d. Giáoviên chủ nhiệm (GVCN)
6.9 Công tác tổ chức các hình thức học tập chưa thu hút
tập chưa thu hút được HS. 2,71 0,91 3,00 0,69 1,95 0,16 6.10 GV chưa sâu sát trong việc tổ chức 2,78 1,12 3,07 0,68 1,83 0,17
78 hoạt động học tập cho HS.
6.11 "HS ít được trao đổi, tọa đàm về
phương pháp học tập." 2,92 0,99 3,11 0,86 0,57 0,44 6.12 "HS thiếu giáo trình, tài liệu tham
khảo." 2,78 0,97 3,08 0,95 1,19 0,27
6.13 "Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị…
phục vụ cho giảng dạy và học tập." 2,85 1,09 3,21 0,81 2,14 0,14 6.14 "Công tác quản lý kỷ cương, nề nếp
chính quy trong học tập còn lỏng lẻo."
3,28 1,06 3,26 0,77 0,007 0,93
6.15 "Chưa có biện pháp kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS hoặc có nhưng chưa đủ mạnh."
3,07 0,99 3,19 0,73 0,30 0,58
6.16 "Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa khách quan, đề thi không bao quát được toàn bộ chương trình, không phân loại được HS, chưa có ngân hàng câu hỏi."
2,78 1,12 2,99 0,70 0,91 0,34
Từ kết quả khảo sát ở các bảng 2.20.và 2.21. chúng ta thấy được có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc yếu kém trong một số chức năng quản lý HĐHT của HS đó là :
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Từ bảng đánh giá 2.20. chúng tôi nhận thấy nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc quản lý hoạt động học cuả HS hạn chế là do chính thái độ của người học. Nguyên nhân HS không chuẩn bị bài truớc khi lên lớp;"HS thiếu chú ý, thiếu tập trung trong lớp học"; “HS thiếu tính tích cực, tự giác trong học tập."; "HS chưa nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của việc học tập."được đa số CBQL, GV cho là nguyên nhân chính, tác động mạnh với giá trị trung bình lần lượt là 3.34, 3.29, 3.16, 3.07 (CBQL,GV) và 2.78, 2.73, 2.58, 2.62 (HS).
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh các nguyên nhân không thuộc về các chủ thể quản lý như trên chúng tôi nhận thấy có không ít nguyên nhân tồn tại từ bên trong, những nguyên nhân ấy xuất phát từ chủ thể hay nói cụ thể hơn ở đây là cách thức quản lý của chủ thể quản lý HĐHT, các nguyên nhân chủ quan này có tác động không nhỏ đến công tác quản lý.
Đối với CBQL và GV đánh giá tác động mạnh như nguyên nhân « Công tác quản lý kỷ cương nề nếp chính quy trong học tập còn lỏng lẻo » với giá trị trung bình là (3.27), trong khi đó học sinh cho rằng nguyên nhân này ít tác động (2.43), có tác động lớn tiếp theo là việc"Chưa có biện pháp kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS hoặc có nhưng chưa đủ mạnh.", đều được CBQL, GV (3.18) và HS (2.72) đánh giá là có tác động mạnh.
79
Tiếp theo việc"Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị… phục vụ cho giảng dạy và học tập." cũng là nguyên nhân được đánh giá có tác động mạnh 3.17 (CBQL,GV), 2.83 (HS).
Ngoài các nguyên nhân nêu trên, các nguyên nhân còn lại như : Công tác tổ chức các hình thức học tập chưa thu hút được HS. Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, ít thực hành ; GV chưa sâu sắc trong việc tổ chức hoạt động học tập cho HS.đều được CBQL , GV và HS đánh giá với mức độ tác động mạnh (TB>2.5).
Các nguyên nhân trên đều tác động nhiều đến công tác quản lý hoạt động học tập của HS THPT, điều đó đòi hỏi các cấp quản lý cần xem xét và có biện pháp tác động phù hợp để điều chỉnh lại công tác quản lý của mình nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS đồng thời giúp công tác của nhà trường đạt hiệu quả.
