Ngôn ngữ Giọng điệu

Một phần của tài liệu Truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa (Trang 77 - 86)

5. Kết cấu luận văn

3.2.Ngôn ngữ Giọng điệu

Thiên tài Tagor quan niệm rằng: “Con người phần lớn không bao giờ hiểu được mình bằng ngôn ngữ của lời lẽ, do đó phải tìm kiếm một ngôn ngữ khác của họ: đường nét, màu sắc, âm thanh và động tác. Bổn phận của mỗi người là phải nắm vững ít nhất là ở mức nào đó, không những ngôn ngữ của trí tuệ mà cả ngôn ngữ của cá tính tức là ngôn ngữ của nghệ thuật”, mượn ngôn ngữ để bộc lộ những tâm tư, tình cảm cá nhân mình, chẳng thế mà đã có biết bao người mượn lời ca gửi vào gió đưa tới người tôi yêu, mượn những lời thơ để nói hộ lòng mình… Ngôn ngữ là phương tiện thứ nhất, đầu tiên và quan

trọng để nói lên suy nghĩ, mong ước riêng tư và mỗi một nghệ sỹ là một người sáng tạo ra ngôn ngữ riêng tạo dấu ấn cá nhân không thể lẫn vào đâu để rồi “mỗi từ rụng xuống phải là trái chín của chất ngọt từ bên trong, phải là giọt nước chảy ra từ vòi và đúng lúc” (Phacgơ). Góp vào nền văn học nước nhà, mỗi nhà văn nhà thơ tạo cho mình một phong cách riêng có khi thâm trầm sâu lắng nhưng cũng có khi sôi nổi trẻ trung. Nếu Nguyễn Khải với một giọng điệu triết lý nhân sinh sâu sắc, Nguyễn Trung Thành với chất sử thi đậm đặc hùng hồn, Tô Hoài với một thoáng nên thơ hoang dại của của chất núi rừng Tây Bắc cùng chất giọng nhẹ nhàng uyển chuyển đơn sơ giản dị, Nguyễn Tuân với nghệ thuật chơi chữ - nghệ thuật ngôn từ trí tuệ sáng tạo… Thì Ma Văn Kháng góp vào dòng chảy chung ấy bằng ngôn ngữ giọng điệu vừa trữ tình lãng mạn, vừa triết lý nhân sinh đậm đà nét văn hóa, đặc biệt là trong các tác phẩm truyện ngắn thời kỳ đổi mới. Với Ma Văn Kháng văn học không chỉ trên bình diện của nghệ thuật ngôn từ, mà văn học nghệ thuật đã trở thành một “bộ phận trọng yếu của nền văn hóa dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân dân về Chân – Thiện – Mỹ”, để từ đó văn hóa – văn học mang sứ mệnh cao cả, trở thành “nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” [2]. Không ồn ào, náo nhiệt mà thâm trầm nhẹ nhàng, Ma Văn Kháng đã làm đắm say biết bao độc giả bởi những trang văn nhẹ nhàng, ấm áp tình người. Mỗi lần gấp lại trang sách ai cũng bần thần, nhức nhối tận tâm can, dòng suy nghĩ miên man về cuộc sống, về nhân sinh,về con người. Thành công của nhà văn chính là ở đây.

Nghệ thuật ngôn từ trong văn phong của Ma Văn Kháng đậm đà đặc trưng văn hóa, nhà văn xem văn hóa là một phương diện thể hiện và nhìn nhận của văn học, “sáng tác văn học trước hết là một hành động văn hóa. Tác phẩm văn học, sự kiện văn học là một loại chứng tích văn hóa” [43], chính vì vậy

thông qua góc nhìn văn hóa mà mọi góc cạnh trong ngôn ngữ văn chương được bộc lộ rõ nét và đầy đủ.

Tìm hiểu ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, trước hết chúng ta đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật. Hay nói cách khác, thông qua ngôn ngữ của nhân vật cũng chính là một phương diện thể hiện văn hóa trong văn học. Ngôn ngữ nhân vật trong đại đa số truyện ngắn Ma Văn Kháng đậm đà màu sắc của văn hóa dân tộc. Đó là ngôn ngữ hoa mỹ giàu hình ảnh của những nhân vật tri thức – một kiểu người của nền văn hóa nho gia. Trong họ là tri thức của Khổng Tử, Lão Tử… của triết học phương Đông và phương Tây, và cũng chính là đạo đức triết lý làm người. Vì vậy nhiều nhân vật trong các sáng tác của Ma Văn Kháng rất coi trọng trong cách dùng từ, hay nói cách khác đó là sự cầu kỳ trong quá trình sử dụng ngôn ngữ của mình. Thầy Khiển trong tác phẩm cùng tên là một trong những nhân vật như vậy. Lời ăn tiếng nói của thầy là ngôn ngữ của một nhà bác học uyên thâm, thầy thông thạo văn hóa phương tây như hôn vợ trước khi đi làm, chơi thân với ông cuarơ và ông thợ săn nhưng “lắm lúc thầy lại mang dáng dấp sĩ phu tử nói chuyện đời toàn dẫn lời Khổng Mạnh” [21. Tr 73 ]. Trong ngôn ngữ nhân vật này toát lên nét đẹp văn hóa pha trộn giữa Đông – Tây, mà nói như Rôlăng thì “sự thống nhất ý chí phương Đông và phương Tây sẽ tạo hình thức tư duy mới, tự do hơn và phong phú hơn”. Điều đó được minh chứng rõ nét khi thầy Khiển mắng anh Ngôn rằng: “Này, anh Ngôn có biết câu này của một triết gia Pháp không? L’homme ne s’improvise pas. Con ngưới không nhất đán mà thành được. Anh cũng nên biết câu này nữa của Khổng Tử: Thủy ư vi sĩ, Chung ư vi thánh nhân. Bắt đầu là học trò, chung cục là người thánh”.[21. Tr 73].

