* Đặc điểm khí hậu
Khu vực công ty mang đặc trưng khí hậu miền núi Bắc Bộ có 02 mùa rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam; mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc
Quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu tại khu vực sản xuất. Các yếu tố đó là:
- Nhiệt độ không khí.
- Độ ẩm không khí và chế độ bốc hơi. - Lượng mưa.
- Tốc độ gió và hướng gió. - Nắng và bức xạ.
- Các yếu tố khí hậu bất thường (giông, bão nhiệt đới,…) (Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]
* Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong không khí. Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường lao động là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ con người và đời sống hệ sinh thái động thực vật. Điều đó cũng giải thích tại sao yếu tố nhiệt độ không khí được dùng để tính toán mức độ ô nhiễm môi trường không khí và trong thiết kế kiểm soát ô nhiễm môi trường. Nhiệt độ không khí càng cao thì tác động của các độc tố càng mạnh, có nghĩa là tốc độ lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn. Tại khu vực xây dựng sản xuất có:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 22 o C.
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 28,50
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 15,60
C (tháng12) (Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]
* Chế độ mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng. Các hạt mưa kéo theo các hạt bụi và hoà tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước. Mưa làm sạch bụi ở các lá cây do đó làm tăng khả năng hút bụi của các dải cây xanh cách ly bảo vệ khu dân cư.
Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10,lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Lượng mưa trung bình năm : 1500 - 2000 mm - Số ngày mưa trong năm : 150 đến 160 ngày
- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất : 489 mm (tháng 8) - Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 22mm (tháng 12) - Lượng mưa ngày lớn nhất: 353 mm
(Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]
* Độẩm không khí
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm. Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi trong không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất. Từ mặt đất các vi sinh vật phát tán vào môi trường không khí, độ ẩm lớn tạo điều kiện vi sinh vật phát triển nhanh chóng và bám vào các hạt bụi ẩm lơ lửng trong không khí bay đi xa, gây truyền nhiễm bệnh. Độ ẩm còn có tác dụng với các chất khí như: SO2, NOx,… hoà hợp với hơi nước trong không khí tạo thành các axit.
Tại khu vực có:
- Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3, 7): 94% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 2, 11): 73%
Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 40 mm, tháng 5 là tháng có lượng bốc hơi nhiều nhất (5 mm) (Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]
* Chế độ gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển và xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng cao thì thì chất ô nhiễm không khí càng lan toả xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao chùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Hướng gió thay đổi làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực ô nhiễm cũng bị thay đổi.
Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa Đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hướng Nam và Đông Nam.
- Tốc độ gió trung bình năm : 1,9 m/s - Tốc độ gió lớn nhất : 24 m/s
* Nắng và bức xạ
- Số giờ nắng trung bình trong năm : 1588 giờ - Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng : 187 giờ - Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng : 46 giờ
Bức xạ trung bình năm : 108 kcal/cm2/ năm
(Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]
*Thủy văn
Sông Cầu là sông chính trong hệ thống sông Thái Bình (diện tích 3,478 km2, chiếm 47% toàn bộ diện tích hệ thống) với tổng chiều dài là 288km. Sông cầu bắt nguồn từ vùng núi Vạn On (đỉnh cao 1,326) chạy qua Chợ Đồn, đi qua phía tây Bạch Thông - Chợ Mới (Bắc Kạn) chảy về Phú Lương, Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên, Yên Phong, Quế Võ (Bắc Ninh), Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, Bắc Giang và tới Phả Lại (Hải Dương) Sông cầu chảy qua gần nhất khu vực dự an chỉ cách 20m ở khu vực giáp gianh. Lưu vực sông cầu có môdun dòng chảy trung bình từ 22 – 24l/s.km2. Dòng chảy năm dao động không nhiều, năm nhiều nước chỉ gấp 1,8 – 2,3 lần so với năm ít nước. Hệ số biến đổi dòng chảy khoảng 0,28. Dòng chảy của sông cầu chia
thành hai mùa rõ rệt : mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 9 hoặc tháng 10. Lượng chảy mùa lũ không vượt quá 75% lượng nước cả năm. Tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng 8, chiếm 18 – 20 % lượng dòng chảy cả năm. Tháng can nhất là tháng 1 hoặc tháng 2, lượng dòng chảy khoảng 1,6 – 2,5 %
Chảy qua ranh giới của Công ty còn có suối Phượng Hoàng, là con suối tiếp nhận nước thải của dân cư vem suối thuộc hai phường Tân Long và Quan Triều, ngoài ra suối Phượng Hoàng còn là nơi tiếp nhận nước thải của mỏ than Khánh Hòa và công ty Giấy xuất khẩu Thái Nguyên. Khoảng 2m suối tiếp giáp với khu đất của công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ (Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]
* Đa dạng sinh học a/ Hệ sinh thái trên cạn
Ở khu xung quanh Công ty chủ yếu là các hộ dân, một đồi cây nhỏ ở phía Đông-Nam và không có ruộng canh tác, nên hệ sinh thái cạn của khu vực xung quanh Công ty tương đối nghèo nàn. Thảm thực vật chủ yếu là một số cây ăn quả(Bưởi, Cam, Hồng, Táo…) và một số loại rau mà các hộ gia đình trồng trong mảnh vườn chật hẹp của mình để làm thực phẩm. Ngoài ra, còn có các loại cây lâm nghiệp như tràm, tre, bạch đàn,…được trồng ở đồi cây cạnh Công ty.
Đối với hệ động vật cạn chủ yếu là các động vật nuôi như gà, ngan, vịt, chó… Xung quanh khu vực dự dán vẫn tìm thấy các loại động vật như rắn, chuột…
b/ Hệ sinh thái nước
Trước đây khi Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ (khi đó là Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ) còn sản xuất giấy đi từ các nguyên liệu tre nứa đã thải ra sông cầu rất nhiều nước thải ô nhiễm, gây ảnh hưởng lớn đến các loài thủy sinh của khu vực sông. Nhưng mấy năm trở lại đây, do chuyển đổi hình thức sản xuất, không thải ra môi trường những loại nước thải độc hại cao nên hệ sinh thái nước của lưu vực sông cầu sau Cônt ty đã phục hồi, chất lượng nước sạch hơn, không còn màu đen của nước thải giấy như lúc trước. Hệ sinh thái nước ở khu vực là các loại động vật thủy sinh, các loại cá nước ngọt và thực vật
thủy sinh thông thường. Ngoài ra không có các loài thuộc diện quý hiếm cần bảo vệ tránh tuyệt chủng.(Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]