2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh ởmột số trường THPT ngoài công lập tại TP.HCM trường THPT ngoài công lập tại TP.HCM
2.5.1. Mặt mạnh
Qua kết quảkhảo sát, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh ở một số trường THPT ngoài công lập tại TP.HCM có những ưu thế ở những nội dung quản lý sau :
• Kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của HS. • Hình thức tổ chức, thời gian học tập của HS • Mục tiêu, nhiệm vụ học tập của HS
Nhìn chung, cả 3 đối tượng điều tra (CBQL,GV, HS) đều nhìn nhận rằng nội dung quản lý « Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS » được thực hiện có kết quả khá. Đây là mặt mạnh của các trường THPT ngoài công lập tại TP.HCM hiện nay. Thực tế qua những lần trao đổi, trò chuyện với một số CBQL, GV và HS ở các trường, chúng tôi cũng nhận thấy điều nầy. Một số CBQL của 3 trường được khảo sát cho biết, vì Bộ GD&ĐT chủ trương đào tạo đạt chất lượng. Hiện tại, để cạnh tranh sống còn với các trường, thu hút HS cho trường mình đòi hỏi các trường phải nâng cao chất lượng đào tạo, đồng nghĩa với khâu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phải thật sát sao nhằm đạt được kết quả học tập .
80
Bên cạnh những mặt mạnh nêu trên, công tác quản lý HĐHT của HS ở một số trường THPT ngoài công lập tại TP.HCM còn có hạn chế ở nội dung quản lý về :
• Nội dung học tập của HS .
• Phương pháp, phương tiện học tập của HS.
Tiểu kết chương 2
Ở chương 2 đã nêu lên được thực trạng công tác quản lý HĐHT của HS ở một số trường THPT ngoài công lập tại TP.HCM. Dựa trên kết quả này kết hợp với cơ sở lý luận về công tác quản lý HĐHT, điều kiện thực tiễn và mục tiêu học tập của nhà trường, chúng tôi đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động học của học sinh nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường THPT ngoài công lập tại TP.HCM hiện nay.
81
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT NGOÀI CÔNG
LẬP TẠI TP.HCM 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp
Căn cứ trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT ngoài công lập như đã trình bày ở chương 1, và thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh đã khảo sát ở chương 2, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - dạy học của nhà trường.
Đề xuất ra các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh tại trường THPT ngoài công lập chúng tôi căn cứ trên cơ sở các sau:
3.1.1. Cơ sở lý luận
Cở sở lý luận được trình bày ở chương 1, đặt nền tảng trên các nội dung và chức năng quản lý sau:
- Nội dung quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT : Mục tiêu, nhiệm vụ ; Nội dung học tập; Phương pháp, phương tiện học tập; Hình thức tổ chức, thời gian học tập; Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Các chức năng quản lý cơ bản : Xây dựng kế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
Cải tiến quản lý hoạt đông học là tìm giải pháp nâng cao hiêu quả của 4 chức năng quản lý đối với các nội dung trên.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn là thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh ở một số trường THPT ngoài công lập được trình bày ở chương.
Tinh thần thái độ học tập của học sinh yếu kém vừa có nguyên nhân khách quan do quản lý hoạt động học của giáo viên, vừa là nguyên nhân chủ quan đối với việc tự quản lý hoại đông học của từng học sinh.
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
82
cầu về phương pháp luận của một công trình khoa học, nguyên tắc cần phảiđảm bảo các đặc tính sau:
3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống- cấu trúc
Tính hệ thống, cấu trúc được đảm bảo, có nghĩa là các biện pháp đề xuất phải bao quát các nội dung, các khía cạnh của công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh, bao quát mọi mặt của vấn đề, có biện pháp quản lý trực tiếp và có biện pháp quản lý gián tiếp (thông qua các yếu tố, các chủ thể liên quan đến hoạt động học tập của học sinh). Hay nói cách khác, những thành tố nào tham gia vào quá trình học tập thì khi đề ra biện pháp phải xét tới vai trò, sự ảnh hưởng của các thành tố đó.
