2. Các khái niệm của đề tài
2.2.1. Nhận định về sự thay đổi các giá trị đạo đức hiện nay
Bảng 2.4. Kết quả nhận định về sự thay đổi các giá trị đạo đức hiện nay
STT Nhận định Đồng ý Không đồng ý Tần số % Tần số % 1
Bên cạnh những giá trị đạo đức truyền thống, những giá trị hiện đại đang dần hình thành ở sinh viên như
tính độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo… 352 99.4 2 0.6 2 Các giá trị đạo đức tốt đẹp luôn là chuẩn mực để sinh
viên tự hoàn thiện mình 349 98.6 5 1.4
3 Lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân đang dần trở
nên phổ biến trong một bộ phận giới trẻ. 246 69.5 108 30.5 4 Một vài sinh viên thích khẳng định mình, thích chơi
nổi. 231 65.3 123 34.7
5
Ngày nay giá trị kinh tế quan trọng hơn giá trị đạo
đức 69 19.5 285 80.5
6
Muốn có cuộc sống hạnh phúc, bình an nhất thiết phải tin tưởng vào các giá trị đạo đức và sống có đạo
đức. 323 91.2 31 8.8
7 Hiện nay, việc ứng xử trong cuộc sống không cần
thiết phải luôn tuân thủ các giá trị đạo đức. 76 21.5 278 78.5 8
Các giá trị đạo đức giúp cho từng cá nhân sống tốt
hơn và xã hội cũng tốt hơn 348 98.3 6 1.7
9 Nếu con người sống không có đạo đức thì xã hội sẽ
rối loạn và đầy tội ác 330 93.2 24 6.8
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.4, người nghiên cứu rút ra một số nhận xét về những nhận định của sinh viên về sự thay đổi các giá trị đạo đức và ý nghĩa của các giá trị đạo đức trong cuộc sống hiện nay như sau:
Đa số các nhận định mà người nghiên cứu đưa ra đều nhận được sự đồng thuận cao của các sinh viên được khảo sát, cụ thể như:
Ở nhận định thứ 1: Sinh viên đồng ý với tần số cao nhất 352/354 sinh viên, chiếm tỉ lệ 99.4%. Như vậy, hầu hết sinh viên trong cuộc khảo sát đều thừa nhận rằng ở sinh viên hiện nay đang dần hình thành những giá trị hiện đại như tính độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo… bên cạnh những giá trị đạo đức truyền thống. Chính vì lẽ đó mà sinh viên ngày nay được nhìn nhận là năng động, sáng tạo hơn sinh viên trước đây.
Đa số sinh viên đều nhận thấy ý nghĩa của các giá trị đạo đức đối với cuộc sống của họ. Cụ thể: 98.6% sinh viên đồng ý rằng “các giá trị đạo đức tốt đẹp luôn là chuẩn mực để sinh viên tự hoàn thiện mình” và 98.3% sinh viên đồng ý với nhận định
“các giá trị đạo đức giúp cho từng cá nhân sống tốt hơn và xã hội cũng tốt hơn”. Như vậy, các giá trị đạo đức tốt đẹp luôn là động lực, là mục tiêu để sinh viên luôn cố gắng hoàn thiện mình và hướng tới các giá trị đạo đức cao đẹp.
Chính khi nhận thức đúng ý nghĩa của các giá trị đạo đức đối với cuộc sống của họ thì hầu hết sinh viên đồng ý với nhận định “nếu con người sống không có đạo đức thì xã hội sẽ rối loạn và đầy tội ác”, chiếm tỉ lệ cao 93.2% và 91.2% sinh viên đồng ý với quan điểm mà người nghiên cứu đưa ra “muốn có cuộc sống hạnh phúc, bình an nhất thiết phải tin tưởng vào các giá trị đạo đức và sống có đạo đức”. Từ kết quả trên cho thấy một tín hiệu đáng mừng là phần lớn sinh viên – tầng lớp trí thức trong xã hội đều nhận thấy ý nghĩa của các giá trị đạo đức đối với cuộc sống của họ và họ tin rằng các giá trị đạo đức sẽ giúp họ sống tốt hơn và xã hội cũng sẽ tốt hơn khi mỗi người sống có đạo đức.
Một thực tế đáng ghi nhận qua cuộc khảo sát này là 246/354 sinh viên, chiếm tỉ lệ 69.5% thừa nhận rằng “lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân đang dần trở nên phổ biến trong một bộ phận giới trẻ”. Như vậy, qua chính sự trải nghiệm của bản thân, các em sinh viên đã nhận thấy sự thay đổi các giá trị ngay trong cuộc sống thường ngày của họ. Phải chăng đây là mặt trái của cơ chế thị trường và có lẽ cũng chính vì điều này dẫn đến tình trạng không ít sinh viên thích sống cuộc sống tự do theo ý mình, sống nặng về vật chất và đặt lợi ích của cá nhân lên trên hết trước hết, bàng quan, thờ
ơ, không quan tâm đến người khác và không nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội… Đây cũng là vấn đề mà các cấp, các ngành, những người làm công tác giáo dục nhận thấy ở một bộ phận giới trẻ trong thời gian gần đây.
Như vậy, sinh viên – tầng lớp trí thức trong xã hội, họ rất nhạy cảm với sự thay đổi các GTĐĐ trong xã hội đương đại. Chính vì thế, không ít sinh viên đồng ý, tán thành với quan điểm “học chỉ để có tấm bằng” (133 sinh viên, chiếm 37.6%), và 21.5% sinh viên cho rằng “Hiện nay, việc ứng xử trong cuộc sống không cần thiết phải luôn tuân thủ các giá trị đạo đức”. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ sinh viên thừa nhận rằng “Ngày nay giá trị kinh tế quan trọng hơn giá trị đạo đức”
(19.5%).
Thiết nghĩ, từ thực trạng nhận thức trên, hiện nay việc định hướng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống đang trở thành vấn đề cấp thiết không chỉ trong nhà trường, gia đình, mà cả toàn xã hội.