Cách biểu đạt bằng các biểu thức ngôn ngữ đặc trưng trong ca dao, dân ca

Một phần của tài liệu phương ngữ nam bộ trong văn học dân gian (Trang 104 - 122)

3.4. Cách biểu đạt bằng các biểu thức ngôn ngữ đặc trưng trong ca dao, dân ca Nam Bộ Nam Bộ

Ca dao, dân ca có nhiều yếu tố trùng lặp do truyền miệng. Vì vậy, khi tiếp xúc với ca dao – dân ca, chúng ta thường có cảm giác là câu ca dao rất quen, dường như đã đọc nhiều lần. Những yếu tố trùng lặp đó được gọi là những biểu thức ngôn ngữ.

Biểu thức ngôn ngữ là những đơn vị ngôn ngữ quen thuộc được hình thành do việc sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần, phản ánh tính truyền miệng, tính tập thể của văn học dân gian. Biểu thức ngôn ngữ xuất hiện trong những câu ca dao khác nhau vẫn giữ nguyên nội dung, ý nghĩa của nó. Chúng mang một ý nghĩa chung nhất mà dường như các tác giả dân gian đã thống nhất ngầm với nhau. Khi muốn diễn đạt một ý tưởng nào đó, họ chỉ cần sử dụng các biểu thức ngôn ngữ sẵn có là có thể diễn đạt được điều muốn nói. Biểu thức ngôn ngữ có thể là một từ, một nhóm từ hay cả một dòng thơ. Để trở thành công thức từ ngữ, đơn vị ngôn ngữ phải hội đủ những điều kiện: phải được lặp đi lặp lại, phải có ý nghĩa tiêu biểu và điển hình, có khả năng tháo - lắp.

Văn học dân gian Nam Bộ nói chung và ca dao dân ca Nam Bộ nói riêng mang đậm đà màu sắc địa phương. Ta không chỉ bắt gặp màu sắc địa phương Nam Bộ trong từ, cụm từ mà còn cả trong các biểu thức ngôn ngữ. Bên cạnh những biểu thức thức quen thuộc, có tính chất chung của ca dao dân ca Việt Nam, ca dao, dân ca Nam Bộ còn có những biểu thức riêng, đặc trưng cho vùng đất Nam Bộ. Đó là những biểu thức có ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan, phản ánh văn hóa, phản ánh tính cách …của vùng đất, của con người Nam Bộ. Vì thế, các biểu thức ngôn ngữ không phải chỉ đơn thuần là sự tập hợp các từ ngữ được sử dụng nhiều lần trong các câu ca dao mà nó còn là sự mã hóa các hiện tượng của cuộc sống vào trong các biểu thức.

Ca dao, dân ca Nam Bộ vốn nằm trong sự thống nhất của ca dao dân ca dân tộc nên ca dao dân ca Nam Bộ đã kế thừa những biểu thức ngôn ngữ của ca dao, dân ca các địa phương khác. Chẳng hạn, khi nói về thân phận người phụ nữ, ca dao, dân ca Nam Bộ vẫn sử dụng kiểu mở đầu quen thuộc “thân em như…”; khi muốn nói về sự

nhớ nhung, sự cô đơn trông ngóng về quê nhà thì dùng nhóm chữ mở đầu là “chiều chiều…”; khi nói về tình yêu quê hương đất nước thường mở đầu bằng “ai về…”, “ai vô…”, “ai lên…”, “ai đi…”.

Bên cạnh việc sử dụng các biểu thức ngôn ngữ quen thuộc như trên, ca dao dân ca Nam Bộ còn có một hệ thống biểu thức ngôn ngữ riêng nảy sinh từ cách nói, tính cách, văn hóa…của người dân Nam Bộ.

Khi nói về sự giàu có, trù phú của quê hương, về lòng tự hào đối với một miền quê giàu đẹp, ngoài cách sử dụng công thức mở đầu quen thuộc như đã kể trên, người Nam Bộ còn có cách nói: “thiếu gì”, “mặc sức”, “có nhiều”, “mặc tình”:

Ruộng đồng mặc sức chim bay Biển hồ lai láng mặc tình cá đua

Chim quyên hút mật bông quỳ

Nam Kì lục tỉnh thiếu gì cá tôm

Cách nói ngắn gọn, mạnh mẽ, dứt khoát phần nào đã nói lên được tính cách thẳng thắn, bộc trực của người Nam Bộ. Đồng thời, còn thể hiện sự tự tin vào tính chất trù phú của vùng đất Nam Bộ. Điều này không thể tìm thấy ở ca dao, dân ca các vùng khác, nhất là những vùng có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.