Khi đề ra các biện pháp được phải đi từ thực trạng nhận thức đến hành động. Chẳng hạn, từ thực tiễn học sinh nhận thức chưa đúng về mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của việc học tập, thiếu tập trung trong việc học, thiếu tích cực tự giác trong học tập, làm ảnh hưởng lớn đến động cơ thái độ và kết quả học tập. Vì thế, biện pháp đưa ra phải làm cho học sinh hiểu đúng về mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của việc học, giúp học sinh hứng thú , tập trung cho việc học với tinh thần tự giac, tích cực. Từ đó học sinh xác định động cơ, mục tiêu và thái độ cho phù hợp. Để làm điều đó, các cấp quản lý phải có các biện pháp giáo dục, tuyên truyền ngay từ ngày đầu, buổi đầu khi học sinh nhập trường để giúp học sinh nhận thức đúng, có động cơ, thái độ trong học tập đúng đắn...; có các biện pháp tổ chức hoạt động học tập như xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh giúp học viên nắm được nhiệm vụ học tập của mình, xây dựng được kế hoạch tự học tập, lựa chọn được phương pháp học tập phù hợp, ngoài ra, cần đề ra các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục, tuyên truyền thông qua ý thức tự giác trong học tập và cuối cùng là kết quả học tập của từng học sinh.
Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động học và hoạt động dạy vì thế, cần có các biện pháp đề xuất cho hoạt động quản lý giảng dạy ở cấp độ rộng đến hẹp, từ chung đến riêng. Nói một cách khác, có biện pháp liên quan đến quản lý cấp trường như thống nhất, phối hợp các chủ thể tham gia quản lý hoạt động học tập của học sinh, quản lý cơ sở vật chất phục vụ học tập đến các biện pháp quản lý ở cấp tổ bộ môn như phối hợp thống nhất các giáo viên bộ môn trong việc hướng dẫn học sinh học tập, biện pháp liên quan trực tiếp đến giáo viên như lên kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch học tập thuộc bộ môn mình giảng dạy,.
83
3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn
Hệ thống các biện pháp được đề xuất phải có khả năng thực thi trong thực tiễn quản lý hoạt động học tập tại các trường THPT. Nói một cách cụ thể, các biện pháp đề xuất phải phù hợp với nội dung quản lý hoạt động học tập của học sinh.
Vì thế, các biện pháp đề ra phải: đảm bảo tính thực tiễn, tính thiết thực, tính phát triển, tính cân đối hài hòa của nội dung quản lý; Coi trọng đúng mức tính tự giác, tích cực, chủ động trong học tập của học sinh, vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên và giám sát, kiểm tra của cán bộ quản lý các cấp trong nhà trường. Phù hợp với các quy định về xây dựng nề nếp chính quy, quản lý kỷ luật và quy chế quản lý học sinh trong nhà trường.
Các biện pháp này phải có tính khả thi phù hợp với khả năng quản lý trường học của cán bộ quản lý và điều kiện dạy học thực tế của nhà trường, phù hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ giáo viên và các điều kiện phục vụ học tập của học sinh trong trường. Vốn dĩ, người học luôn giữ vai trò chủ động, tích cực, độc lập trong việc tìm tòi, khám phá tri thức cả trong giờ học trên lớp (chính khóa) cũng như ngoài giờ lên lớp (ngoại khóa). Song, do các bậc học trước đó, học sinh quen với phong cách học không mấy chủ động, một phong cách học mà bài ghi trên lớp là tài liệu duy nhất phục vụ cho kiểm tra và thi, giáo viên là người duy nhất mang kiến thức đến cho học sinh, kiến thức học sinh tiếp thu bị bó hẹp trong sách giáo khoa nên khi vào các trường THPT, học sinh chưa có thói quen và phương pháp học với tài liệu và các nguồn tài nguyên khác. Do đó, các biện pháp đề xuất sẽ phải quan tâm đến đặc điểm học tập này của học sinh, nhất là học sinh trong các trường THPT hiện nay.
