Nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính Đông Na mÁ 1997:

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (Trang 25 - 45)

Khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông á năm 1997 được coi là một chấn động lớn cuả thị trường tài chính thế giới trong suốt những thập kỉ vừa qua. Nghiên cứu nguyên nhân sâu xa cũng như nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng này sẽ giúp chúng ta có những giải pháp thực tiễn để ngăn ngừa, hạn chế việc phát sinh các cuộc khủng hoảng sau này. Những nguyên nhân sau được coi là những

nguyên nhân cơ bản nhất và cũng chính là một số dấu hiệu khiến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ hình thành và bùng nổ.

Thứ nhất: Cơ cấu kinh tế thiếu tính hợp lý, chủ động:

Nhờ sự chuyển đổi chiến lược từ công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu sang chiến lược công nghiệp hoá tập trung đẩy mạnh xuất khẩu đã tạo động lực kinh tế, tạo đà cho sự tăng trưởng nhanh và ổn định kinh tế của Thái Lan và một số nước Đông Nam Á trong vòng hơn 1 thập kỷ trước khi diễn ra khủng hoảng. Điều này được biểu hiện ở mức tăng trưởng bình quân các nước từ 7.5% đến 8%.

Tuy nhiên, các nguy cơ cũng nảy sinh từ sự thay đổi chiến lược này. Từ năm

1995 trở lại đây với tốc độ tăng trưởng các nước công nghiệp phát triển (cũng đối tác chính và tăng trưởng các nước quốc gia Đông Nam Á ) suy giảm làm cho lượng cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của các quốc gia Đông Nam Á giảm mạnh. Hơn thế nữa, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là điện tử, dệt may lại đang đứng trước nguy cơ bão hoà trên thị trường thế giới. Do đó, khi kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh làm cho thâm hụt cán cân thương mại lớn và có thể nhìn nhận thông qua số liệu sau đây :

Thêm vào đó chính sách xuất khẩu cứng nhắc và chậm đổi mới làm cho tính hấp dẫn của thị trường Đông Nam Á đối với các đối tác Mỹ và Tây Âu giảm sút trước những khu vực thị trường năng động như Trung Quốc, Đông Âu và Mỹ Latinh.

Kinh tế tăng trưởng nhanh đã kéo theo sự đầu tư một cách bột phát trong một số ngành kinh tế ở các nước Đông Nam á như kinh doanh địa ốc và ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Tình hình đó đã dẫn đến tình trạng vay vốn đầu tư quá mức, đặc biệt ở khu vực tư nhân và khi rơi vào tình trạng kinh tế suy thoái các nhà đầu tư đã không kịp thời điều chỉnh tạo ra sự dư thừa công suất trong các ngành. ở Thái Lan và Indonesia vào những năm 90 nhà nước đã tập trung vốn lớn vào xây

dựng khách sạn và nhà ở đắt tiền bằng vốn ngắn hạn làm cho đất nước chìm ngập trong nợ nần. Cung vượt cầu đã gây khủng hoảng lớn trong ngành kinh doanh bất động sản, dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn và hàng loạt các hiệu ứng dây chuyền đối với thị trường chứng khoán, tiền tệ làm tăng nguy cơ bất ổn và mất cân đối vốn có của nền kinh tế kh vực. Các ngân hàng và các công ty tài chính bị ảnh hưởng nặng nề khi thị trường bất động sản chao đảo và thua lỗ.

Thứ hai: Cán cân thanh toán quốc tế mất cân bằng: Thâm hụt cán cân vãng lai liên tục, kéo dài:

Theo Keynes, công thức xác định trạng thái cán cân thương mại được xác định theo phương trình sau:

(X-M) = (T-G) + (S-I) Trong đó,

X: Giá trị xuất khẩu M: Giá trị nhập khẩu T: Thuế

G: Chi tiêu của chính phủ S: Tiết kiệm

I: Khoản đầu tư của tư nhân

Trong phân tích, chênh lệch giá trị xuất nhập khẩu hang hóa, dịch vụ được xem là đại diện trạng thái cán cân vãng lai do nó chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch vãng lai. Như vậy, thâm hụt cán cân vãng lai sẽ bằng với mức thâm hụt ngân sách cộng với chênh lệch giữa tiết kiệm đầu tư của tư nhân. Theo phương trình trên, có 3 nguyên nhân gây thâm hụt cán cân vãng lai. Một là ngân sách thâm hụt và đầu tư lớn hơn tiết kiệm, hai là ngân sách thặng dư nhưng đầu tư quá lớn so với tiết kiệm, ba là tiết kiệm nhiều hơn đầu tư nhưng ngân sách quốc gia bị thâm hụt lớn.