Người Nam Bộ thường lấy những hình ảnh quen thuộc ở địa phương mình và đưa vào trong ca dao một cách rất tự nhiên, mộc mạc. Hình ảnh con quạ, con diều hâu xuất hiện nhiều trong ca dao Nam Bộ và đã trở thành hình ảnh phổ biến. Vì vậy, chỉ cần thay đổi địa danh là có thể trở thành tiếng hát về quê hương của nhiều vùng khác nhau. Từ đó, công thức từ ngữ “ba phen quạ nói với diều”, “chiều chiều quạ nói với diều” đã trở thành một biểu thức quen thuộc trong mảng ca dao, dân ca về chủ đề quê hương đất nước ở Nam Bộ:

Ba phen quạ nói với diều

Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm

Chiều chiều quạ nói với diều

Chiều chiều quạ nói với diều

Ngã ba Kinh Chuối có nhiều cá tôm

Kiểu mở đầu câu ca dao bằng biểu thức ngôn ngữ “chiều chiều quạ nói với diều”, “bao phen quạ nói với diều” thường đi kèm nhóm chữ “có nhiều” để khẳng định sự giàu có về sản vật của vùng đất Nam Bộ; đồng thời nó đã tạo nên một sắc thái riêng không thể lẫn lộn với các vùng khác.

Cách mở đầu bằng biểu thức ngôn ngữ “tiếng đồn” được người dân Nam Bộ dùng để ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người ở địa phương:

Tiếng đồn con gái Thủ Biên

Bạc Liêu đi cưới một thiên cá mòi

Ngoài ra, cụm từ này còn được dùng để nói lên tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con người một cách dí dỏm, bộc trực:

Tiếng đồn cha mẹ anh giàu

Sao anh ăn mặc như tàu chuối te

Cũng như ca dao dân ca của các vùng khác, trong ca dao dân ca Nam Bộ, chủ đề tình yêu được thể hiện khá tập trung. Vì vậy, những biểu thức ngôn ngữ ở mảng đề tài này cũng vô cùng phong phú. Sống giữa môi trường sông nước, sông ngòi kênh rạch chằng chịt, những hiện tượng nảy sinh từ môi trường sống đó đã được con người ghi nhận, lựa chọn và đưa vào ca dao để bày tỏ tâm trạng, tình cảm của đôi lứa yêu nhau.

Người dân Nam Bộ mượn hình ảnh ghe thuyền, sông nước để nói lên sự cách trở, khó khăn trong tình yêu đôi lứa. Những câu cao dao có nội dung này thường mở đầu bằng “biển cạn láng khô ghe vô không được” hoặc “biển cạn láng khô thuyền vô không đặng”:

Biển cạn láng khô ghe vô không được

Phải trở lộn về đi ngược lòng em

Phải được ở gần anh trai gái với cô.

Hình ảnh cây cầu là hình ảnh quen thuộc đối với người dân Nam Bộ. Trong đời sống sinh hoạt, cầu là phương tiện giao thông quan trọng của người dân. Trong ca dao dân ca Nam Bộ, kiểu mở đầu bằng “cầu cao ván yếu gió rung”, “bước xuống cầu cầu quằn cầu quại” thường nói đến những trắc trở trong tình yêu, trong đó những người yêu nhau vẫn luôn động viên, khuyên nhủ nhau phải vững lòng tin chờ đợi.

Cầu cao ván yếu gió rung

Em đi chẳng đặng cậy cùng có anh

Bước lên cầu cầu quằn cầu quại

Bước xuống tàu tàu chạy tàu ngiêng Em ơi ở lại đừng phiền

Anh đi làm mướn kiếm tiền cưới em

Bước xuống cầu, cầu quằn cầu quại

Bước xuống đò, đò lắc, đò nghiêng Hai đứa mình duyên nợ không yên Phải sao chịu vậy đừng phiền mẹ cha.

Kiểu mở đầu bằng “sông sâu sóng bủa láng cò”, “sông dài cá lội biệt tăm”…là cách người Nam Bộ bộc lộ tâm tư tình cảm, suy nghĩ của mình. Hiện thực khách quan đã tác động tới sự liên tưởng của con người. Dưới cái nhìn của người Nam Bộ, những sự vật vô tri lại trở nên có ý nghĩa, nó có điểm gì đó tương đồng với tâm trạng con người. Chính cách nói, cách liên tưởng này đã làm cho những câu ca dao Nam Bộ giàu hình ảnh, sinh động; giúp người đọc có thể dễ dàng liên tưởng, nhìn nhận vấn đề một cách cặn kẽ, thấu đáo hơn điều tác giả muốn nói.

