PHẦN VIII KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP và PHƯƠNG PHÁP xử lý CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP (Trang 32 - 34)

V. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1 Phân loại chất thả

PHẦN VIII KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

2. Xử lý chất thả

PHẦN VIII KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

- Dù có áp dụng công nghệ xử lý nào, thì việc nâng cao nhận thức về chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng cho cộng đồng là một nội dung không thể thiếu được. Công tác giảm phát sinh chất thải, thu gom hết chất thải phân loại rác thải từ nguồn là rất quan trọng, vì nguồn rác thải đầu vào xử lý giảm đi, tách riêng từng loại vật liệu (nhất là các chất thải nguy hại phải được tách để xử lý riêng) sẽ là yếu tố quyết định của các sản phẩm đầu ra và khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải, làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của các chất thải độc hại, nguy hại lẫn trong chất thải chung.

- Để có thể xử lý hiệu quả chất thải rắn trong các đô thị Việt Nam, Nhà nước cần phải tăng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Hiện nay Nhà nước đã dành tỷ lệ 1% chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường và đến 2010 là 2%. Đây là điều kiện tốt để phát triển các công nghệ môi trường, đặc biệt là để xử lý chất thải công cộng, chất thải rắn đô thị... Tuy nhiên, trong nguồn vốn vay ODA và vốn viện trợ không hoàn lại cũng cần dành một phần đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Và trong đàm phán các dự án về môi trường cần ưu tiên sử dụng công nghệ hợp lý về môi trường ở Việt Nam.

- Việc thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt là áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, từ thu phí nước thải tiến tới thu phí khí thải, phí chất thải rắn, chất thải nguy hại sẽ có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn, áp dụng công nghệ. Chuyển từ phạt hành chính đối với những vi phạm Luật Bảo vệ môi trường thành phạt kinh tế. Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tính toán lợi ích kinh tế để đầu tư lắp đặt trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường. Đồng thời, khuyến khích giảm giá thuê đất, ưu đãi thuế và vay vốn đầu tư các dự án sản xuất các trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng chế tài hợp lý trong việc chuyển giao kết quả nghiên cứu chế tạo công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường vào sản xuất, kinh doanh. Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng các kỹ thuật và chuyên gia về công nghệ môi trường ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ... Lựa chọn các chuyên gia am hiểu chuyên môn, làm việc khách quan tham gia vào Hội đồng chuyên gia để xây dựng cơ chế, chính sách thẩm định công nghệ môi trường quốc gia. Cần lượng hóa đánh giá từng loại công nghệ theo các tiêu chí: Hiệu quả xử lý ô nhiễm, chi phí kinh tế, trình độ công nghệ xử lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam và an toàn về môi trường.

- Thúc đẩy áp dụng công nghệ xử lý do trong nước chế tạo. Công nghệ xử lý rác thải đô thị Seraphin và ASC đã được thiết kế, chế tạo trong nước, qua thời gian vận hành thực tế ở một số cơ sở trong nước đã cho hiệu quả

xử lý vượt trội hơn so với công nghệ của nước ngoài chế tạo. Để có thể ứng dụng rộng rãi công nghệ này cần tiến hành tổ chức khảo sát, thẩm định, đánh giá kỹ lưỡng về mặt kinh tế- kỹ thuật, xác định những điểm cần phải hoàn thiện và có kế hoạch triển khai cụ thể, như vậy mới có thể khai thác, phát huy được hiệu quả các công nghệ nội sinh.

- Phải coi chất thải cũng như là một loại tài nguyên. Quá trình xử lý cần khai thác triệt để tính hữu ích của chất thải. Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải… là để phát triển một nền kinh tế tuần hoàn phục vụ cuộc sống con người, góp phần làm giảm khối lượng chất thải, giảm chi phí xử lý. Đây là những yếu tố cần thiết trước khi đi đến một quyết định chọn công nghệ xử lý phù hợp. Cho đến nay, xử lý cuối đường ống vẫn được xem là một công cụ hữu hiệu đối với giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mặc dù nó vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm. Trong tương lai công nghệ xử lý sẽ tập trung vào những công nghệ ít sử dụng hoá chất và ưu tiên đối với áp dụng công nghệ sinh học, bên cạnh đó các công nghệ tiên tiến như màng lọc, ôxy hoá tiên tiến sẽ được quan tâm hơn đối với việc tái sử dụng nước thải.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP và PHƯƠNG PHÁP xử lý CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP (Trang 32 - 34)