7. Phương pháp, và phương pháp luận nghiên cứu:
1.4.3. Đánh giá người GV (trong việc thực hiện nhiệm vụ thứ nhất):
•Quan điểm chung trong các tài liệu khoa học:
+ Mục đích đánh giá: Nhằm để giúp đỡ đối tượng, tạo ra được một cơ sở để thảo luận
về kết quả thực hiện và dự kiến việc hoàn thiện, nhưng điều quan trọng là để cải tiến nâng
cao hiệu quả hoạt động quản lý.
+ Cách đánh giá: lâu nay khi đánh giá người ta thường theo hai khuynh hướng sau đây : [30]
Đánh giá theo chuẩn mực Đánh giá có tính đào tạo
1. Có xu hướng nhận định GV so với
những GV khác hoặc so với một
chuẩn mực bên ngoài.
2. Nói chung, bằng lòng với các biến bản ghi nhận thông qua các chỉ báo như cấu trúc bài giảng, tổ chức hoạt động, sự tương hợp với chương trình.
1. Cho ý kiến về GV, trong đó ưu tiên quan tâm đến việc chuẩn bị bài giảng cũng như căn cứ vào quá trình phát triển cá nhân (đào tạo, sự thăng tiến trong nghề nghiệp...) để rút ra những
mặt mạnh và khó khăn của GV.
2. Thông qua việc dự giờ, đánh giá
chất lượng và các sai sót bài giảng, đồng thời đtra ra các gợi ý nhằm cải
thiện kỹ năng của GV.
Chúng tôi nghĩ rằng khuynh hướng đánh giá có tính đào tạo là cần thiết và phù hợp tình hình thực tế hiện nay. Vì chức năng thanh tra đã được xác định rõ là kiểm tra, đánh giá, tư vấn và thúc đẩy nên mục đích thanh tra không dừng lại ở xếp loại, mà còn nhằm giúp GV
tiến bộ hơn trong giáo dục, giảng dạy. Qua cách đánh giá có tính đào tạo sẽ giúp GV hoàn
thiện nghề nghiệp của mình.
•Quan điểm trong văn bản của Thanh tra Bộ:
Mục đích: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của GV nhằm giúp đỡ GV nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy; giữ vững kỷ luật, khuyến khích sự cố
gắng của GV, đồng thời tạo cơ sở để giúp Hiệu trưởng vá các cấp quản lý sử dụng, bồi
dưỡng, đãi ngộ GV một cách hợp lý.
+ Cách đánh giá:
Đánh giá trước đây theo chuẩn mực Đánh giá hiện nay nhằm bồi dưỡng, là cơ sở để tư vấn, giúp đỡ đối tượng.
Mục đích: giữ kỷ luật, chỉ ra cái tốt, cái hạn chế của đối tượng so với chuẩn và dừng lại ở việc xếp loại
Trong đó không chỉ so với chuẩn mà còn
nhấn mạnh những yêu cầu so với đối tượng,
so với điều kiện để chỉ ra thành công, tìm ra
những khó khăn hạn chế của đối
tượng.(như thế mới có cơ sở để tư vấn).
+ Nội dung đánh giá:
Theo thông tư 12/GD -ĐT nội dung thanh tra lao động sư phạm của GV là :
Kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy về trình độ nắm kiến thức, kỹ năng thái độ cần
xây dựng cho học sinh và trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục của GV.
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện qui chế chuyên môn như việc thực hiện chương trình
kế hoạch giảng dạy, giáo dục, các yêu cầu về soạn bài theo qui định, kểm tra và chấm chữa
bài, thí nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học, thực hiện các tiết thực hành theo qui định, bảo
đảm đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ và các qui định về chuyên môn.
Xem xét kết quả giảng dạy, giáo dục qua tìm hiểu kết quả học tập của học sinh qua
dạy ở năm trước, kết quả kiểm tra trực tiếp của TTV có đối chiếu sự tiến bộ của học sinh so
với khi GV nhận lớp.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các công tác khác, như công tác chủ nhiệm, tham gia
giáo dục đạo đức học sinh, các công tác khác được phân công.
•Tiêu chí đánh giá:
Trong đánh giá giáo dục bao giờ cũng căn cứ vào mục tiêu mà định ra các tiêu chuẩn đánh giá cho quá trình giáo dục, bao gồm các kinh nghiệm dạy - học của thầy và trò, để có được những nhận định khoa học khách quan và những quyết sách. Việc quy định các tiêu
chuẩn đánh giá đều liên quan tới bốn thuộc tính của sự đánh giá: tính chuẩn xác; tính khả
thi; tính thích ứng; tính hữu ích.
• Công cụ đánh giá:
Kiểm tra đánh giá, một công cụ quan trọng của công tác TTGV, là một bộ phận cấu
thành không thể thiếu của quá trình dạy học.