Sông dài cá lội biệt tăm

Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ

Sông dài cá lội biệt tăm

Sông sâu sóng bủa láng cò

Thương em vì bởi câu hò có duyên

Các bài ca dao có nhóm từ ngữ chỉ con nước chảy cũng trở thành công thức từ ngữ quen thuộc trong ca da dân ca Nam Bộ. Sử dụng nhóm từ mở đầu này, tác giả dân gian muốn thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mình trước thực tại cuộc sống; hoặc nói lên mơ ước của đôi lứa yêu nhau; hoặc là lời than trách cho sự chia lìa, tan rã:

Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngược

Con cá vược lội theo

Anh than với em rằng phận anh nghèo Có đâu dưới thấp mà trèo lên cao

Nước ròng chảy thấu Nam Vang

Mù u chín rụng sao chàng bặt tin

Nước ròng bỏ bãi xà cừ

Gặp em hỏi thử sao từ ngãi nhân?

Ngôn ngữ ca dao Nam Bộ vốn rất phong phú và có mức độ đặc tả cao. Ngôn ngữ đã phát huy một cách tài tình tác dụng của nó bằng cách: miêu tả một cách tỉ mỉ, cụ thể và có hiệu quả những hình ảnh, âm thanh của tự nhiên. Kiểu câu mở đầu bằng việc miêu tả âm thanh của gió, của nước với những từ láy gợi cảm xuất hiện nhiều trong ca dao dân ca Nam Bộ. Những câu ca dao ấy, chủ yếu nói lên tâm trạng, suy nghĩ, sự quan tâm, lo lắng cho nhau của các chàng trai, cô gái:

Gió hiu hiu chín chiều ruột thắt Nhìn sao bên bắc nước chảy bên đông

Ai xui chi những vợ vợ chồng chồng Không biết đây với đó dây tơ hồng có se?

Anh xa em rồi rũ riệt tay chân

Gió thổi hiu hiu, lục bình trôi riu ríu

Anh đừng bận bịu bớ điệu chung tình Nhạn bay cao khó bắn, cá ở ao huỳnh khó câu

Hình ảnh con nước chảy kết hợp với cách sử dụng từ láy đã diễn tả thành công nỗi lòng, tâm trạng của con người. Hình ảnh con nước êm ả, với những chuyển động chậm rãi phù hợp để diễn tả nỗi buồn của con người.

Nước chảy bon bon, cõng mẹ bồng con lên non hái trái

Anh cảm thương nàng phận gái mồ côi

Nước chảy liu riu lục bình trôi liu ríu

Anh ở một mình ươn yếu ai nuôi

Nước chảy re re, con cá he nó xòe đuôi phụng

Em có chồng rồi trong bụng anh vẫn còn thương

Ca dao Nam Bộ có nhiều câu mở đầu bằng nhóm từ xưng hô. Đó thường là những câu ca dao nói về tình yêu đôi lứa hay tình cảm gia đình. Nhóm chữ mở đầu “hai đứa mình” thường được dùng để diễn tả những nỗi niềm xung quanh sự gắn bó của đôi lứa:

Hai đứa mình ăn một trái cau

Giấu cha giấu mẹ ăn sau bóng đèn

Cụm từ mở đầu “má ơi” dùng để nói lên tình cảm của con cái đối với mẹ:

Má ơi đừng gả con xa

Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu

Má ơi đừng đánh con đau

Để con hát bội làm đào má coi

Người Nam Bộ sống giàu tình cảm, họ đối xử với nhau tràn đầy tình yêu thương, luôn giúp đỡ, đùm bọc nhau trong những lúc khó khăn. Vì vậy, ca dao Nam

Bộ có nhiều câu xuất hiện nhóm cụm từ “cảm thương”, “cảm thương người”. Công thức từ ngữ này thể hiện sự quan tâm, đồng cảm giữa người và người:

Đêm trăng sáng chạnh lòng nhớ bạn

Cảm thương người hoạn nạn xiết bao

Gió đẩy đưa rau dừa quặn quịu

Anh mảng thương nàng lịu địu xuống lên

Ngoài công thức từ ngữ mở đầu và nhóm câu mở đầu, kết cấu của các câu ca dao cũng góp phần làm nên màu sắc Nam Bộ. Ca dao dân ca Nam Bộ có những khung kết cấu có sẵn trong đó được lồng những hình ảnh có sẵn. Chẳng hạn:

Ngó lên đường Sài Gòn cây cao bóng mát Ngó xuống đường Sa Đéc lắm cát dễ đi

Gái Tân Uyên nhiều đứa nhu mì Đố trai Cao Lãnh bỏ thuốc gì cho nó mê

Cầu Cần Thơ ăn no nghỉ mát Cầu Xẻo Mác đổ cát dễ đi Gái Xẻo Mác rực rỡ như hoa quỳ

