- Lớp ngoài mỏng gồm những sợi liên kết chun giãn Do cấu trúc như trên,
VII.1 Tuần hoàn mạch vành ( hình )
( hình )
• - Là tuần hoàn nuôi dưỡng tim • - Xuất phát từ động mạch chủ
ngay trên van bán nguyệt , đi đến tim và chia thành : động mạch vành trái và động mạch vành phải • + Động mạch vành trái cung
cấp máu cho vùng trước thất trái và nhĩ trái
+Động mạch vành phải cung cấp máu cho hầu hết thất phải, nhĩ phải và phần sau thất trái
Động lực máu trong tuần hoàn vành
+ Máu chảy từ nơi có áp lực cao ( động mạch chủ ) đến nơi có áp lực thấp (tâm nhĩ phải )
+ Vào đầu kỳ tâm thu, áp lực máu tăng đột ngột, tốc độ máu cũng tăng; tiếp theo, khi tâm thất co bóp, áp lực vẫn cao nhưng tốc độ lại giảm. Do cơ tim khi co, ép vào các mạch máu trong khối cơ tim làm hẹp động mạch lại nên áp suất tăng mà tốc độ chậm.
+ Đến giai đoạn tâm trương, cơ tim giãn, mạch vành giãn ra, áp suất giảm, tốc độ lại tăng, máu trong mạch vành chảy dễ dàng.Như vậy, tuần hoàn vành nhanh và nhiều trong kỳ tâm trương, chậm và ít đi trong kỳ tâm thu.
+ Lưu lượng mạch vành lúc nghỉ ngơi khoảng 255ml/phút, chiếm 4-5% lưu lượng tim. Lúc vận cơ, lưu lượng tim tăng gấp 4-6 lần, công của tim tăng gấp 6-8 lần, lưu lượng mạch vành cũng tăng gấp 4-5 lần để cung cấp dưỡng chất cho tim. Như vậy, lưu lượng vành tăng không tương xứng với sự tăng công của tim, do đó tim phải tăng hiệu suất sử dụng năng lượng để giảm thiểu sự thiếu cung cấp máu trong vận cơ.
- Các yếu tố điều hoà tuần hoàn vành
+ Yếu tố thể dịch : sự giảm nồng độ oxy trong tim khiến tế bào cơ tim phóng thích các chất giãn mạch và gây giãn các tiểu động mạch làm cho máu đến tim nhiều hơn. Chất quan trọng nhất là adenosin và một số chất khác như K+, H+, carbonic, bradykinin, prostaglandin
+ Yếu tố thần kinh :
Sự kích thích của thần kinh thực vật