Ảnh hưởng của kháng sinh đến khả năng kháng bệnh của lợn con thí

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG của VIỆC bổ SUNG KHÁNG SINH vào KHẨU PHẦN ăn của lợn nái NGOẠI đến KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG và KHÁNG BỆNH của lợn CON GIAI đoạn THEO mẹ (Trang 52)

nghiệm

Bảng 4.7. Khả năng phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con TN

TT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô ĐC Lô TN

1 Số lợn theo dõi Con 30 30

2 Thời gian an toàn Ngày 19,1 20,3

3 Số lợn mắc bệnh lần 1 con 12 7

4 Tỷ lệ mắc bệnh lần 1 % 40 23,33

5 Số ngày điều trị TB lần 1 ngày 4 3

6 Số lợn tái phát con 3 0

7 Tỷ lệ tái phát % 25 0

8 Thời gian điều trị TB lần 2 ngày 3 0

9 Tỷ lệ khỏi % 100 100

Qua bảng 4.7 ta thấy tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con ở lô thí nghiệm 23,33%, còn ở lô đối chứng là 40% cao hơn hẳn so với lô TN. Thời gian điều trị trung bình cũng thấp hơn cụ thể là 3 ngày so với 4 ngày, tỷ lệ tái phát ở lô thí nghiệm là 0% còn lô đối chứng là 25%.

Điều đó cho thấy quá trình bổ sung kháng sinh cho lợn nái đã tác động tích cực tới lợn con thí nghiệm trong quá trình phòng bệnh phân trắng lợn con cũng như hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh.

Bảng 4.8. Khả năng phòng và trị bệnh đường hô hấp ở lợn con TN

TT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô ĐC Lô TN

1 Số lợn con theo dõi Con 30 30

2 Thời gian an toàn ngày 19,7 20,5

3 Số lợn mắc bệnh lần 1 Con 7 5

4 Tỷ lệ mắc bệnh lần 1 % 23,33 16.67

5 Số ngày điều trị lần 1 Ngày 5 3

6 Số lợn tái phát Con 1 0

7 Tỷ lệ tái phát % 14,28 0

8 Thời gian điều trị lần 2 Ngày 4 0

Qua bảng 4.8 ta thấy tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đố chứng, ở lô thí nghiệm là 16,67% còn lô đối chứng là 23,33%, thời gian điều trị bệnh cũng được giảm xuống từ 5 ngày ở lô đối chứng xuống còn 3 ngày ở lô thí nghiệm. Như vậy việc bổ sung kháng sinh vào khẩu phần ăn của lợn nái có ảnh hưởng tích cực đến khả năng kháng bệnh cũng như hỗ trợ việc điều trị bệnh trên lợn con thí nghiệm, góp phần làm giảm chi phí chăn nuôi, nâng cao sức đề kháng cho lợn.

4.2.4. Hiệu quả sử dụng kháng sinh vào khẩu phần ăn của lợn mẹ đến chi phí thuốc thú y/kg KL lợn con

Bảng 4.9. Chi phí thuốc thú y/ kg tăng KL lợn thí nghiệm (đ)

TT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN

1 Số lợn con TN Con 30 30

2 Chi phí kháng sinh bổ sung Đ 0 210.000

3 Chi phí thuốc điều trị Đ 624.000 234.000

4 Tổng chi phí (thuốc thú y + kháng sinh) Đ 624.000 444.000

5 Tổng KL lợn con tăng Kg 63,19 72

6 Chi phí (thuốc thú y + ks)/ tổng KL lợn tăng Đ 9.875 6.166

7 So sánh % 100 62,44

Qua bảng 4.9 cho thấy:

Tổng chi phí thuốc thú y cho lô ĐC cao hơn so với lô TN là 180.000đ Chi phí thuốc thú y và kháng sinh/kg tăng KL ở lô TN thấp hơn lô ĐC là 3.709đ.

Nếu coi chi phí thuốc thú y ở lô ĐC là 100% thì chi phí thuốc và kháng sinh lô TN là 62,44%.

