Việc xác định hiệu suất ghi của đầu dò (hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần, hiệu suất tổng, hiệu suất nội…) là nhiệm vụ quan trọng trong việc sử dụng hệ phổ kế gamma với đầu dò NaI(Tl) trong đo đạc thực nghiệm. Nói chung, có ba phương pháp để xác định hiệu suất của đầu dò:
(1) Phương pháp thực nghiệm (Phương pháp tương đối): Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp mà mẫu và chuẩn rất giống nhau. Các
kết quả thu được thường là đáng tin cậy nhưng sai số hệ thống của mẫu chuẩn có thể là một nghi vấn.
(2) Phương pháp Monte Carlo (Phương pháp tuyệt đối): hiệu suất chỉ được xác định bởi kĩ thuật Monte Carlo. Trong việc tính toán này, các dữ liệu của đầu dò được cung cấp với độ chính xác cao là cần thiết, cùng với thành phần hóa học của nguồn. Một vấn đề cơ bản khác là chất lượng của chương trình cũng cần phải được xem xét.
(3) Phương pháp bán thực nghiệm: là sự kết hợp giữa đo đạc và ước lượng. Phương pháp đo góc khối hiệu dụng, được giới thiệu vào đầu thập kỉ 80, ngay lập tức được sử dụng để thiết lập ảnh hưởng của sự suy giảm năng lượng photon, hình học đo và sự đáp ứng của đầu dò.
Cho một cấu hình được đưa ra, hệ số hiệu chỉnh được xác định bằng tỉ số của hiệu suất giữa chuẩn và mẫu:
ε = ε s (E,chuaån) f (E,maãu) (2.6)
Không cần quan tâm đến phương pháp nào lựa chọn cho việc xác định
sự hiểu chỉnh tự hấp thụ, quy trình này luôn được áp dụng, với fRsR có được từ
nhiều mật độ khác nhau và từ các năng lượng photon được thu thập và làm
khớp thành một hàm thích hợp fRsR(ρ) hay fRsR(E,r).