Đố trai tứ xứ bỏ thuốc gì cho gái Xẻo Mác mê

Có thể kể thêm một số kết cấu thường gặp trong ca dao dân ca Nam Bộ như:

Nha Mân đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con

Nam Vang đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con

Bạc Liêu đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con

Hay:

Gà nào bằng gà Cao Lãnh Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân

Gà nào bằng gà Vĩnh Thạnh Gái nào bảnh bằng gái Vĩnh Hòa

Những kết cấu trên mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ, vì nó được hình thành dựa trên những yếu tố điều kiện tự nhiên, văn hóa, tính cách của con người Nam Bộ và vùng đất Nam Bộ.

TIỂU KẾT

Bên cạnh những từ ngữ địa phương thì những cách diễn đạt mang màu sắc địa phương cũng góp phần làm nên đặc sắc của văn học dân gian Nam Bộ.

+ Văn học dân gian Nam Bộ chuộng cách nói mộc mạc có phần dí dỏm, hài hước. Vì mộc mạc nên văn học dân gian Nam Bộ sử dụng từ ngữ, các cách diễn đạt chỉ cố làm sao diễn tả được cái tình của người nói, chứ không gò ép vào khuôn mẫu hay không chủ ý nêu lên những triết lí sâu sắc. Tính hài hước, dí dỏm được tác giả tạo nên nhờ những liên tưởng độc đáo, gắn với hiện thực cuộc sống và lối tư duy của người Nam Bộ. Ngoài ra, cách nói phóng đại cũng góp phần làm nên đặc sắc của văn học dân gian Nam Bộ.

+ Cách diễn đạt bằng lối so sánh và các hình ảnh biểu trưng không phải là đặc điểm chỉ riêng có ở văn học dân gian Nam Bộ. Tuy nhiên, cách sử dụng các hình ảnh so sánh và hình ảnh biểu trưng của tác giả dân gian lại mang đậm chất Nam Bộ. Đó là những hình ảnh đặc trưng cho một vùng đất nông nghiệp trù phú, sông ngòi chằng chịt, nhiều sản vật, tôm cá…Tất cả những đặc điểm ấy đi vào ca dao một cách tự nhiên, mang giá trị gợi hình, biểu cảm cao.

+ Các biểu thức ngôn ngữ quen thuộc được sử dụng nhiều lần trong ca dao của một vùng đất nào đó cũng góp phần tạo nên nét đặc sắc của ca dao địa phương ấy. Ngoài việc sử dụng những biểu thức ngôn ngữ quen thuộc của ca dao, dân ca Việt Nam, ca dao, dân ca Nam Bộ còn có những biểu thức ngôn ngữ riêng, đặc trưng của vùng như: cầu cao ván yếu gió rung, bước xuống cầu cầu quằn cầu quại, nước chảy bon bon, nước chảy liu riu, nước ròng…Những biểu thức ngôn ngữ này vừa phản ánh điều kiện tự nhiên của vùng đất Nam Bộ vừa gửi gắm tâm tình của người Nam Bộ.

KẾT LUẬN

Nam Bộ là vùng đất mới, nằm ở phía Nam Tổ quốc. Văn học dân gian Nam Bộ ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử khai phá và xây dựng mảnh đất này. Do đó, các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội, con người…đã chi phối đến sự hình thành ngôn ngữ. Điều này không chỉ làm cho ngôn ngữ ở Nam Bộ đa dạng, phong phú mà còn làm nên nét đặc sắc khó lẫn lộn của ngôn ngữ trong văn học dân gian Nam Bộ. Màu sắc địa phương trong văn học dân gian Nam Bộ được thể hiện rõ nhất ở cấp độ từ ngữ, sau đó là các cách thức biểu đạt.

Ở cấp độ từ ngữ, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ của người Nam Bộ có sự pha trộn, vay mượn ngôn ngữ của cá dân tộc khác. Nhiều từ ngữ chỉ địa danh, từ ngữ chỉ địa hình, một số từ ngữ chỉ phương tiện sinh hoạt và công cụ lao động ra đời trên cơ sở đó. Ngoài ra, do điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa…người Nam Bộ đã sáng tạo ra một lớp từ ngữ mới đáp ứng nhu cầu gọi tên sự vật, hiện tượng ở vùng đất mới. Lớp từ ngữ liên quan đến sông nước, từ ngữ chỉ động thực vật, từ ngữ chỉ phương tiện sinh hoạt, công cụ lao động được hình thành theo kiểu này là những từ ngữ mang

Một phần của tài liệu phương ngữ nam bộ trong văn học dân gian (Trang 104 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)