Giải pháp giảm thiể uô nhiễm cho nghành giấy nội địa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường của công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ, phường quan triền, thành phố thái nguyên (Trang 27)

Trước thực trạng trên, dự thảo về “Nước thải công nghiệp giấy” đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện và chuẩn bị ban hành. Quy định này sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng nước trước khi thải ra môi trường tự nhiên.

Theo đó, với những cơ sở sản xuất giấy gây ô nhiễm nặng, lại nằm trong khu vực thượng lưu đầu nguồn nước, chính quyền các cơ sở phải có các biện pháp và chế tài cần thiết yêu cầu các đơn vị sản xuất đảm bảo tốt khâu xử lý nước thải hoặc phải ngừng sản xuất nếu không đảm bảo, như Việt Trì bỏ nấu bột giấy, Đồng Nai lắp hệ thống thu hồi kiềm và xử lý nước thải… Những doanh nghiệp nhỏ không có khả năng đầu tư hệ thống xử lý nước thải thì chính quyền sở tại cần có các biện pháp quy hoạch, hỗ trợ tài chính cho các đơn vị này để lập ra các khu công nghiệp giấy tập trung và hướng tới xử lý nguồn nước thải liên hoàn.(Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam ) [15]

Mặt khác, theo Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, để hạn chế tác hại về môi trường do ngành sản xuất giấy gây ra, ngoài việc ban hành tiêu chuẩn về nước thải, còn phải quản lý chặt chẽ công nghệ, thiết bị và quy mô công suất của các nhà máy giấy.

Bên cạnh đó, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường cần được quan tâm đặc biệt bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân. Các cơ sở cần gắn sản xuất với xử lý ô nhiễm môi trường, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường.

Hiện nay, việc xử lý dịch đen thường có ba phương thức: phương pháp thu hồi kiềm theo công nghệ tiên tiến nhất những năm gần đây, tuy nhiên hiệu quả không cao vì vốn đầu tư quá lớn; phương pháp xử lý sinh hóa bằng hệ thống xử lý nước thải, cũng đòi hỏi kỹ thuật cao và sự chính xác tuyệt đối; phương pháp thứ ba là thay đổi tính chất của lignin trong dịch đen. Đây là một công nghệ xử lý mang tính khả thi, có thể giảm vốn đầu tư, có khả năng giúp ngành giấy tiến một bước dài trong những nỗ lực bảo vệ tài nguyên môi trường. (Phạm Khôi Nguyên, 2011) [16]

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Hoạt động sản xuất của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ - Một số người dân sống xung quanh khu vực sản xuất của công ty

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên

3.2. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện

- Địa điểm thực hiện : Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ - Thời gian thực hiện : từ 15/01/2014 – 30/04/2014

3.3. Nội dung

3.3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên : + Vị trí địa lý

+ Địa hình, địa chất + Khí hậu, thủy văn

+ Hệ thống giao thông vận tải - Điều kiện kinh tế - xã hội :

+ Hiện trạng kinh tế + Văn hóa – xã hội

3.3.2. Tổng quan về công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ

3.3.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất và chế biến nguyên liệu giấy tới môi trường. môi trường.

- Ảnh hưởng của việc sản xuất giấy tới môi trường nước tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ

- Ảnh hưởng của việc sản xuất và chế biến nguyên liệu môi trường không khí

- Chất thải do hoạt động sản xuất và chế biến nguyên liệu giấy thải ra môi trường

3.3.4. Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất giấy tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ động sản xuất giấy tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (dân số, việc làm …) khu vực công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ

- Tài liệu về quá trình phát triển cuat hoạt động sản xuất chế biến nguyên liệu giấy

- Thu thập số liệu thứ cấp ở tỉnh và công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ - Thu thập thông tin liên quan đến đề tài qua thực địa, qua sách báo, internet : số liệu, hiện trạng

- Các báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương và kết quả quan trắc môi trường hàng năm tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ

- Tài liệu về công tác quản lý môi trường tại địa bàn nghiên cứu.

- Tài liệu về các văn bản pháp quy chế biến và sản xuất giấy, về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn Việt Nam …. Và các tài liệu liên quan.

3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa.

- Quan sát các cổng thải.

