Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG của VIỆC bổ SUNG KHÁNG SINH vào KHẨU PHẦN ăn của lợn nái NGOẠI đến KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG và KHÁNG BỆNH của lợn CON GIAI đoạn THEO mẹ (Trang 29)

Theo Đào Trọng Đạt và cs, (1955) [4] hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của lợn con có vai trò nâng cao khả năng sử dụng thức ăn, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể lợn. Sự phát triển mạnh của vi khuẩn sinh acid và vi khuẩn tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học, đòng thời ức chế các vi khuẩn gây thối là một quá trình có lợi cho cơ thể .

Theo Đào Trọng Đạt và cs, (1995) [4] trong hệ tiêu hóa của động vật, hệ sinh vật luôn ổn định đảm bảo sự cân bằng cho hệ tiêu hóa. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển gây rối loạn đường tiêu hóa, gây tiêu chảy (nhất là lợn con theo mẹ) loại vi khuẩn thường gặp là E.coli va Salmonella...

Theo Nguyễn Vĩnh Phước, (1980) [13 ] đã nghiên cứu số lượng vi sinh vật ở đây tăng hơn nhiều so với ruột non do tác dụng khử trùng của ruột đã không còn, mà các điều kiện về dinh dưỡng, độ ẩm, nhiệt độ lại thuận lợi cho vi sinh vật.

Hệ vi sinh vật chủ yếu là E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn có nha bào entrococcus. Ngoài ra, có vi khuẩn phó thương hàn, vi khuẩn brucella, uốn ván.

Theo Nguyễn Quang Tuyên, (2008) [21]. Liên cầu khuẩn là những hình cầu xếp thành chuỗi uốn khúc, uốn khúc dài hay ngắn như chuỗi hạt... Liên cầu khuẩn có ở khắp mọi nơi trong tự nhiên. Trong cơ thể động vật liên cầu khuẩn có ở da, niêm mạc, sống hoại sinh ở đường tiêu hóa, hô hấp, xoang âm đạo và một số có khả năng gây bệnh.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, (2007) [11] cho biết: nguyên nhân chính gây bệnh suyễn lợn là Mycoplasma hyopneumonia thuộc nhóm PPLO (Pleuro Pleumonia Like Organism), một loại vi sinh vật ký sinh ngoại bào, là loại vi sinh vật có kích thước lớn hơn virus và nhỏ hơn vi khuẩn.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Lợn nái ngoại sinh sản, lợn con giai đoạn theo mẹ.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: Trại lợn Công ty Bình Minh, huyện Mỹ Đức- Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: 31/12/2014 – 30/04/2015

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng sinh vào khẩu phần ăn của lợn mẹ đến khả năng sinh trưởng của lợn con giai đoạn theo mẹ.

- Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng sinh vào khẩu phần ăn của lợn mẹ đến khả năng kháng bệnh của lợn con giai đoạn theo mẹ.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Bảng: 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

STT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN

1 Số lợn nái theo dõi Con 3 3

2 Giống CP 909 CP 909

3 Lứa đẻ 4 4

4 Khối lượng Kg 270- 300 270- 300

5 Số lợn con theo mẹ Con 30 30

6 Công thức lai CP 909 x Pidu 71

7 Nhân tố TN KPCS KPCS + Amox

8 Liều lượng - 10g/nái/ ngày

9 Thời gian sử dụng - 14 ngày

+ Thức ăn cho lợn thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp dạng viên loại 567SF của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.

+ Lợn con tập ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên loại 550SF của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, chia làm nhiều bữa nhỏ.

Bảng: 3.2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn

Loại thức ăn Diễn giải 550SF 551F 552SF 552FX VCK (%) 96 95 94 94 ME (Kcal) 3300 3300 3150 3050 Protein (%) 21 20 18 17 Ca (%) 0,6-1,2 0,6-1,2 0,5-1,2 0,5-1,2 P (%) 0,4-0,9 0,4-0,9 0,5-1,0 0,5-1

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

- Cân lợn con các thời điểm: SS, 7, 14, 21ngày tuổi

- Cân buổi sáng, trước khi cho ăn, cùng một người cân và sử dụng một loại cân.

