2. Các khái niệm của đề tài
2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
* Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận giá trị, định hướng giá trị đạo đức của sinh viên được trình bày ở chương 1, người nghiên cứu lưu tâm đến các vấn đề sau đây như là cơ sở cho việc định hướng giá trị đạo đức của sinh viên trường Đại học Đồng Nai:
- Sự định hướng giá trị đạo đức ở mỗi sinh viên đều trải qua các quá trình cơ bản như chọn lựa các giá trị đạo đức, cân nhắc - đánh giá tầm quan trọng của giá trị đạo
đức đó đối với bản thân và hành động theo giá trị đạo đức mà bản thân mỗi người lựa chọn.
- Định hướng giá trị đạo đức của mỗi cá nhân do chính cá nhân quyết định. Chính cá nhân là chủ thể lựa chọn, cân nhắc - đánh giá và hành động theo giá trị đạo đức mà mình lựa chọn, ấp ủ và tâm niệm. Tuy nhiên, định hướng giá trị đạo đức của mỗi người bao giờ cũng bị ảnh hưởng, chịu sự chi phối bởi sự định hướng giá trị đạo đức của xã hội tại một thời điểm, một giai đoạn lịch sử nhất định.
- Sự lựa chọn các giá trị đạo đức của cá nhân bị chi phối, chịu sự tác động thường xuyên của các yếu tố như gia đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt là sự tự nhận thức, tự đánh giá và tự giáo dục ở bản thân mỗi người.
* Từ kết quả nghiên cứu thực trạng định hướng giá trị đạo đức được trình bày ở chương 2, người nghiên cứu đặc biệt quan tâm, lưu ý đến các nội dung sau:
- Sự lựa chọn các giá trị đạo đức của sinh viên theo chiều hướng tích cực và được thể hiện ở trên cả ba phương diện nhận thức, thái độ và hành vi.
- Sinh viên không chỉ quan tâm và đánh giá cao các giá trị truyền thống ngàn đời nay của dân tộc mà còn quan tâm đến các giá trị đạo đức hiện đại trong các mối quan hệ, trong học tập và nghề nghiệp.
- Tuy nhiên, qua việc khảo sát điều tra bằng bảng hỏi, qua phỏng vấn và qua thực tế quan sát việc lựa chọn giá trị đạo đức của sinh viên, người nghiên cứu nhận thấy ở một số sinh viên còn có nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức tiêu cực như không trung thực trong học tập và thi cử, không có chí cầu tiến, thiếu sự nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, thiếu niềm tin vào chế độ, chưa khiêm tốn trong mối quan hệ với bạn bè, thiếu sự quan tâm đối với thầy cô và còn ỷ lại, lệ thuộc nhiều vào thầy cô trong quá trình học tập và rèn luyện.
Từ chính cơ sở lý luận và thực trạng trên, người nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục định hướng các giá trị đạo đức cho sinh viên Đại học Đồng Nai.