Đặc trưng kỹ thuật, điều kiện làm việc của các thiết bị đo đạc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG môn đo đạc điện tử (Trang 48)

- Chuyển chiều dài thiết kế ra thực địa

1. Đặc trưng kỹ thuật, điều kiện làm việc của các thiết bị đo đạc

Các thiết bị kỹ thuật số trong trắc địa gồm 2 phần:

+ Phần cứng: hộp máy, các mạch tích hợp, các thiết bị quang học của hệ thống ống kính, hệ thống ống thủy…

+ Phần mềm: Các chương trình được viết, ứng dụng chương trình đo đạc trong trắc địa.

Do đó, khi chế tạo, sử dụng và bảo quản các thiết bị này, cần phải nắm rõ được các đặc trưng kỹ thuật, quy trình sử dụng…

- Đối với máy toàn đạc điện tử, sai số đo góc của máy, sai số đo cạnh của máy đều được thể thiện trên lý lịch (cataloge) của máy. Người sử dụng phái nắm được các số liệu này để biết máy có thể sử dụng được trong trường hợp nào.

Ví dụ máy TĐ ĐT dòng TC 403/405/407 của hãng Leica có độ chính xác đo góc lần lượt là 3"/5"/7+

Đo cạnh với gương tròn trong điều kiện thời tiết tốt tối đa là 3500 m. Độ chính xác đo cạnh với các chế độ đo chuẩn/ đo đuổi / đo nhanh lần lượt là:

2mm+2ppm/5mm+ 2ppm/5 mm+2 ppm.

Máy thu GPS Promack 3 có 14 kênh độc lập, sử dụng L1 mã C/A và dải sóng mang. Đặc trưng về độ chính xác:

- Thực hiện đo tĩnh (rms): phương ngang :0.005 m + 1 ppm, phương đứng: 0.010 m +1 ppm. Phương vị < 1arcsecond,

- Sai số đo động: sai số mặt bằng 0.012 m +2.5 ppm, sai số độ cao:0.015 m+ 2.5 ppm, thời gian đo tối thiểu cho 1 điểm là 15 giây.

- Đặc trưng về dữ liệu: thời gian lưu từ 1 -30 giây, khả năng lưu trữ của bộ nhớ tới 72 giờ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG môn đo đạc điện tử (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w