Về mặt lý thuyết, nếu cán cân vãng lai thâm hụt do nguyên nhân thứ hai thì không đáng lo ngại. Bởi vì, trong trường hợp này, nguyên nhân chính gây thâm hụt cán cân vãng lai là đầu tư vượt trội tiết kiệm. Đầu tư tang mạnh thể hiện nền kinh tế được kỳ vọng tang trưởng. Ngân sách thặng dư cũng là dấu hiệu của nền kinh tế đang tang trưởng hiệu quả. Đầu tư cao làm gia tang nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… gây thâm hụt cán cân vãng lai hiện tại. Tuy nhiên, đầu tư hiệu quả sẽ góp phần gia tang giá trị xuất khẩu hoặc giảm giá trị nhập khẩu góp phần hạn chế thâm hụt cán cân vãng lại trong dài hạn.

Trong nhiều trường hợp, thì thâm hụt cán cân thương mại là thể hiện một nền kinh tế đang tăng trưởng tốt. Khi một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, có nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư cao hơn khả năng tiết kiệm trong nước, điều này sẽ làm cho các dòng vốn nước ngoài chảy vào quốc gia đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Tức là một quốc gia có thể sử dụng nguồn lực của nước khác để phát triển kinh tế trong nước. Một ví dụ điển hình là tài khoản vãng lai của nền kinh tế Hoa Kỳ luôn ở trong tình trạng thâm hụt trong những năm gần đây. Điều này không thể hiện Hoa Kỳ là một nền kinh tế yếu kém. Ngược lại, một tài khoản vãng lai có thặng dư lại có thể là dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế, dòng vốn trong nước chảy ra nước ngoài tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt hơn. Tức là nguồn lực không được sử dụng cho phát triển nền kinh tế trong nước. Và trong nhiều trường hợp khác, thì sự mất cân bằng của cân cân thương mại (thặng dự hay thâm hụt) chẳng phải là một dấu hiệu nghiêm trọng nào.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thì thâm hụt thương mại (nhập siêu) và hệ quả là thâm hụt tài khoản vãng lai thực sự gây ra nhiều vấn đề cho một số nước. Nhiều nước đã lâm vào khủng hoảng (khủng hoảng nợ, khủng hoảng đồng tiền) sau khi có mức thâm hụt thương mại lớn, thường xuyên và lâu dài. Điển hình là cuộc khủng hoảng Châu Á những năm 1997-1998.

Thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai thường được hiểu là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, và tiêu dùng trong nước nhiều hơn khả năng sản

xuất. Làm thế nào để một quốc gia có thể duy trì thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai? Tương tự như ở một hộ gia đình, để có thể tiêu dùng nhiều hơn thu nhập, một gia đình sẽ có hai cách để có tiền trang trải cho tiêu dùng cao hơn thu nhập của mình. Đó là: (i) đi vay; và (ii) bán tài sản. Ở cấp quốc gia, khi có thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, thì để có tiền (ngoại tệ) trả cho các khoản nhập khẩu và thâm hụt này, cần có dòng vốn chảy vào (FDI, đầu tư gián tiếp, vay ngắn hạn, dài hạn, kiều hối, ODA). Nên thông thường, thâm hụt thương mại (và tài khoản vãng lai) thường đi cùng với thặng dư trên tài khoản vốn. Nếu không có thặng dư trên tài khoản vốn (tương tự như cấp ở hộ gia đình là không vay đủ tiền), thì nước nhập siêu buộc phải sử dụng đến dự trữ ngoại hối để đáp ứng cho các nhu cầu nhập khẩu của mình (bán tài sản). Nếu dự trữ ngoại hối không đủ đáp ứng, thì chắc chắn sẽ dẫn tới việc đồng tiền buộc phải mất giá.

Trong suốt các năm 1991-1996 , cán cân thương mại của Thái Lan luôn bị thâm hụt, tổng cộng là 35,26 tỉ USD. Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 1996 tới 14,7 tỉ USD.

Bảng 2.1.: Thâm hụt tài khoản vãng lai (%GDP)

1994 1995 1996 Hàn Quốc -0,96 -1,74 -4,42 Thái Lan -5,59 -8,05 -8,05 Malaysia -6,07 -9,73 -4,42 Indonesia -1,58 -3,18 -3,37 Philippines -4,60 -2,67 -4,77

Nguồn: NHTG, “Chỉ số phát triển thế giới 2002”.