- Theo dõi thường xuyên tình hình sức khỏe đàn lợn thí nghiệm.

* Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định

Khả năng sinh trưởng của lợn con thí nghiệm

- Sinh trưởng tích lũy: Khối lượng TB của lợn qua các kỳ cân (kg) - Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

A = P2 – P1 t2 – t1

- Sinh trưởng tương đối (%) R (%) =

P2 - P1

x 100 (P2 + P1)/ 2

Khả năng chuyển hóa thức ăn

- Tiêu tốn thức ăn tập ăn/ kg tăng khối lượnG TTTA (kg) = Σ KL thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg)

Σ KL lợn tăng trọng kỳ (kg)

- Tiêu tốn ME và Protein/ kg tăng khối lượng Tiêu tốn ME (Kcal) =

ΣME tiêu thụ trong kỳ (Kcal)

Tiêu tốn Protein (g) = Σlượng Protein tiêu thụ trong kỳ (g)

Σ KL lợn tăng trong kỳ (kg)  Khả năng kháng bệnh của lợn con thí nghiệm

- Thời gian an toàn TB (ngày) Thời gian an toàn TB (ngày) =

Σthời gian an toàn từng con (ngày)

Σsố lợn theo dõi (con)

- Tỷ lệ mắc bệnh (%)

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Σsố lợn mắc bệnh (con)

Σsố lợn theo dõi (con)

- Thời gian điều trị TB (ngày/con)

Thời gian điều trị TB (ngày) = Σthời gian điều trị từng con (ngày)

Σsố lợn điều trị (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Σsố lợn khỏi bệnh (con) x 100 Σsố lợn điều trị (con) - Chi phí thuốc thú y (đ/con)

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê sinh vật học (Nguyễn Văn Thiện, 2002 [18]) trên phần mềm Excell và Minitab 14.

Phần 4:

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất

4.1.1. Công tác chăn nuôi

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Trong quá trình thực tập tại trang trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Trực vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm. Thực hiện quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau:

+ Đối với nái chửa

Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng nái chửa 1 và 2. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566, 567SF với khẩu phần ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

Đối với nái chửa từ tuần chửa 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 1,5 - 2 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 2,5 - 3 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 3,5 - 4 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

+ Đối với nái đẻ

Lợn nái chửa được chuyển lên, chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô

chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 5 kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 6 kg/con/ngày.

+ Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa

Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh.

Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, cắt đuôi và tiêm sắt, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.

Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng. Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550SF.

Lợn con được 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả.

Lợn con được 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn. * Phát hiện lợn nái động dục

- Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái có biểu hiện kích thích thần kinh tai vểnh lên và đứng ì lại.

- Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được vào khoảng 10 - 11 giờ trưa.

- Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

- Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, quan sát triệu chứng động dục trước đó và đã xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.

- Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100 ml) và số lượng tinh trùng tiến hành trong một liều dẫn (1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng).

- Bước 4: Vệ sinh lợn nái. - Bước 5: Dẫn tinh.

- Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái. Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục ấy.

4.1.2. Công tác thú y

* Công tác vệ sinh chuồng trại

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320ml sát trùng/1000 lít nước.

Ở các chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10 %, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống. Lịch sát trùng được trình bày qua bảng sau.

Lịch sát trùng trại lợn nái

Thứ Trong chuồng Ngoài Ngoài khu vực chăn nuôi

Chuồng

nái chửa Chuồng đẻ

Chuồng cách ly CN Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 2 Quét hoặc rắc vôi đường đi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát trùng Phun sát trùng + quét vôi đường đi Quét hoặc rắc vôi đường đi Thứ 4 Xả vôi

xút gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi

Thứ 5 Phun ghẻ Phun sát trùng + xả vôi, xút gầm Phun ghẻ Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu

(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty CP) * Công tác phòng bệnh

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Sau đây là quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vaccine cho các loại lợn.

