Dấu hiệu:
• Dụng cụ hay các ống có đường kính lớn • Chèn vào các thùng chứa có độ mở mặt trước
Các ụ trượt trên ván trượt là các ụ trượt thông thường, như mô tả trong phần trước, được kết nối với nhau bằng các tấm dọc (ván trượt-xem hình vẽ). Các ván trượt giúp việc đặt kiện hàng vào thùng hình hộp dễ dàng (với độ mở mặt trước).
Với loại đóng gói này, đặc điểm kỹ thuật về kết cấu liên quan đến các ụ trượt độc lập được áp dụng toàn bộ, ngoại trừ tải trọng mang trong trường hợp này có thể đạt đến các giá trị cao hơn; về các ván trượt, chúng phải được làm bằng thanh liền có một cạnh vát đầu để kéo trượt kiện hàng trên đáy container.
3.9 BÓ
Dấu hiệu
• Các nhóm bộ phận bắt chặt (có khả năng tự chịu tải)
Các bó là các nhóm bộ phận bắt chặt (có khả năng tự chịu tải) được xếp chồng hay cố định vào với nhau bằng các nẹp giữ phù hợp hay các cốt đai (xem hình vẽ). Chúng chủ yếu được sử dụng để bảo quản các ống, các bộ phận mộc nặng và các bạc lót dễ chất đống.
Các bó phù hợp để bảo quản các ống có đường kính D80-250mm (thậm chí lớn hơn nếu có thể điều chỉnh hay đánh dấu), về nguyên tắc các ống có kích thước lớn được đặt vào từng chiếc một.
Số lượng dây buộc phụ thuộc vào chiều dài của cuộn dây. Xấp xỉ:
• Với các cuộn dây có chiều dài ≤ 6m thì phải sử dụng đến hai dây buộc
• Với cuộn dây có chiều dài > 6m thì phải sử dụng đến ba dây buộc trở lên.
Trong trường hợp vận chuyển đường bộ mà không có bất kỳ lưu kho trung chuyển nào và tổng khối lượng lên tới 1.500 kg, các dây buộc có thể buộc lại bằng dây đai thép đơn hoặc thép cuộn tại những đoạn phù hợp; khoảng cách giữa các dây buộc liên tiếp hơn 1,5 m.
Nếu dưới dạng bó các điểm cố định được định vị, một số các khoảng trống được tạo ra do kích thước khác nhau của các thành phần cấu tạo nên, các khoảng trống sẽ được lấp đầy bởi tấm đáy gỗ để đảm bảo giữ cố định dây buộc.
Giá kiểu thanh được sử dụng cho các dây buộc phải được mạ kẽm thành bản hoặc sơn lớp men chống gỉ để không làm bẩn các vật liệu được vận chuyển .