Thực trạng người lao động

Một phần của tài liệu Phát triển lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 30)

2.2.1. Dân số và tốc độ gia tăng dân số

Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới. Cụ thể tính đến ngày 1/4/2009 dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,47% so với năm 1999 (với sai số thuần 0,3%) và theo báo cáo của tình hình dân số thế giới năm 2010 của Liên Hợp Quốc, dân số Việt Nam hiện là 89 triệu người, đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới [37, Tr.16].

Dân số Việt Nam tăng nhanh qua các thời kỳ, cụ thể: - Thời kỳ 1921-1943 tăng 319,5 nghìn người/năm - Thời kỳ 1943-1951 tăng 56,1 nghìn người/năm - Thời kỳ 1951-1957 tăng 1.135,8 nghìn người/năm - Thời kỳ 1976-1985 tăng 1190,2 nghìn người/năm - Thời kỳ 1985-2008 tăng 1.142,9 nghìn người/năm

Với mức gia tăng dân số như trên Việt Nam được thế giới đánh giá là nước có lợi thế về dân số và được coi là nước đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” .

Số người trong độ tuổi lao động cũng có sự gia tăng một cách đáng kể và chiếm tỷ lệ cao. Theo Điều tra Lao động và Việc làm của Tổng cục thống kê tháng 7 năm 2011, dân số trong độ tuổi lao động (nam từ 16-60, nữ từ 15-55) ở Việt Nam là 51,4 triệu người, chiếm 58,5% tổng dân số, bao gồm 50,35 triệu người có việc làm và 1,05 triệu người thất nghiệp [37, Tr.12]. Dự báo dân số Việt Nam trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI sẽ duy trì “cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tiếp tục tăng cao. Trong 10 năm

(1999-2009), mỗi năm nước ta có khoảng 1,8 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Dự tính trong 10 năm tới mức tăng dân số trong độ tuổi lao động bình quân là 2,5% , gấp hơn hai lần tăng nguồn nhân lực cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử dân số Việt Nam

Rõ ràng tốc độ gia tăng dân số và lực lượng lao động nước ta vào loại khá cao và hơn nữa tốc độ tăng đó còn diễn ra một cách liên tục. Do vậy, nguồn bổ sung vào đội ngũ lao động cũng rất lớn. Song, trên thực tế thì quy mô nguồn lao động nước ta còn lớn hơn mức gia tăng của lực lượng lao động, bởi số người đã ra khỏi độ tuổi lao động hàng năm ít tăng và phần lớn vẫn có nhu cầu việc làm. Như vậy, có thể nói, trong suốt quá trình tiếp theo chúng ta tiến hành CNH, HĐH đất nước, nguồn lao động của nước ta luôn tăng. Nếu xét từ góc độ cung cấp số lượng lao động thì đây là một thuận lợi, song đó là một khó khăn không nhỏ khi nền sản xuất xã hội của ta không đáp ứng đủ việc làm cho người lao động.

Điều đó là do nhiều năm trước đây, tốc độ tăng dân số của nước ta khá cao, trong khi đó nền sản xuất xã hội lại chậm phát triển, do vậy nó không đáp ứng được yêu cầu phân công lao động xã hội. Thêm vào đó, ngoài số lao động gia tăng tự nhiên hàng năm, những người ngoài lực lượng lao động (người về hưu, trẻ em, học sinh) cũng có nhu cầu việc làm khá lớn.

Việc phân bố dân cư cũng không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước. Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước, trong khi đó diện tích hẹp, tài nguyên đang dần cạn kiệt. Cụ thể, vùng Đồng Bằng Sông Hồng có mật độ dân số là 1225 người/km2 (2006), vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 429 người/km2 (2006). Trong khi đó ở vùng trung du và miền núi với diện tích rộng lớn, tài nguyên phong phú nhưng dân số chỉ chiếm 25% so với cả nước, mật độ dân số thưa, ví dụ như vùng Tây Bắc mật độ là 69 người/km2, Tây Nguyên là 89 người/km2 (2006) [1, Tr.79].