- Quan sát các dây chuyền và thiết bị xử lý chất thải. - Quan sát các quá trình vận hành và sản xuất.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh với TCVN và QCVN

- Nước : TCVN 5945:2005, QCVN 08:2008/BTNMT - Không khí : TCVN 5939:2005 TCVN 5940:2005

Từ những số liệu thứ cấp cộng với số liệu đo đạc khảo sát thực tế, kết quả phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, tính toán tải lượng ô nhiễm, khu vực sản xuất chế biến để đưa ra kết luận về các thành phần môi trường. So sánh với TCVN để đưa ra những ảnh hưởng của hoạt động sản xuất và chế biến giấy tới môi trường khu vực.

3.4.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Xây dựng bộ câu hỏi điều tra và tiến hành điều tra 70 hộ dân quanh khu vực của nhà máy giấy để tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng của hoạt

động sản xuất giấy tới môi trường sống và sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh nhà máy.

+ Số phiếu sử dụng: 70 phiếu điều tra cho 70 hộ dân quanh khu vực sản xuất của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ

Chọn 4 tổ dân phố khu vực xung quanh nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ : tổ 3, tổ 4, tổ 5, tổ 6, và số phiếu lần lượt là 20, 20, 15, 15

+ Cách chọn hộ: Ngẫu nhiên – Chọn 70 người ngẫu nhiên trong 4 tổ xung quanh khu vực nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ trong phương pháp này, mỗi đơn vị của tổng thể đều có khả năng được chọn như nhau. Dùng phương pháp ngẫu nhiên để chọn ra số mẫu từ tổng thế với số lượng cần theo yêu cầu phỏng vấn.

+ Phương pháp điều tra: Điều tra tự do - là phương pháp điều tra phỏng vấn với các câu hỏi khung đã quy định, còn các câu hỏi thăm dò khác có thể thay đổi cho phù hợp với người được hỏi và hoàn cảnh tiến hành phỏng vấn.

3.4.5. Phương pháp xử lý, kế thừa số liệu

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực ngiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Đặc điểm khí hậu

Khu vực công ty mang đặc trưng khí hậu miền núi Bắc Bộ có 02 mùa rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam; mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc

Quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu tại khu vực sản xuất. Các yếu tố đó là:

- Nhiệt độ không khí.

- Độ ẩm không khí và chế độ bốc hơi. - Lượng mưa.

- Tốc độ gió và hướng gió. - Nắng và bức xạ.

- Các yếu tố khí hậu bất thường (giông, bão nhiệt đới,…) (Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]

* Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong không khí. Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường lao động là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ con người và đời sống hệ sinh thái động thực vật. Điều đó cũng giải thích tại sao yếu tố nhiệt độ không khí được dùng để tính toán mức độ ô nhiễm môi trường không khí và trong thiết kế kiểm soát ô nhiễm môi trường. Nhiệt độ không khí càng cao thì tác động của các độc tố càng mạnh, có nghĩa là tốc độ lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn. Tại khu vực xây dựng sản xuất có:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 22 o C.

+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 28,50

+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 15,60

C (tháng12) (Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]

* Chế độ mưa

Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng. Các hạt mưa kéo theo các hạt bụi và hoà tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước. Mưa làm sạch bụi ở các lá cây do đó làm tăng khả năng hút bụi của các dải cây xanh cách ly bảo vệ khu dân cư.

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10,lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Lượng mưa trung bình năm : 1500 - 2000 mm - Số ngày mưa trong năm : 150 đến 160 ngày

- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất : 489 mm (tháng 8) - Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 22mm (tháng 12) - Lượng mưa ngày lớn nhất: 353 mm

(Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]

* Độẩm không khí

Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm. Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi trong không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất. Từ mặt đất các vi sinh vật phát tán vào môi trường không khí, độ ẩm lớn tạo điều kiện vi sinh vật phát triển nhanh chóng và bám vào các hạt bụi ẩm lơ lửng trong không khí bay đi xa, gây truyền nhiễm bệnh. Độ ẩm còn có tác dụng với các chất khí như: SO2, NOx,… hoà hợp với hơi nước trong không khí tạo thành các axit.

Tại khu vực có:

- Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82%

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3, 7): 94% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 2, 11): 73%

Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 40 mm, tháng 5 là tháng có lượng bốc hơi nhiều nhất (5 mm) (Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]

* Chế độ gió

Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển và xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng cao thì thì chất ô nhiễm không khí càng lan toả xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao chùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Hướng gió thay đổi làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực ô nhiễm cũng bị thay đổi.

Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa Đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hướng Nam và Đông Nam.

