Trải phổ chuỗi trực tiếp (DS/SS-Direct Sequence Spread Spectrum): hệ thống DSSS trải phổ bằng cách nhân tín hiệu ban đầu ( tín hiệu băng hẹp) với chuỗi mã trải phổ ngẫu nhiên (tín hiệu băng rộng) có tốc độ chip cao hơn nhiều lần so với tốc độ bit của dữ liệu cần truyền đi.
Trải phổ nhảy tần (FH/SS- Frequency Hopping Spread Spectrum): hệ thống FHSS trải phổ bằng cách nhảy tần số sóng mang trên một tập (lớn) các tần số. Mẫu nhảy tần có dạng giả ngẫu nhiên. Tần số trong khoảng thời gian của một chip Tc giữ nguyên không đổi.
Trải phổ dịch thời gian (TH/SS- Time Hopping Spread Spectrum): hệ thống THSS một khối các bit số liệu được nén và được phát ngắt quãng trong một hay nhiều khe thời gian trong một khung chứa một số lượng lớn các khe thời gian. Một mẫu nhảy thời gian sẽ xác định các khe thời gian nào được sử dụng để truyền dẫn trong khung
Mỗi loại hệ thống trải phổ có ưu và nhược điểm của mình. Việc lựa chọn hệ thống nào để sử dụng phụ thuộc vào ứng dụng cụ thể.
- Làm giảm công suất nhiễu bằng cách trải nó trên phổ tần rộng.
- Có thể thiết kế với giải điều chế kết hợp hoặc không kết hợp.
- Có khả năng chịu đựng tốt các tín hiệu đa tia và các can nhiễu.
- Tại thời điểm bất kỳ đã cho các người dung khác nhau các tần số khác nhau vì thế tránh được nhiễu
- Dùng giải điều chế không kết hợp vì khó duy trì đồng bộ pha sóng mang do sự thay đổi nhanh của tần số phát.
- Tránh nhiễu bằng cách phòng ngừa nhiều hơn một người dung phát cùng thời điểm.
Bảng 2.1. So sánh các kỹ thuật phổ trong CDMA