Việc phân bố dân cư chưa hợp lý không những dẫn đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giữa các vùng miền chưa hợp lý mà còn góp phần làm tăng sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng miền.

CNH, HĐH với quy mô dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, đó là sức mạnh, là yếu tố cơ bản để chúng ta đẩy nhanh tốc độ phát triển. Song, với một nước chậm phát triển như nước ta, cộng thêm vào đó là những hạn chế về nguồn vốn, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng,…thì một khi nguồn lao động đã dư thừa lại tăng với tốc độ lớn sẽ gây sức ép việc làm rất lớn. tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm là cái mà chúng ta sẽ phải tiếp tục giải quyết trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH.

2.2.2. Chất lượng người lao động * Về thể lực

Thể lực của con người được xác định bởi kết cấu cơ thể sinh học của con người (chiều cao, cân nặng, sự cân đối của cơ thể, sự nhạy cảm và sức chịu đựng,…) hoạt động theo những chức năng tự nhiên do cơ thể sinh học điều khiển và điều tiết. Với sự phát triển nền kinh tế, nền văn minh xã hội, cơ thể sinh học của con người cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện theo quy luật

tiến hóa.

Thể lực có ý nghĩa quan trọng quyết định năng lực hoạt động của con người. Phải có thể lực, con người mới có thể phát triển trí tuệ và quan hệ của mình trong xã hội.

Trong những năm gần đây, thể lực của người Việt Nam đã được cải thiện về chiều cao, cân nặng, tỷ lệ suy dinh dưỡng, tuổi thọ. Song, nhìn chung vẫn còn kém so với một số nước trong khu vực và so với yêu cầu nguồn lao động cần có ở Việt Nam. Thông tin từ Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em năm 2009 về thể lực và tầm vóc của người Việt Nam cho thấy, chiều cao của nam thanh niên hiện nay đạt 163,7cm và chiều cao trung bình của nữ đạt 153cm.

Trong tương lai, với mức độ dinh dưỡng và mức sống được cải thiện, chắc chắn chiều cao của người Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực thì chỉ số trên còn thấp, ví dụ như của Nhật Bản: nam đạt trung bình 170,4cm và nữ đạt trung bình 157,4cm; của Thái Lan: nam đạt trung bình là 165,9cm và nữ đạt trung bình 155,14cm [39, Tr.52].

Với chỉ tiêu này, ta có thể thấy rằng người lao động của Việt Nam tuy đã có sự tăng lên đáng kể về thể lưc. Song, so với các nước trong khu vực và thế giới thì nước ta còn thấp hơn nhiều. Trước những đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH về thể trạng của con người, thì với thể lực như trên của người Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Các chỉ tiêu về thể lực tính trung bình vẫn ổn định. Theo đánh giá chung thì tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi có suy giảm. Trong báo cáo

phát triển con người của UNDP năm 2004 thì “tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy

dinh dưỡng có xu hướng giảm từ 45% năm 1997 xuống còn 41% năm 1999, 39% năm 2001, 33% năm 2003 và 31% năm 2004” [36, Tr.11].

Đây là một tín hiệu rất đáng mừng, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Song vẫn là một vấn đề xã hội khá nghiêm trọng, nếu không được giải quyết nhanh chóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước sau này.

Một vấn đề nữa đó là, nhờ không ngừng đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống mà tuổi thọ trung bình đã được tăng cao.

“Tuổi thọ trung bình nâng từ 67,8 tuổi năm 2000 lên 71,5 tuổi năm 2005” [5,

Tr.23] và tăng lên đến 74,6 tuổi năm 2009.