- Tốc độ gió trung bình năm : 1,9 m/s - Tốc độ gió lớn nhất : 24 m/s

* Nắng và bức xạ

- Số giờ nắng trung bình trong năm : 1588 giờ - Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng : 187 giờ - Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng : 46 giờ

Bức xạ trung bình năm : 108 kcal/cm2/ năm

(Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]

*Thủy văn

Sông Cầu là sông chính trong hệ thống sông Thái Bình (diện tích 3,478 km2, chiếm 47% toàn bộ diện tích hệ thống) với tổng chiều dài là 288km. Sông cầu bắt nguồn từ vùng núi Vạn On (đỉnh cao 1,326) chạy qua Chợ Đồn, đi qua phía tây Bạch Thông - Chợ Mới (Bắc Kạn) chảy về Phú Lương, Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên, Yên Phong, Quế Võ (Bắc Ninh), Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, Bắc Giang và tới Phả Lại (Hải Dương) Sông cầu chảy qua gần nhất khu vực dự an chỉ cách 20m ở khu vực giáp gianh. Lưu vực sông cầu có môdun dòng chảy trung bình từ 22 – 24l/s.km2. Dòng chảy năm dao động không nhiều, năm nhiều nước chỉ gấp 1,8 – 2,3 lần so với năm ít nước. Hệ số biến đổi dòng chảy khoảng 0,28. Dòng chảy của sông cầu chia

thành hai mùa rõ rệt : mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 9 hoặc tháng 10. Lượng chảy mùa lũ không vượt quá 75% lượng nước cả năm. Tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng 8, chiếm 18 – 20 % lượng dòng chảy cả năm. Tháng can nhất là tháng 1 hoặc tháng 2, lượng dòng chảy khoảng 1,6 – 2,5 %

Chảy qua ranh giới của Công ty còn có suối Phượng Hoàng, là con suối tiếp nhận nước thải của dân cư vem suối thuộc hai phường Tân Long và Quan Triều, ngoài ra suối Phượng Hoàng còn là nơi tiếp nhận nước thải của mỏ than Khánh Hòa và công ty Giấy xuất khẩu Thái Nguyên. Khoảng 2m suối tiếp giáp với khu đất của công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ (Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]

* Đa dạng sinh học a/ Hệ sinh thái trên cạn

Ở khu xung quanh Công ty chủ yếu là các hộ dân, một đồi cây nhỏ ở phía Đông-Nam và không có ruộng canh tác, nên hệ sinh thái cạn của khu vực xung quanh Công ty tương đối nghèo nàn. Thảm thực vật chủ yếu là một số cây ăn quả(Bưởi, Cam, Hồng, Táo…) và một số loại rau mà các hộ gia đình trồng trong mảnh vườn chật hẹp của mình để làm thực phẩm. Ngoài ra, còn có các loại cây lâm nghiệp như tràm, tre, bạch đàn,…được trồng ở đồi cây cạnh Công ty.

Đối với hệ động vật cạn chủ yếu là các động vật nuôi như gà, ngan, vịt, chó… Xung quanh khu vực dự dán vẫn tìm thấy các loại động vật như rắn, chuột…

b/ Hệ sinh thái nước

Trước đây khi Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ (khi đó là Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ) còn sản xuất giấy đi từ các nguyên liệu tre nứa đã thải ra sông cầu rất nhiều nước thải ô nhiễm, gây ảnh hưởng lớn đến các loài thủy sinh của khu vực sông. Nhưng mấy năm trở lại đây, do chuyển đổi hình thức sản xuất, không thải ra môi trường những loại nước thải độc hại cao nên hệ sinh thái nước của lưu vực sông cầu sau Cônt ty đã phục hồi, chất lượng nước sạch hơn, không còn màu đen của nước thải giấy như lúc trước. Hệ sinh thái nước ở khu vực là các loại động vật thủy sinh, các loại cá nước ngọt và thực vật

thủy sinh thông thường. Ngoài ra không có các loài thuộc diện quý hiếm cần bảo vệ tránh tuyệt chủng.(Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]

4.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

a/ Về kinh tế

Phường Quán Triều là một trong những phường có nền kinh tế phát triển của thành phố Thái Nguyên. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân trong phường chủ yếu từ các hoatj động sản xuất kinh doanh và sản xuất công nghiệp. Toàn phường có 213 hộ kinh doanh thường xuyên, 29 cơ sở sản xuất kinh trong đó có 3 cơ sở sản xuất công nghiệp à Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty nhiệt điện Cao Ngạn và nhà máy Z27.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường của công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ, phường quan triền, thành phố thái nguyên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)