DA VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
3.1.1.1 Lớp biểu bì (Epidermis)
Biểu bì được cấu tạo từ 2 lớp tế bào. Thường người ta nói là có lớp tế bào đã sừng hoá và lớp tế bào đang sừng hoá. Quá trình sừng hoá của tế bào là quá trình chớm già của tế bào và sự bong của chúng. Quá trình ấy có ý nghĩa to lớn về phương diện bảo vệ da, bởi vì những tế bào bị tổn thương và bị biến đổi dễ dàng bị đào thải khỏi bề mặt da.
• Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mọi ảnh hưởng có hại của môi trường và sự xâm nhập của vi khuẩn.
• Lớp biểu bì có tác dụng tổng hợp các vitamin D dưới tác động bức xạ của mặt trời.
• Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da và ngăn chặn không cho các tia cực tím đi sâu vào da. Một số các thành phần phụ của da cũng thuộc biểu bì bao gồm: nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi ly tiết, tuyến mồ hôi ngoại tiết, răng, móng.
Hình 3.2 Lớp biểu bì
Lớp sừng (Stratum Corneum) Là lớp ngoài cùng của biểu bì – lớp
sừng bao gồm một phân đoạn dày của 15 đến 20 lớp tế bào. Các tế bào sừng liên kết với nhau bởi một lượng nhỏ các thể nội, các phần phụ giàu protein của màng tế bào.
Nằm giữa các tế bào là lipid biểu bì: nếu các tế bào sừng được xem là gạch thì chất béo điền vào khoảng trống giữa các tế bào là vữa hoặc xi-măng (mô hình gạch và vữa).
Cấu trúc và chức năng của lipid biểu bì
Thành phần chất béo và độ ẩm của biểu bì thay đổi với sự biệt hóa gia tăng của các tế bào da. Chất béo được hình thành từ bộ máy Golgi của keratinocytes, lưu trữ trong không bào màng bọc (còn gọi là cơ quan Odland)
là tiền chất của chất béo rào cản đặc thù ở dạng màng chất béo lamellar lớp kép. Các chất chứa trong cơ quan Odland được phóng thích vào trong không gian ngoại bào nhờ exocytosis, tại đây chúng tiếp tục quá trình để trở thành lipid biểu bì: Như là một chất gắn kết các tế bào sừng, các màng lipid lớp kép này sẽ làm cho các lớp sừng trở nên vững chắc.
Hình 3.3 Sơ đồ biểu bì
(1) Cơ quan Odland với màng 2 lớp - (2) Keratinocyte (3)Exocytosis (4) Lipid biểu bì (5) Tế bào sừng
Đồng thời, màng lipid gian bào chính là rào chống thấm quyết định đối với lớp sừng: Nó có chức năng quan trọng nhất là điều hòa nước và hàm lượng chất lỏng, bởi vì độ đàn hồi và săn chắc của lớp sừng phụ thuộc vào độ ẩm.
3.1.1.2 Lớp Bì
Bì tạo thành một ranh giới rõ ràng với biểu bì và một ranh giới ít rõ ràng hơn với lớp mô mỡ. Bì gồm những sợi collagen, sợi elastin đan với nhau thành một mạng lưới. Giữa những mạng lưới có những tế bào sợi, những sợi chân tóc lông, các tuyến mồ hôi, tuyến bã, mạch máu, mạch bạch huyết. Lớp này dày từ 3 – 5mm, có nhiều mạch máu , dây thần kinh hơn và cho các hoạt chất ưu nước đi vào các lớp trong da.
Hình 3.4 Lớp bì
(1) Tầng gai (2) Màng đáy (3) Tế bào đáy (4) Biểu bì Bì gồm 2 tầng phụ: Tầng lưới và tầng gai
_ Tầng lưới (tầng = lớp bao phủ; lưới: có sợi đan lại như lưới) chiếm phần dưới của bì và dẫn tới sự chuyển tiếp liên tục tới lớp mô mỡ bên dưới.
_ Tầng gai (gai = chỗ nhô lên) là lớp bên trên, tạo thành đường biên giới gợn sóng và rõ nét với biểu bì. Cấu trúc gợn sóng giúp gia tăng diện tích tiếp xúc với biểu bì, như vậy đảm bảo khả năng nuôi dưỡng tốt nhất của lớp biểu mô thuộc biểu bì – các tế bào đáy – qua các mạch máu chạy khắp tầng gai.
3.1.1.3 Hạ bì
Thành phần chính của hạ bì là mô liên kết protein được tạo thành bởi các sợi đàn hồi hình vòng cung và các sợi collagen gợn sóng gần như không co giãn. Các sợi này có trách nhiệm đảm bảo để đàn hồi cao và độ bền của hạ bì. Phức hợp glycosaminoglycan sợi collagen mới hình thành có thể liên kết một lượng nước lớn và quyết định sức cứng bên trong của da mới hình thành. Theo độ tuổi của da, sự đan chéo của các sợi collagen tăng lên và khả năng liên kết nước giảm xuống, da có xu hướng bị nhăn.
Lớp này còn có các phần phụ của da:
_ Tuyến mồ hôi: Mỗi tuyến mồ hôi được hình thành từ một ống xoắn tế bào biểu bì dẫn vào ống dẫn mồ hôi để mở ra trên bề mặt da. Các tuyến mồ hôi được hệ thần kinh điều khiển và được kích thích để tiết ra do cảm xúc
hoặc do nhu cầu giảm nhiệt của cơ thể. Các tuyến mồ hôi được hệ thần kinh điều khiển và được kích thích để tiết ra do cảm xúc hoặc do nhu cầu giảm nhiệt của cơ thể.
_Tuyến bã nhờn:Các tuyến bã nhờn mở rộng vào các nang lông, tóc và được tạo nên bởi các tế bào biểu bì chuyên hoá sản sinh ra dầu nhờn. Chúng tập chung nhiều nhất ở đầu, mặt, ngực và lưng. Chức năng của chúng là bôi trơn thân lông, tóc, bao quanh da và chúng được các hoocmôn sinh dục kiểm soát.
_ Nang lông: phần nang lông và chân lông gắn với tuyến chứa các chất giàu lipid, do đó hoạt chất ưu dầu có thể đi qua nang lông. Ở người ó khoảng 40-70 nang lông/cm2, nên vấn đề hấp thu hoạt chất qua đường này la không đáng kể.