Một lí do của tình trạng này là do xuất khẩu bị kìm hãm, nhập khẩu được khuyến khích do tỉ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định (25baht/USD), lạm phát trong nước cao hơn so với ở Mỹ ( 5% so với 3%), đồng baht bị định giá cao hơn so với đồng USD. Cũng như nhiều nền kinh tế mới công nghiệp hoá Đông Nam Á khác, nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng chủ yếu dựa vào mức tăng trưởng của xuất khẩu, trong đó đặc biệt lệ thuộc vào mức tăng trưởng của xuất khẩu điện tử. Thế

nhưng, sau năm 1996 sức tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan bị suy yếu nhanh chóng. Năm 1996, xuất khẩu của Thái Lan tăng chưa đầy 4%, so với mức tăng bình quân hơn 25% của giai đoạn 1985 - 1995. Nguyên nhân của tình hình này là sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường hàng điện tử của thế giới, đồng thời thị trường tiêu thụ hàng dệt, sợi của Thái Lan cũng bị giảm sút mạnh do sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách là đối thủ cạnh tranh hùng mạnh nhất trong lĩnh vực này (Do giá nhân công ở Thái Lan làm mất lợi thế cạnh tranh của mình so với Trung Quốc).

Bảng 2.2.: Tăng trưởng xuất khẩu ở Đông Á (%)

1994 1995 1996 1997Thái Lan 19 20 -1 3 Thái Lan 19 20 -1 3 Hàn Quốc 14 23 4 5 Malaysia 20 21 6 1 Indonesia 8 12 9 7 Philippines 17 24 14 21 Hồng Kông 11 13 4 4 Singapore 24 18 5 -1 Đài Loan 9 17 4 4 Trung Quốc 25 19 2 21

Nguồn: NHTG, “East Asia – The Road to Recoverty”, 1998.

Ngoài ra do sự đánh giá quá cao giá trị đồng Baht trong một thời gian dài đã làm suy yếu sức cạnh tranh xuất khẩu và giảm tính hấp dẫn của ngành du lịch. Đồng thời cũng giống như các nước Đông Nam Á khác để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Thái Lan đã liên tục nhập khẩu nhiều tư bản để tài trợ các cơ hội đầu tư. Do đó, có thể thấy Thái Lan trở thành quốc gia có mức gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn nhất trên thế giới. Năm 1996, mức thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan, Malaysia ngang với mức thâm hụt của Mehico năm 1994 (khoảng 8,2% GDP). Theo tính toán của IMF nếu mức thâm hụt của tài khoản vãng lai của một nước ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mức 5% của GDP thì nước đó được coi là đang đứng trước nguy cơ của cuộc khủng hoảng.

Để bù đắp thâm hụt thương mại và để có vốn đầu tư bình quân 40%GDP mỗi năm, con đường không tránh khỏi là vay tiền nước ngoài (từ các ngân hàng, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tài chính, chính phủ các nước). Vì vậy nợ nước ngoài của Thái Lan không ngừng tăng, từ 35,99 tỉ USD năm 1991 lên 89 tỉ USD năm 1996, gấp 2,47 lần trong vòng 5 năm, và bằng 54% GDP Nợ ngắn hạn chiếm: 67% tổng nợ nước ngoài (1995), 51% tổng nợ nước ngoài (1996). Nợ ngắn hạn năm 1995 và 1996 gấp gần 1,18 lần dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Tức là Thái Lan thực tế đã mất khả năng thanh toán nợ nước ngoài từ năm 1995. Đến tháng 6.1997 nợ nước ngoài của Thái Lan đã bằng 1,5 lần dự trữ ngoại tệ của Thái Lan. Kết quả là dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, tỉ giá hối đoái sẽ tăng, nguy cơ mất khả năng thanh toán của quốc gia sẽ ngày càng cao.

Bảng 2.3.: Nợ nước ngoài & dữ trự ngoại hối

Thái Lan Philipin Malaysia Inđônêxia Nợ nước ngoài Tỷ USD 89.8 41.9 28.9 109.3 Nợ ngắn hạn/tổng nợ(%) Nợ tư nhân/ tổng nợ(%) 40 78.8 25 34.6 25 40.7 29 51.2 Dự trữ ngoại hối Tỷ USD % so với nợ Nhà nước 28.3 67.2 10.1 127.5 19 171.2 20.4 59.6

Đông Nam Á rơi vào tình trạng các nhà đầu tư không còn tin rằng dự trữ ngoại tệ đủ để trả nợ ngắn hạn. Cả các nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước đều

muốn chuyển vốn ra. Ngân hàng đòi lại vốn cho vay, từ chối đảo nợ và ngưng cho vay mới; còn các nhà đầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi ra ngoại tệ và chuyển ra ngoài. Riêng trong năm 1997, hơn 20 tỷ USD ròng được đưa ra khỏi 5 nước Đông Á chịu khủng hoảng, trong khi trong năm 1996 vẫn còn nhận được gần 66 tỷ USD .

