệch không đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ chuồng nuôi được vệ sinh tốt ở Hà Châu, Nga My, Đào Xá và Xuân Phương lần lượt là: 22,82%, 25,28%, 21,11% và 23,52%.

- khảo sát 92 hộ có 11 hộ thu gom phân ủ chiếm 11,95% (Hà Châu). Ở Nga My trong 87 hộ có 9 hộ áp dụng, chiếm tỷ lệ 10,34%. Điều tra 90 hộ tại Đào Xá có 17 hộ tiến hành ủ phân, chiếm 18,88%: 85 hộ tại Xuân Phương có 16 hộ chiếm 18,82%. Một số hộ chăn nuôi cho biết thay vì ủ phân như các năm trước, hiện nay đã sử dụng phân làm biogas.

- Nhìn chung việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun kết hạt nói riêng tại các xã nghiên cứu chưa cao. Cụ thể: tỷ lệ tẩy giun ở Hà Châu, Nga My, Đào Xá và Xuân Phương lần lượt là: 28,26%, 26,43%, 27,77% và 37,64%.

Qua kết quả trên chúng tôi có thể khuyến cáo với người dân chăn nuôi cần phải chú ý công tác vệ sinh chuồng trại, xử lý phân và nước thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường, khơi thông cống rãnh thường xuyên, chú ý đến việc tẩy giun định kỳ cho đàn lợn áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để hạn chế sự phát triển của giun Oesophagostomun nói riêng và các loài giun đường tiêu hóa lợn nói chung.

4.2. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. ở

lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Chúng tôi đã thu thập mẫu phân của 508 lợn ở các lứa tuổi tại 4 xã thuộc huyện Phú Bình, để xác định số lợn nhiễm và tỷ lệ nhiễm

Oesophagostomum spp. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. ở lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Địa điểm (xã) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ nhiễm (trng/ g phân)

≤ 700 > 700 - 1500 > 1500 n % n % n % Hà Châu 100 21 21,00 12 57,14 8 38,10 1 4,76 Nga My 150 38 25,33 21 55,26 13 34,21 4 10,53 Đào Xá 110 35 31,81 23 65,72 10 28,57 2 5,71 Xuân Phương 148 20 13,51 14 70.00 5 25,00 1 5,00 Tính chung 508 114 22,44 70 61,40 36 31,58 8 7,02 Bảng 4.2 cho thấy:

- Về tỷ lệ nhiễm: xét nghiệm 508 mẫu phân lợn ở các lứa tuổi thì tỷ lệ nhiễm giun kết hạt nói chung của 4 xã là 114 con, chiếm tỷ lệ 22,44%: biến động từ 13,51% - 31,81%, tùy theo từng địa phương, điều kiện chăn nuôi, tình trạng vệ sinh thú y và các yếu tố khác.

Tại Hà Châu qua kiểm tra 100 mẫu có 21 mẫu bị nhiễm giun, chiếm tỷ lệ 21,00%.

Tại Nga My qua kiểm tra 150 mẫu có 38 mẫu bị nhiễm giun, chiếm tỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm trứng giun tròn Oesophagostomum SPP., triệu chứng bệnh, bệnh tích của lợn mắc bệnh tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và dùng thuốc điều trị (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)