Lịch phòng bệnh của trại lợn nái Loại lợn Tuần tuổi Phòng bệnh Vaccine/ Thuốc/chế Đường đưa Liều lượng

phẩm thuốc (ml/con)

Thiếu sắt Fe + B12 Tiêm 2

Tiêu chảy Nova-Ampisur Tiêm 1

3 - 6 ngày Cầu trùng Nova - Coc 5% Uống 1

16- 18 ngày Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

25, 29 tuần tuổi Khô thai Parvo Tiêm bắp 2

26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 27, 30 tuần tuổi Giả dại Begonia Tiêm bắp 2

28 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty CP)

Định kỳ hàng năm vào tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh tổng đàn vaccine giả dại Begonia tiêm bắp 2 ml/con.

Đối với lợn đực:

- Lợn đực hậu bị mới nhập về: 3 tuần tiêm phòng vaccine dịch tả Coglapest, 4 tuần tiêm phòng vaccine Lở mồng long móng Aftopor, vaccine Giả dại Begonia.

- Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 vaccine Dịch tả Coglapest. Tháng 4, 8, 12 tiêm phòng vaccine Lở mồng long móng Aftopor, vaccine Giả dại Begonia.

* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày tôi và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã gặp và điều trị một số bệnh sau:

* Bệnh viêm tử cung

- Nguyên nhân: Là một quá trình bệnh lí phức tạp có thể do rất nhiều nguyên nhân: Công tác phối giống không đúng, do lợn mẹ đẻ khó, bị sát nhau phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ trợ sản làm tổn thương, xây xát niêm mạc cổ tử cung và âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm. Do sàn chuồng không được vệ sinh sạch, lợn nái không được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đẻ. Mặt khác, do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: Bệnh xảy thai truyền nhiễm và phó thương hàn.

- Triệu chứng: Khi bị bệnh, lợn biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: Thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, vật đau đớn, có khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Âm hộ sưng đỏ. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài dịch viêm màu trắng đục hoặc phớt hồng, có mùi tanh, thối khắm.

- Điều trị: Hạn chế quá trình viêm lan rộng, kích thích tử cung co bóp thải hết dịch viêm ra ngoài và đề phòng hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể, chúng tôi tiến hành điều trị như sau:

Tiêm một liều Oxytoxin: 3 - 5 ml/con

Tiêm Analgin: 1ml/10kgTT/1lần/ngày. Tiêm Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày. Điều trị liên tục trong 3 - 6 ngày.

* Bệnh viêm vú

- Nguyên nhân: Do các loài vi khuẩn: Liên, tụ cầu trùng, E.coli xâm nhập vào tuyến vú, qua da do xây xát núm vú do răng nanh lợn con mới sinh, do lợn mẹ nhiều sữa, ứ đọng tạo nên môi trường cho vi khuẩn phát triển, hoặc do quá nhiều sữa làm căng nhức, gây viêm.

Do vệ sinh chuồng trại kém, phân, nước tiểu không thoát hết, nhiệt độ chuồng trại quá lạnh, quá nóng.

Do việc dùng thuốc sát trùng tẩy uế chưa hợp lý trong khu trang trại cũng như trong chuồng lợn nái trước và sau khi đẻ.

Do kế phát từ các bệnh viêm âm đạo, tử cung.

- Triệu chứng: Lợn nái bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao, không cho con bú. Tất cả các bầu vú hay một vài bầu vú bị viêm, đỏ, đau, nóng, sưng; có con bị viêm nặng, bầu vú tím bầm lại, sờ nắn bầu vú thấy cứng.

- Điều trị: Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nóng kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG của VIỆC bổ SUNG KHÁNG SINH vào KHẨU PHẦN ăn của lợn nái NGOẠI đến KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG và KHÁNG BỆNH của lợn CON GIAI đoạn THEO mẹ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w