Như vậy , việc bổ sung kháng sinh vào khẩu phần ăn của lợn nái với liều thấp hơn liều điều trị không chỉ có tác dụng tăng khả năng sinh trưởng của lợn con mà còn nâng cao sức đề kháng của chúng, nên giảm đáng kể chi phí thuốc thú y/kg tăng KL.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu khi bổ sung kháng sinh vào thức ăn cho lợn nái, chúng tôi rút ra kết luận sau:

Bổ sung kháng sinh cho lợn nái có tác dụng tăng khả năng sinh trưởng và tăng sức đề kháng của lợn con giai đoạn theo mẹ, thể hiện như sau:

1. Ở 21 ngày tuổi khối lượng lợn con ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng trung bình 0,5 kg/con.

2. Tỷ lệ mắc bệnh ở lô TN giảm từ 6,6 – 16,7% so với lô ĐC 3. Chi phí thuốc thú y/kg lợn ở lô TN thấp hơn lô ĐC 37,56%. 4. Giảm thời gian điều trị ở lô TN từ 1 đến 2 ngày so với ĐC.

5.2. Tồn tại

Do điều kiện và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế, phạm vi thí nghiệm chưa được rộng, thí nghiệm chưa lặp lại nhiều lần và làm ở các mùa thời tiết khác nhau, nên kết quả nghiên cứu chưa thể phản ánh được toàn diện ảnh hưởng của việc bổ sung kháng sinh cho lợn nái tới lợn con giai đoạn the mẹ.

Bản thân mới lần đầu làm công tác nghiên cứu khoa học mặc dù nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ cô giáo hướng dẫn và bạn bè đồng nghiệp nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác thu thập số liệu cũng như phương pháp nghiên cứu.

5.3. Kiến nghị

Bổ sung kháng sinh cho lợn nái ngoại trong 14 ngày nuôi con với liều lượng 15g/nái/ngày để nâng cao khả năng sinh trưởng và kháng bệnh cho lợn con.

Cần thực hiện nghiêm ngặt hơn trong công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn lợn nái và lợn con.

Cần thực hiện tốt hơn nữa vấn đề vệ sinh môi trường chuồng trại, có biện pháp khoa học để xử lý chất thải. Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh. Vấn đề quan tâm trước mắt là kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm bài tiết của lợn khỏe cũng như lợn bệnh đảm bảo thu gom và có biện pháp xử lý thích hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi ( 1985), Cơ sở khoa học và biện pháp nâng cao năng suất của lợn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

2. Trần Thị Dân, Trần Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Phước Ninh, Nguyễn Ngọc Tuân, Đỗ Tiến Duy, Nguyễn Ngọc Hải, Nguyễn Văn Khanh (2005), “Xác định tuổi nhiễm và các phương pháp phát hiện Mycoplasma

hyopneummoniae virus PRRS ở trại chăn nuôi heo”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp 2 và 3.

3. Lê Thị Ngọc Diệp, Bùi Thị Tho (2006), Độc chất học thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

5. Hội đồng Hạt Cốc Hoa Kỳ (1998), Nhu cầu dĩnh dưỡng của lợn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

6. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Thức ăn chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

7.Từ quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Thức ăn và dinh dưỡng gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

8. Khootenghuat (1995), “ Những bệnh tiêu hóa và hô hấp ở lợn”, Hội thảo khoa học Thú y Hà Nội 10 – 11/3/1995 Cục Thú y tr 2 – 13.

9. Trương Lăng (2004), Cai sữa sớm lợn con, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 10. Trương Lăng (2003), Nuôi lợn gia đình, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 11. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên, Lê Thị Thịnh (2008), Sổ tay thầy thuốc thú y (tập 1 – Bệnh hô hấp thường gặp ở gia súc gia cầm và cách phòngtrị), Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

12. Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Duy Đồng (2002). Thức ăn và dinh dưỡng động vật. Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Vĩnh Phước (1990), Vi sinh vật thú y (tập II), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

14. Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Giáo trình Bệnh truyền nhiễm gia súc,

15. Nguyễn Như Pho (2007), Một số bệnh thường gặp trên heo, Nxb Nông nghiệp TP. HCM.

16. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

17. Bùi Thị Thọ ( 2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội

18. Nguyễn Văn Thiện (2002), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

19. Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thúy (2008), Thuốc và biệt dược thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

20. Nguyễn Phước Tương (1994), Thuốc biệt dược và cách sử dụng, Nxb Y học, Nông nghiệp.

21. Nguyễn Quang Tuyên (2008), Giáo trình Vi sinh vật thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

22. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình Sinh lý học vật nuôi, Nxb, Nông nghiệp Hà Nội.