Tiến trình đánh giá được tiến hành bằng các hình thức kiểm tra và các kỹ thuật thu thập thông tin thể hiện như sau:
Tiến trình đánh giá
Hình thức Kỹ thuật thu nhận thông
ti
Xử lý thông tin
1. dự giờ dạy của GV - lập phiếu dự giờ cho
điểm từng phần - Cộng điểm, xếp loại
2.Nghiên cứu sản phẩm
của GV: hồ sơ sổ sách,
kết quả học tập của HS
- So sánh với các qui định - Xếp loại tính đầy đủ và chất lượng.
3. Qua HS và đồng nghiệp
- lắng nghe dư luận, nghiên cứu kỹ, thu thập các chứng
- So sánh và phối hợp các ý kiến
4. Trao đổi trực tiếp với GV
- Đối thoại, nêu câu hỏi, ghi chép câu trả lời.
- Đánh giá nhận thức và hiểu biết của GV
Trên thế giới, chương trình và phương pháp giáo dục đã và đang thay đổi để đáp ứng
mục tiêu đào tạo chiến lược: "Học để biết, để làm, để sống, để cùng chung sống". Trong nước ta hiện nay, chương trình phổ thông cũng đã được xem xét lại với nội dung và phương
pháp giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai về một mẫu con
người làm nền tảng cho việc phát triển nhân lực trước mắt và trong tương lai. Với tình hình như thế cần có một đội ngũ GV thực sự có chất lượng để thực hiện nhiệm vụ trên. Chúng
tôi nhận thấy kiểm tra, đánh gia là khâu quan trọng trong quá trình dạy học, không những
cho phép xác định mức độ hoàn thành của quá trình dạy học mà còn giúp cả người dạy lẫn người học điều chỉnh cách dạy cách học thông qua những thông tin phản hồi từ kết quả
thanh tra .... Qua nghiên cứu nhiệm vụ TTGV ở Việt Nam và một số nước, chúng tôi nghĩ
rằng TTGV không chỉ dừng lại ở việc xếp loại nên ngoài chức năng kiểm tra, đánh giá
thanh tra còn phải có nhiệm vụ tư vấn giúp đỡ, uốn nắn , sửa chữa đối tượng được thanh tra
từ đó thúc đẩy, giúp đỡ họ tiên bộ thực sư. Đánh giá tiết dạy của GV là bước cần thiết
nhưng không phải là bước cuối cùng của công tác TTGV, việc trao đổi sau khi dự giờ để
tìm cách tối ưu hoa tiết dạy mới là điều mà công tác thanh tra chuyên môn nhắm đến . Vì
vậy TTV cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức cho buổi làm việc sau dự giờ. Những
quan niệm trên đã chi phối việc chon lọc, đào tạo và tác nghiệp của TTV.
Kết luận
TT GV là nhiệm vụ trọng tâm của TTGD, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể hơn lav
nó kiểm tra, đánh giá. tư vấn để thúc đẩy sự
ứng với mỗi giai đoạn phát triển xã hội khác nhau, việc đánh giá GV phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo, để làm được điều đó người thanh tra phải có đầy đủ những năng lực và phẩm
chất cần thiết, biết vận dụng tiêu chí đánh giá, biết sử dụng công cụ, phương pháp đánh giá
phù hợp với từng đối tượng cụ thể. từ đó mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động TTGV ở
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TRA GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT TỈNH AN GIANG
2.1. Tình hình đội ngũ giáo viên bậc THPT ở An Giang - đối tượng thanh tra:
Số lượng:
(Bảng 2.1)Thống kê hiện trạng trình độ nghiệp vụ sư phạm GV trung học phổ thông ở
An Giang tính đến năm học 2002 – 2003
Tính đến đầu năm học 2002-2003, số GV THPT của tỉnh An G lệ 199ang)
•Chất lượng;
Tính đến đầu năm học 2002-2003, số GV THPT của tỉnh An Giang là 1506 GV. Số lượng GV có tăng nhưng vẫn còn thiếu, nhất là các bộ môn Giáo dục quốc phòng, Kỹ thuật
công nghiệp, nông nghiệp, số GV được đào tạo sau đại học còn quá thấp. Số GV chưa đạt
chuẩn chiếm tỉ lệ 199/1506.(13.2%)
(Nguồn từ Phòng Tổ chức Sở GD&ĐT An Giang)
•Chất lượng:
(Bảng 2.2) Thống kê kết quả xếp loại tay nghề GV ở 2 năm học
( Nguồn từ báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT tỉnh An giang.)
