Công Trình Xây Dựng Tiêu Biểu

Một phần của tài liệu Báo Cáo Ngành Xây Dựng (Trang 90 - 92)

IV. Hiệu Suất Sinh Lờ

Công Trình Xây Dựng Tiêu Biểu

Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, tùy thuộc vào yêu cầu và nhiệm vụ của từng giai đoạn, các công trình cũng có những đặc điểm khác nhau. Ngoài ra, các công trình xây dựng cũng thể hiện trình độ xây dựng và mức độ ứng dụng công nghệ mới của các doanh nghiệp trong ngành qua từng giai đoạn phát triển.

Giai đoạn trước 1975: do nhiệm vụ của giai đoạn này là xây dựng phục vụ cho nhu chiến đấu bảo vệ niềm Bắc và thống nhất niềm Nam, nên công trình cũng đa phần là các công trình quân sự và công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu. Ví dụ như: sân bay Đa Phúc Kép, Hoà Lạc, Gia Lâm, Cát Bi, Sao Vàng, các công trình dẫn dầu, các công trình phòng không, và các công trình che chắn nhà máy điện Uông Bí, Yên Phụ.

Giai đoạn 1975 – 1980: Sau chiến thắng 1975, Việt Nam đi vào xây dựng phục hồi đất nước, nên các công trình sản xuất công nghiệp và công trình năng lượng có vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn này. Một số công trình trọng điểm hoàn thành như: 2 tổ máy nhiệt điện Phả Lại, mở rộng Nhà máy Super phốt phát Lâm Thao, các nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, nhà máy chế biến gỗ - kéo sợi - giấy Bãi Bằng, và khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Trị An, và Apatít Lào Cai.

Giai đoạn 1986-1990: Chính phủ bắt đầu thực hiện những chủ trương và chính sách “đổi mới”, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều chuyển biến lớn trong giai đoạn này và các công trình xây dựng cũng tương tự như giai đoạn trước. Các dự án lớn có thể kể đến như: tổ máy số 3 và 4 của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; 4 tổ máy của Thuỷ điện Trị An; 2 tổ máy Thuỷ điện Hoà Bình; 3 tổ máy Thuỷ điện Trây Linh, nhà máy kính Đáp Cầu, dây chuyền Xi măng Kiến Lương, và các công trình phục vụ khai thác dầu khí.

Giai đoạn 1991-2000: Ngành Xây Dựng Việt Nam đi vào thời kỳ tăng trưởng mạnh do thị trường BĐS đã trải qua đợt sốt nhà đất đầu tiên vào 1993-1994. Tuy nhiều nhà máy điện đã hoàn thành, nhưng nhu cầu điện sản xuất và phục vụ đời sống lại tăng cao. Do tăng trưởng kinh tế vượt bật, đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện năng, đặc biệt là ở khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, nước ta cũng đã bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các công trình trọng điểm trong giai đoạn này có thể kể đến như: Thuỷ điện Vĩnh Sơn, Yaly, Thác Mơ, đường dây 500 KV Bắc Nam, và các nhà máy xi măng Hà Tiên, Hoàng Thạch, Apatit Lào Cai.

(Trở lại mục chính)

Nguồn: FPTS tổng hợp

www.fpts.com.vn

www.fpts.com.vn Bloomberg- FPTS <GO> | 89

Giai đoạn 2000-nay: Từ năm 2001 đến nay, nền kinh tế cả nước trên đà phát triển mạnh và hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điểm nhấn của giai đoạn này là các tòa nhà chọc trời được xây dựng. Mở đầu là tòa cao ốc Bitexco Financial Tower 68 khởi công vào năm 2006 (tòa nhà cao nhất TP.HCM hiện nay) và tiếp đến là dự án Keangnam Landmark Tower 72 tầng (tòa nhà cao nhất Việt Nam và cao thứ 36 thế giới trong năm 2014). Hiện tại, VietinBank cũng đang thực hiện dự án VietinBank Tower cao 363m, dự kiến sau khi hoàn thành đây sẽ tòa nhà cao nhất Việt Nam và đứng thứ 31 thế giới.

Các tòa nhà chọc trời đua nhau mọc lên hiện nay cũng là tính hiệu đáng mừng cho ngành xây dựng Việt Nam, khi chúng ta đang dần vươn lên đạt được trình độ xây dựng hiện đại ngang tầm với các nước trên thế giới. Điều đáng nói là đa phần các công trình nói trên đều là do các nhà thầu nước ngoài đảm nhận, còn nhà thầu trong nước chủ yếu chỉ tham gia làm thầu phụ. Tuy nhiên, dự án VietcomBank tower cao 206m do COFICO đảm nhận làm thầu chính cũng đã thể hiện khả năng quản lý và trình độ xây dựng của các nhà thầu trong nước cũng không thua gì so với các nhà thầu quốc tế.

Nguồn: FPTS tổng hợp

Các Tòa Nhà Chọc Trời Tại Việt Nam

Nguồn: FPTS tổng hợp

www.fpts.com.vn

www.fpts.com.vn Bloomberg- FPTS <GO> | 90

Một phần của tài liệu Báo Cáo Ngành Xây Dựng (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)