23. Trần Văn Thịnh, (1982), Sổ tay chăn nuôi thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

24. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Văn Trí (1999), Một số bệnh quan trọng ở lợn. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

25. Viện chăn nuôi Quốc gia (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc – gia cầm Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

26. YuYu (2005), Quản lý chăn nuôi lợn đạt hiệu quả cao tại Việt Nam.

Hội thảo tại Hà Nội và Tp. HCM.

II.Tài liệu dịch

25. Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ, Nhu cầu dinh dưỡng của lợn

26. Jeal Paul, Cortay Josette Lyon (2003), (dịch giả Lan Phương) Bách khoa thư về vitamin, muối khoáng và các yếu tố vi lượng, Nxb y học.

27. Johansson.L (1972), (Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Hoàn, Trần Đình Trọng dịch), Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật, tập I, II, Nxb khoa học kỹ thuật.

28. John C.Rea (1996), Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, (Hội đồng hạt cốc chăn nuôi Hoa Kỳ) Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

III. Tiếng Anh

29. Cromwell, G . L, (1911), Antimicrobial agents. Pp, 297 – 314 in Swnine Nutrition, E , R . Miler, D . E Ulrey, And A, J Lewis, eds. Stoneham. MA : Butterwort – Heimann.

30. Falkow, S. (1975), Iffnections Multiple Drug Resistanca London: Pion Ltd.

31. Hays V. W (1978), Effectiveness of feed Addivite Usage of Antibactrrial Agents in Swine and Poultry Production Report to the Office of Technology Assessment, U . S Congress, U . S Governmen Printing Offiece, Washington DC

32. Kwon D., Choi C., and Chae C., (2002), “Chronologic Localization of Mycoplasma hyopneumoniae in Experymentally Infected Pigs”, Vet Pathol

39: 584 – 587.

33. Linton, A . H (1977), “Antibiotics, animals and man-an appraisal of a contentious subject”. Antibiotics and in Agriculture, M. Woodbine, ed. Woburn, MA; Butterworths. Pp. 315 – 343.

34. Lindermann, M. D. , D . J Blodgett, E .T Kornegay and G. G Schurig. (1993). “Pottential ameliorators of aflatoxiccosis in weaning/ growing swine”. J. Anim. Sci 71: 181 – 178.

35. Lorian, V. (1986), “Antibiotic sensitivity pattems of human pathogens in American hospitals”. J. Anim. Sci 62 (Suppl.3): 49 – 55.

36. Maddox, H . M (1985), Unpublished data from American Cyanamid Co., Princeton NJ (cited by Cromwell, 1991)

37. Stahly, and H. J Monegue, Cromwell, G. L, (1985), “Efficacy of sarsaponin for wealing and growing – finising swine housed at to animal densities”. J, Anim Sci. 61 (Suppl. 1) :111.

38. Smith, H. W. “Transfer of antibiotic resistance from animal and human strains of Echerichia coli to resistant E.coli in the alimentary tract of man”. Lancet 1: 1174 – 1176.

39. Tajima, M., Yagihasi, T., (1982). “Interactin of Mycoplasma hyopneumoniae with the porcine respiratory epithelium observed by electron microscopy” Infec. Immun, 37: 1162 – 1169.

40. Zinmerman, D. R (1986), “Role of subtherapeutic antimicrobials in pig productin”. J. Anim. Sci. 62 (Suppl. 3):6

III. Tài liệu từ Internet

41. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Wikipedia.com.vn. 42. http://chonongnghiep.com/forum

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG của VIỆC bổ SUNG KHÁNG SINH vào KHẨU PHẦN ăn của lợn nái NGOẠI đến KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG và KHÁNG BỆNH của lợn CON GIAI đoạn THEO mẹ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w