Quản lý CTRCN ở các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP và PHƯƠNG PHÁP xử lý CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP (Trang 26 - 32)

V. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1 Phân loại chất thả

2. Xử lý chất thả

1.2. Quản lý CTRCN ở các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, thành phố có khoảng trên 28.,000 doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ nằm ngoài các KCN tập trung, các XNVN này đa phần đều nằm xen lẫn vào các khu vực đô thị của thành phố và đây là vần đề khó khăn nhất mà thành phố đang phải đương đầu. Thực tế cho thấy chỉ có một phần nhỏ các chất thải rắn công nghiệp là được tuần hoàn và tái sử dụng bên trong và bên ngoài các xí nghiệp này. Còn lại hầu hết các chất thải rắn công nghiệp từ các XNVN được trộn lẫn với chất thải sinh hoạt (rác) và được chở đi đổ bỏ tại các bãi rác thành phố. Một thực tế tệ hại hơn cũng được ghi nhận: các chất thải công nghiệp từ các XNVN đôi khi được đổ trực tiếp xuống các kênh rạch hay các bãi đất trống gây ra một tình trạng ô nhiễm khá nặng nề cho môi trường, tình trạng mất vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị khá

nặng nề cũng như đe doạ chất lượng các nguồn nước mặt và nước ngầm. Hơn nữa, có một phần đáng kể các chất thải được xem như là nguy hại chứa trong thành phần các chất thải rắn công nghiệp từ các XNVN, và điều này có thể mang lại một mối đe dọa trực tiếp cho sức khỏe cộng đồng.

Vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn nếu chúng ta xem xét đến lượng chất thải được tạo ra hàng ngày từ các XNVN, vào thời điểm hiện nay là khối lượng lớn nhất nếu chúng ta so sánh với các chất thải tương tự tạo ra từ các xí nghiệp công nghiệp qui mô lớn (nằm ngoài các KCN tập trung) và từ các KCN

KCX tập trung. Việc di dời, đóng cửa hay thay đổi, đổi mới công nghệ sản xuất tại các XNVN trong một số trường hợp là không thực tế. Một chiến lược hợp lý cho việc quản lý chất thải công nghiệp từ các XNVN là vấn đề cấp bách cần thiết.

Thứ tự Ngành công nghiệp Số lượng các cơ Tải lượng ô nhiễm 1 2 3 4 5 6 7 8 Chế biến thực phẩm Dệt nhuộm May mặc, in vải Da Thủy tinh Giấy và bột giấy Gỗ Cơ khí 42 16 18 4 22 29 16 75 2.637,4 55,9 249,7 183,6 447,0 264,4 499,4 535,7 Tổng cộng 365 5.620,5

1.3.Quản lý CTRCN ở các loại hình công nghiệp qui mô lớn nằm ngoài các KCN-KCX.

Chiến lược này được phát triển với đối tượng chính là nhằm vào các xí nghiệp công nghiệp qui mô lớn nằm ngoài các KCN-KCX tập trung. Việc giải quyết các vấn đề về chất thải rắn từ các lọai hình công nghiệp lớn nằm ngoài KCN-KCX, mục đích chính cũng tương tự như với chất thải rắn của lọai hình công nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, ở mục này chỉ đề cập đến những đặc điểm đặc biệt liên quan đến tính chất thực tế tại các xí nghiệp công nghiệp qui mô lớn.

Bảng 4 : Tải lượng CTR

Thứ tự Ngành công nghiệp Tải lượng ô nhiễm (tấn/ năm)

Số lượng các cơ sở đã khảo

1 2 3 4 5 6 Chế biến thực phẩm Dệt nhuộm,maymặc, da Vật liệu xây dựng Giấy và bột giấy Gỗ Cơ khí Hóa chất Nhựa, cao su Dầu khí Các ngành khác 8.648,7 2.467,4 3.466,2 2.662,0 764,2 17.585,2 31 28 5 17 14 44 Tổng cộng 39.583,3 291

CN từ các nhà máy quy mô lớn

Giải pháp này áp dụng phù hợp cho các xí nghiệp công nghiệp qui mô lớn:

- Thu gom và vận chuyển: Chất thải công nghiệp thường được phân loại tại điểm xả và được vận chuyển riêng tùy từng lọai và tùy đặc tính của chất thải.

- Thực hiện tốt việc phân lọai chất thải tại điểm xả, đặc biệt phân lọai chất thải nguy hại từ hỗn hợp chất thải rắn. Bảo đảm mỗi loại chất thải được thu gom riêng biệt trong từng container.

- Phân loại tại điểm xả: Tất cả các nguyên liệu không độc và có thể bán, được xem như là chất thải công nghiệp sẽ được phân thành từng loại như giấy (báo, tạp chí và những dạng chất thải giấy khác), kim loại (sắt, các kim loại không phải sắt như vỏ đồ hộp), thủy tinh (chai lọ, thủy tinh vụn), nhựa, quần áo, gỗ, rác thực phẩm

- Các nguồn thải khác cũng nên được phân loại, trước khi thải ra ngoài, thành những dạng như sau: chất thải nguy hại (ngoại trừ những chất dễ cháy), chất dễ cháy và chất không cháy.

- Xây dựng một địa điểm để xử lý sơ bộ chất thải. Địa điểm này được sử dụng để: thu gom, trung chuyển, xử lý sơ bộ như phân loại, điều biến (thay đổi tính chất) sơ bộ… Khi xây dựng địa điểm này cần phải tuân thủ tất cả các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý; đặc biệt phải chú trọng bảo đảm điều kiện môi trường của khu vực xung quanh và tạo một điều kiện thuận lợi nhất để vận chuyển chất thải từ xí nghiệp đến bãi chôn lấp hoặc thị trường chất thải.

- Áp dụng các phương pháp thích hợp để tiền xử lý chất thải tại địa điểm xử

lý, một số biện pháp được đề nghị như sau:

+ Phương pháp đốt: đây là phương pháp có khả năng ứng dụng rất cao để xử lý một số loại chất thải tại địa điểm xử lý chất thải trong phạm vi xí nghiệp: thực phẩm, giấy và một số loại chất thải không độc có khả năng cháy khác. Một số loại lò đốt thông dụng và đơn giản được sử dụng cho mục đích này: lò đốt stocker và lò đốt fluidising bed.

+ Xử lý chất thải không có khả năng đốt: trong một số trường hợp, có thể xử lý sơ bộ chất thải nguy hại không có khả năng đốt và những nguyên liệu độc, biến đổi chúng thành dạng ít độc hơn, sạch hơn, thích hợp hơn cho chôn lấp hoặc xử lý tiếp theo tại khu xử lý chung của thành phố. Phương pháp này rất phù hợp cho một số loại chất thải công nghiệp hóa chất. Một số quá trình công nghệ đơn giản hoàn toàn có thể áp dụng trong phạm vi khu xử lý của xí nghiệp là: trung hòa (bằng hóa chất), ổn định, làm ráo nước, phân hủy sơ bộ.

+ Nhìn chung, trong phạm vi xí nghiệp, kiến nghị không xử lý chất thải nguy hại và độc hại ngoại trừ việc cẩn thận phân loại và vận chuyển ra khỏi xí nghiệp.

PHẦN IV. Đề xuất quy trình quản lý và tái sử dụng ở địa phương

Thu gom chất thải Vận chuyển chất thải

Xử lý chất thải Thiêu đốt

Ủ sinh học làm Compost Các phương pháp khác Tiêu hủy tại bãi chôn lấp

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP và PHƯƠNG PHÁP xử lý CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w