3.2.3. Đảm bảo tính lịch sử
Hệ thống các biện pháp đề xuất khi triển khai trong công tác quản lý hoạt động học tập phải có sự kế thừa và phát triển những thành quả đã có. Có như vậy, mới tạo ra kết quả cao trên nhiều phương diện. Quản lý hoạt động học tập được nâng lên nhưng vẫn tạo môi trường học tập với bầu khí hợp tác, cởi mở, tin cậy giữa học sinh và giáo viên, giữa giáo viên với cán bộ quản lý các cấp trong nhà trường.
Các biện pháp phải khơi dậy sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của cán bộ quản lý các cấp, của giáo viên trong giờ học chính khóa và cả trong giờ tự học, tinh thần tự giác, ham học hỏi của học sinh. Qua đó nhiệm vụ dạy học được thực hiện tốt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
84
Đáp ứng tất cả nhưng yêu cầu trên, cac biện pháp đề xuất cần phát huy các ưu điểm có sẵn của công tác quản lý hoạt động học tập, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý hoạt động học tập tại các nhà trường.
Ngoài những yêu cầu mang tính nguyên tắc đã trình bày ở trên, các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh rất chú trọng đến các yêu cầu thống nhất trong quản lý giáo dục - bảo đảm lợi ích của học sinh, học sinh được học tập và rèn luyện trong môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục; tập trung dân chủ - có sự kết hợp, nhất trí và thống nhất giữa nhà trường - giáo viên - học sinh; đảm bảo kết hợp cân đối giữa yêu cầu và năng lực, giữa quyền hạn và trách nhiệm; đảm bảo tính kế hoạch - quản lý phải đảm bảo kết hợp giữa giải quyết từng phần và tiếp cận hệ thống. Tôn trọng tính nhất thể của hệ thống [49].
3.3. Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT ngoài công lập của học sinh trường THPT ngoài công lập
Hoạt động học có chất lượng chẳng những đem lại lợi ích trực tiếp cho học sinh mà còn đem lại lợi ích, uy tín cho giáo viên, cho nhà trường. Mục đích biện pháp quản lý này là làm cho toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh cùng đồng thuận quyết tâm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và hoạt động học nói riêng.
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinhvề hoạt động học tậptrong trường THPT ngoài công lập hoạt động học tậptrong trường THPT ngoài công lập
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên có tác dụng định hướng, thúc đẩy hoạt động diễn ra. Nhận thức đúng, đủ và sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của hoạt động học tập có tác dụng lớn cho cả chủ thể thực hiện hoạt động học tập và cả các chủ thể quản lý hoạt động học tập.
Đây là việc làm quan trọng giúp nhà trường xây dựng được chiến lược phát triển cách bền vững, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.
Mục đích của biện pháp
Giáo dục cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh hiểu chất lượng hoạt động học của học sinh là điều kiện để duy trì sự tồn tại, phát triển của trường THPT ngoài công lập. Chất lượng chẳng những đem lại lợi ích cho HS mà còn cho phụ huynh học sinh, cho nhà trường, cho giáo viên, xã hội. Mục đích là làm cho mọi người hiểu, đồng thuận làm tăng chất lượng dạy học.
85
Các biện pháp đưa ra nhằm làm cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý các cấp trong nhà trường nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện về mục đích, ý nghĩa của hoạt động học tập, vai trò và sự cần thiết của việc quản lý hoạt động học tập đối với nhiệm vụ dạy học, nâng cao ý thức, trách nhiệm bản thân, xác định động cơ, thái độ, nhiệm vụ học tập, lựa chọn phương pháp dạy - học hợp lý, biện pháp quản lý phù hợp để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Nội dung biện pháp liên quan hoạt động học
Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học
Thảo luận thống nhất trong nhà trường, tạo sự đồng thuận quyết tâm…