So với một số nước trong khu vực và trên thế giới thì tuổi thọ bình quân của người Việt Nam vẫn thấp, năm 2002 của Singapore là 80 tuổi, Nhật Bản là 81 tuổi, Pháp là 83 tuổi,…Một trong những nguyên nhân là do mức sống của dân cư nước ta còn thấp, thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người năm

2005 là 638 USD/người; năm 2006 là 729 USD/người. Trong khi đó, năm 2001 của Singapore là 20.738 USD, của Nhật Bản là 33.400 USD

Thách thức đối với nâng cao chất lượng nguồn lao động nước ta hiện nay không chỉ ở mức sống của dân cư và người lao động còn thấp, mà còn từ các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,…Theo thống kê của cơ quan thường trực

phòng chống ma túy, “tính đến cuối năm 2004, cả nước có 170.407 người

nghiện có hồ sơ kiểm soát” [3, Tr.21]. Những tệ nạn xã hội này không chỉ ảnh

hưởng đến mặt thể chất mà còn gây ra những hậu quả xấu về mặt xã hội, ảnh hưởng xấu tới chất lượng nguồn lao động hiện tại và tương lai của đất nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, thể lực của người Việt Nam trong những năm qua đã có những cải thiện rõ rệt, song vẫn còn kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là chưa đủ đáp ứng yêu cầu tình hình thực tế của đất nước. Những bất cập về thể lực của người lao động nước ta đòi hỏi Đảng và nhà nước phải quan tâm và có những chính sách, biện pháp giải quyết triệt để.

* Về trí lực

Ngoài yếu tố thể lực ra thì chất lượng người lao động còn được phản ánh chủ yếu thông qua sức mạnh trí tuệ. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng người lao động, đặc biệt là trong điều kiện trí tuệ hóa lao động như hiện nay.

- Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động

Trình độ văn hóa là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng của người lao động. Trình độ văn hóa của người lao động là trạng thái hiểu biết cao hay thấp của họ đối với những kiến thức phát triển về tự nhiên và xã hội. Mặt khác trình độ văn hóa là khái niệm về học vấn, vấn đề con người có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản và tri thức chuyên môn kỹ thuật. Ở Việt Nam sau hai thập kỷ thực hiện chính sách đổi mới mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế,

trình độ văn hóa của người lao động nước ta đã có nhiều thay đổi đáng kể và tích cực. Cụ thể:

Trình độ văn hóa của người lao động nước ta cao hơn các nước có cùng mức thu nhập. Đa số người lao động nước ta đều biết chữ. Năm 2011, tỷ lệ lao động biết chữ trong lực lượng lao động là 97%, tỷ lệ này tương đương với các nước trong khu vực (Thái Lan là 96%, Philippin là 95%). Số người biết chữ trong lực lượng lao động nước ta không ngừng tăng lên nhờ các chính sách phát triển giáo dục phổ thông và phổ cập tiểu học.

Những năm gần đây đội ngũ trí thức tăng nhanh, chỉ tính riêng số sinh viên cũng đã cho thấy sự tăng nhanh vượt bậc. Năm 2003-2004, tổng số sinh viên đại học và cao đẳng là 1.131.000 sinh viên, đến năm 2007-2008 tăng lên 1.603.484 sinh viên. Năm 2008, tổng số sinh viên ra trường là 233.966 trong đó sinh viên tốt nghệp đại học là 152.272; sinh viên tốt nghiệp cao đẳng là 81.694, số tri thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng tăng nhanh.[25, Tr.329].

Trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất của nguồn nhân lực nước ta cũng ngày càng được nâng cao. Điều đó được thể hiện qua tỷ lệ lao động qua đào tạo của nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Cụ thể:

Bảng 1: Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo

(Đơn vị: %)

Năm Trình độ

1996 2005 2011

Đã qua đào tạo 12,3 25,06 31,1 Trong đó:

Dạy nghề 6,2 15,5 17,1 Trung học chuyên nghiệp 3,8 4,2 6,2 Cao đẳng, đại học và trên đại học 2,3 5,3 7,8 Chưa qua đào tạo 87,7 75,0 68,9

(Nguồn:Tổng cục Thống kê (2012), Báo cáo Điều tra lao động và việc làm năm 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội.) [38, Tr.17]

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ lao động qua đào tạo liên tục tăng qua các năm. Điều này tạo điều kiện cho việc áp dụng khoa học, công nghệ, ứng dụng những tri thức mới vào sản xuất, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Tuy nhiên, kết quả Điều tra Lao động Việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2011 cho thấy tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Trong tổng số 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có hơn 8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,6% tổng lực lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và đôi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp. Hiện cả nước có hơn 43,4 triệu lao động (chiếm 84,4?% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó. Con số này đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.[38, Tr.16].

Thực trạng giáo dục - đào tạo ở nước ta trong những năm gần đây còn làm nảy sinh và bộc lộ những mâu thuẫn mới trong nguồn lao động. Đó là mâu thuẫn giữa quy mô đào tạo với chất lượng đào tạo nói chung, với chất lượng đào tạo với yêu cầu trong thực tiễn, giữa cơ cấu đào tạo với cơ cấu lao động cần sử dụng,…những mâu thuẫn này làm cho nguồn lao động được đào tạo ở nước ta trong những năm qua vốn đã rất thiếu lại rơi vào tình trạng dư thừa.

Có thể nói, trong cơ cấu của trình độ lao động nước ta, thì tỷ lệ lao động được đào tạo không chỉ quá thấp mà còn bất hợp lý. Chúng ta không chỉ thiếu cán bộ trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp mà còn thiếu cả công nhân kỹ thuật lành nghề và thiếu hụt hơn cả là chuyên gia đầu ngành. Cụ thể, trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đặc biệt là ở các trường đại học và viện nghiên cứu có nhu cầu lớn về lực lượng cán bộ có trình độ trên đại học nhưng tỷ lệ số người có trình độ trên đại học trên tổng số cán bộ giảng dạy mới đạt 12,7%.

Tuổi của lực lượng lao động nước ta cũng là vấn đề đáng quan tâm, hiện đội ngũ lao động có trình độ cao ở nước ta đang bị già hóa rất nhanh và có sự hẫng hụt lớn giữa các thế hệ. Số công nhân kỹ thuật cao phần lớn đã ở độ tuổi 50, trong số trên 10.000 cán bộ khoa học bậc cao thì tuổi bình quân của tiến sĩ là 52,8 và phó tiến sĩ là 48,1; giáo sư ở độ tuổi 51 đến 70 chiếm 96%, dưới 50 tuổi chỉ có 4%. Do vậy, đây cũng là một trở ngại cho việc đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH [38, Tr.101].

Đội ngũ công nhân công nghiệp không chỉ nhỏ bé về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Hiện nay chúng ta có khoảng 1,76 triệu công nhân làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước và khoảng 3,64 triệu công nhân làm việc ở các khu vực kinh tế khác, trong đó có khoảng 2 triệu công nhân kỹ thuật. Trong số công nhân ở khu vực kinh tế nhà nước, chỉ có khoảng 50% được đào

tạo tại các trường dạy nghề, số còn lại được tuyển dụng bằng nhiều con đường khác nhau. Đội ngũ công nhân nước ta nói chung chưa có tác phong công nghiệp mà còn hạn chế về trình độ tổ chức, thiếu tính kỷ luật và trách nhệm nghề nghiệp. Thực trạng này là điều đáng lo ngại của đội ngũ công nhân nước ta trong giai đoạn CNH, HĐH.

Hiện nay, số chuyên gia đầu ngành về khoa học, kỹ thuật và công nghệ ở nước ta đạt trình độ quốc tế chưa nhiều so với một số nước trong khu vực và so với yêu cầu cấp bách của việc đẩy mạnh CNH, HĐH. Chúng ta còn thiếu

Một phần của tài liệu Phát triển lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 30)