Bảng 2.4.: Vốn tư nhân nước ngoài ở 5 nước Đông Á (Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines), 1991-96 - Tỷ USD

1996 1997 1998 1999

Vốn tư nhân ròng -20,4 -25,6 -24,6

Đầu tư trực tiếp ròng 8,4 10,3 8,6 10,2

Đầu tư chứng khoán ròng 20,3 12,9 -6,0 6,3 Vay thương mại và đầu tư

khác

37,1 -43,6 -28,2 -41,1 Viện trợ chính thức ròng -0,4 17,9 19,7 -4,7

Nguồn: NHTG, “World Economic Outlook”, 3/2000.

+ Chính sách tỷ giá cố định:

Các quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Philipin đã thực hiện chính sách tỷ giá với tỷ giá được xác định rõ ràng hoặc với tỷ giá dao động gắn chặt với đồng đôla Mỹ.

Xét về lý thuyết và thực tế những năm 80, chính sách này khá thành công trong vai trò giữ ổn định lạm phát ở mức thấp và duy trì quan hệ mậu dịch hợp lý với Mỹ, bạn hàng và là thị trường xuất khẩu quan trọng của Châu Á; giúp nhà đầu tư ngân hàng và doanh nghiệp tin tưởng vào sự ổn định của đồng nội tệ ; hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Một phần nguyên nhân cho sự thành công này là do họ lợi dụng được sự suy giảm đồng USD so với JPY, Mark Đức và gần 50% giá trị so với các đồng tiền chủ chốt khác, giúp cho đồng bản tệ ổn định, gia tăng giá trị xuất khẩu, kiểm soát được tình hình nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Thái Lan thi hành chính sách tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD. Điều đó đồng nghĩa với việc đánh giá quá cao giá trị của đồng Baht nên đã làm giảm sút năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Thái Lan. Thật vậy, ngay từ đầu năm 1996 người ta đã dự báo rằng các đồng tiền châu Á, trong đó có đồng Baht đã duy trì tỷ giá hối đoái của mình căn cứ theo đồng USD, trong khi đó giá trị của đồng USD so với đồng Yên Nhật và các đồng tiền khác tăng rất mạnh. Tuy tỷ giá chính thức giữa đồng Baht so với đồng USD có tăng lên, nhưng nếu theo thuyết ngang giá trong sức mua thì đồng Baht đã giảm giá rất nhiều (khoảng 20%) so với đồng USD mà lại chỉ được điều chỉnh rất ít (khoảng 6%). Chính vì thực hiện cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, Chính phủ đã hy sinh chính sách độc lập tiền tệ (theo lý thuyết về “bộ ba bất khả thi’’), các công cụ của chính sách tiền tệ chạy theo để ổn định tỷ giá.

Khi đồng nội tệ bị lên giá do quốc gia duy trì tỷ giá hối đoái gần như cố định quá lâu, yếu kém về xuất khẩu, giữ lãi suất cho vay trong nước cao hơn lãi suất các đồng tiền mạnh ở nước ngoài, thì trước sau nguy cơ mất khả năng thanh toán sẽ ngày càng lớn, khả năng giữ tỷ giá hối đoái cố định sẽ ngày càng suy yếu và việc phải thả nổi đồng tiền nội địa-tức tăng tỷ giá hối đoái chỉ là vấn đề thời gian. Khi một số nhà đầu tư nước ngoài tiên đoán chính phủ nước sở tại sắp hết dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái cố định thì họ sẽ bán tài sản họ đã đầu tư, đổi lấy ngoại tệ mang ra nước ngoài. Lúc đầu, chính phủ các nước thường bán dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá cũ, song đến một lúc nào đó, không còn khả năng bán nữa thì sẽ thả nổi tỷ giá hối đoái. Lúc này các nhà đầu tư nước ngoài chưa bán tài sản (sổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu) thì sẽ tìm cách bán thật nhanh và đổi sang ngoại tệ để tối thiểu

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (Trang 25 - 45)