Lao động của người GV trung học phổ thông:

Một phần của tài liệu thực trạng và một sốbiện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo viên ở các trường trung học phổ thông, tỉnh an giang (Trang 31 - 32)

7. Phương pháp, và phương pháp luận nghiên cứu:

1.4.2.Lao động của người GV trung học phổ thông:

Giáo dục tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội. Để tồn tại và phát triển, xã hội loài người phải sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất, tinh thần và cần đến sức lao động để tạo

ra mọi của cải vật chất tinh thần. Sức lao động chính là toàn bộ sức mạnh vật chất hay tinh

thần ở trong con người, trong nhân cách sinh động của cá nhân cần phải có để sản xuất ra

sản phẩm vật chất hay tinh thần có ích cho xã hội. Cho nên chức năng của giáo dục chính là

bồi dưỡng và phát huy sức mạnh đó ở trong con người, và GV là lực lượng chủ yếu tạo ra

sức lao động xã hội đó.

Lao động sư phạm đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao. Lao động sư phạm là một loại lao động căng thẳng, tinh tế, không rập khuôn, một loại lao động không đóng khung trong một giờ giảng, trong khuôn khổ nhà trường, dạy học sinh biết giải

một bài toán, đặt một câu đúng ngữ pháp, làm một thí nghiệm...không phải khó, nhưng dạy

sao cho biết con đường đi đến chân lý, nắm được phương pháp phát hiện trí tuệ... mới là

công việc của GV, do đó đòi hỏi người GV phải dựa trên những nền tảng khoa học xác

định, khoa học bộ môn cũng như khoa học giáo dục và có những kỹ năng sử dụng chung

vào từng tình huống sư phạm cụ thể, thích ứng với từng cá nhân sinh động.

GV là người lao động trí óc chuyên nghiệp, luôn suy tư, trăn trở với công việc giảng

dạy, nhất là khi giải quyết một tình huống sư phạm phức tạp và quyết định nên công việc

của người GV, không đóng khung trong không gian (lớp học), trong thời gian xác định mà

ở khối lượng, chất lượng và tính sáng tạo.

Như vậy, trong lao động sư phạm, đối tượng lao động là con người, công cụ chủ yếu là con người, sản phẩm cũng là con người. Mục đích của Lao động sư phạm là đào tạo thế hệ

trẻ thành lực lượng lao động tiếp nối sự phát triển xã hội theo mô hình nhân cách mà xã hội đòi hỏi ờ từng thời kỳ phát triển. [20]

Một phần của tài liệu thực trạng và một sốbiện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo viên ở các trường trung học phổ thông, tỉnh an giang (Trang 31 - 32)