GV được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau (Tại chức, Từ xa, Chính quy...) nên năng
lực giảng dạy khác nhau. Chất lượng đội ngũ GV không đồng đều giữa các trường, giữa các
bộ môn. Hầu hết các trường trung học phổ thông mới thành lập, hoặc ở vùng sâu, vùng xa
thì đội ngũ nòng cốt về chuyên môn còn mỏng, đa số là GV trung học cơ sở tốt nghiệp đại
học tại chức hoặc từ xa được đưa lên giảng dạy cấp trung học phổ thông. Ngược lại, các
trường ở thành phố, thị trấn đội ngũ GV có năng lực chiếm tỷ lệ cao, nhưng cũng còn một
số ít GV lo chạy theo kinh tế nên có biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với chức trách được
giao, thiếu ý thức học tập để nâng cao trình độ về nghiệp vụ chuyên môn, hiện nay trên toàn
tỉnh chỉ có hai GV đạt trình độ thạc sĩ đạt 0,12 %.
Qua kết quả xếp loại tay nghề GV của hiệu trưởng các trường THPT ở hai năm cuối
của hai chu kỳ thanh tra cho thấy năng lực giảng dạy của GV có tiến bộ song chưa đều giữa
các môn và giữa các trường với nhau. GV xếp loại tốt chiếm tỉ lệ khá cao 20.7% (tập trung
nhiều vào các trường ở thành phố, thị xã, thị trấn), xếp loại khá đạt 50.5%, tỉ lệ GV đạt yêu
cầu giảm không đáng kể, từ 29.4% (năm học 1997-1998) giảm còn 28.8% (năm học
2002-2003) cho thấy trình dô nghiệp vụ tay nghề GV vẫn chưa được nâng lên, không có GV
nào xếp loại chưa đạt yêu cầu, trong khi kết quả học tập của học sinh vẫn còn nhiều yếu
kém, chất lượng giảng dạy vẫn cồn là vấn đề đang được quan tâm. Với cơ sở phân tích trên
của GV, và giúp đỡ GV nâng cao tay nghề là việc làm hết sức cần thiết trong việc xây dựng đội ngũ GV với chất lượng thật sự.
•Sự quan tâm của GV về công tác thanh tra :
Qua tham khảo ý kiến GV ở 12 môn của 15 trường THPT (GV có tay nghề tốt, khá,
đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu) Họ cho rằng TTV giúp GV thấy được những mặt mạnh, yếu
trong chuyên môn nghiệp vụ mà bản thân không nhận ra hết, nhất là GV trẻ, mới vào biên
chế, GV ở những trường có quy mô nhỏ, tổ chuyên môn mỏng ...rất cần sự đánh giá của
TTV để có những hiểu biết thêm về chuyên môn, phương pháp giảng dạy bộ môn và sau kết
quả thanh tra, TTV cũng đề xuất kiến nghị ban giám hiệu hỗ ượ thêm về chuyên môn, tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho GV trong quá trình giảng dạy, trong việc nâng cao tay nghề.
75% ý kiến GV cho rằng thanh tra là để giúp đỡ, khuyên khích GV. 87% ý kiến cho rằng
việc thanh tra GV là cần thiết.
• Các yếu tố tâm lý tác động đến GV trong quá trình thanh tra:
Qua kết quả khảo sát cho thấy 24.3% GV không thích được thanh tra, trong đó có 15
% GV lớn tuổi (trong số 34,3 % GV lớn tuổi), công tác thâm niên càng cao thì lại càng có
tâm lý không muốn thanh tra dự giờ đánh giá mình vì cho rằng mình là người dạy lâu năm
có tay nghề vững không cần thanh tra nhất là những TTV trẻ đáng tuổi em, cháu họ lại càng
khó chịu. Với 9,3% GV mới ra trường (trong số 30,7 % GV thâm niên dưới 5 năm), chưa
đủ kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ còn yếu nên cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi được
thanh tra dẫu cho rằng qua thanh tra giúp họ rất nhiều về chuyên môn, nâng cao tay nghề.
Ngoài ra, kết quả đánh giá xuề xòa, dễ dãi, không công bằng... nên có GV ngán ngại hoặc
có thái độ không hợp tác khi được thanh tra.
Còn 63.7% GV công tác ở những trường có nền nếp, hoạt động quy củ, ban giám hiệu
quản lý chặt chẽ, nến họ cho việc được thanh tra là điều bình thường. Ngược lại đối với GV
ở những trường ban giám hiệu ít quan tâm kiểm tra đánh giá GV thì họ cảm thấy thiếu tự tin, hoặc khó chịu khi được thanh tra.
Cũng có 12% GV thích được thanh tra để tự khẳng định mình, ham học hỏi, muốn được giúp đỡ về nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao tay nghề đó là những GV có ý thức, có tư tưởng đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, có lòng nhiệt thành, tận tâm với nghề.