Thầy Huân trong Người đánh trống trường tuy không phải là người uyên thâm, tinh tường bác học, nhưng thầy lại là người tường tận đạo đức làm người, một người có đức, có tâm. Chính vì vậy mỗi lời thầy nói ra tuy không văn

chương như bậc đạo sỹ nhưng cũng văn hoa như bậc nho sỹ. Khi ông Ngọc Kim cấm vợ thầy không được dọn trường và vá quần áo cho học sinh, thầy khí tức ôm đầy mặt mà rằng “Cái xã hội này là cái xã hội gì mà người làm việc thiện lại bị cấm đoán?… tôi và vợ tôi cứ độc hành kỳ đạo, độc thiện kỳ thân đấy” [20. Tr 117 ]. Hay khi ông Ngọc Kim chế nhạo thì thầy lẩm bẩm những lời như một nho sỹ thực thụ “Người quân tử biết rõ về nghĩa, trong khi kẻ tiểu nhân chỉ rành về cái lợi”. Hay “Trị thiên hạ có chín phép. Quan trọng hàng đầu là sửa mình, trọng người hiền” “…Con người ta hơn con vật ở chỗ tri giác. Nếu không thì nó chỉ là một khối cành khô, than nguội, một cục máu thịt tanh hôi”.

Đại diện cho tầng lớp nho sỹ, còn phải kể đến ông giáo Hoan (Thanh minh trời trong sáng), trong lời nói của ông là ngôn ngữ của một học giả biết nhiều, hiểu nhiều. Khi giải thích cho mọi người biết về quan niệm đi tảo mộ ông nói “Đấy là một quan niệm, trước hết của phương Đông. Chính vì thế mà phương Đông quan niệm đi tảo mộ khác hẳn phương Tây. Ở phương Tây, ngày tảo mộ gọi là Fêtes de morts, là ngày mồng hai tháng mười một. Thời tiết lúc ấy rất âm u. Còn ta, thanh minh trong tiết tháng ba. Lúc này, cỏ non xanh rợn chân trời. Kia kìa, chị xem đất trời có đẹp không?” [20. Tr 74,75 ]. Trong truyện ngắn Dao sắc nhờ cán, ông Thực quả là một nhân vật tài hoa, lãng tử, lời lẽ của ông đầy màu sắc của một triết gia “Núi đâu có cần cao, nhưng cần có tiên đến ở. Nước đâu cần có sâu, nhưng phải có giao long vẫy vùng. Phạm vật loài gì cũng có linh thể bên trong” [16; Tr 606 ] hay khi ông dạy cách đối nhân xử thế với đời thì nên “nhẫn nhục phụ trọng! Phụ là gánh vác. Trọng là gánh nặng. Làm quan để gánh vác việc nặng.Tư cách người làm quan là như vậy.Vì mục tiêu là làm ích quốc lợi dân nên phải biết nâng cao mình hơn sự xúc phạm”[16 ;Tr 613 ]. Quả thật, sự am hiểu, sâu sắc của nhân vật cũng chính là sự thông tường của nhà văn, Ma Văn Kháng có góc nhìn đa chiều, sắc cạnh và phong phú.

Vẻ đẹp của văn hóa được hiện lên qua cách viết, cách miêu tả, qua ngòi bút đầy tài năng Ma Văn Kháng, tác giả đã xây dựng một hệ thống nhân vật phong phú, đa chiều với bề sâu trong tâm hồn và càng đặc biệt hơn khi mỗi một nhân vật đến từ các khoảng trời khác nhau, những vùng miền khác nhau, từ miền xuôi đến miền ngược, từ những bản làng xa xôi cho đến vùng trung du đồng bằng mang theo tiếng nói, phong tục của địa phương mình, bởi vậy ngôn ngữ nhân vật đa dạng phong phú, tạo nét riêng trong phong cách ngôn ngữ Ma Văn Kháng. Ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói của Thầy Huân (Người đánh trống trường) thì gần gũi thân thiện, không kiểu cách cầu kỳ uyên thâm như thầy Khiển, cái chất dân dã, bình dị trong lời nói của thầy cũng chính là chất dung bị của bản chất con người thầy, không quan cách, cầu kỳ. Thầy người miền trung nên mang theo âm hưởng trọ trẹ của của vùng đất cát gió, những mô tê, răng rứa khác biệt. Vùng miền đi theo cùng lời nói tạo sự phong phú đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, thầy Huân đọc chính tả cho lũ học trò “Con hộ chậm chậm xuộng hang , thì không biết là “Con hổ đi chậm chậm xuống cái hang” hay là “Con hổ, hai chấm, xuống dòng”… Hay “Tôi hỏi ông răng mà rứa? Rứa

thời học trò tôi mần răng mà hắn có thì giờ học bài!”. Nhưng cũng có khi đó là ngôn ngữ của vùng văn hóa bình dị nơi núi rừng bạt ngàn mây gió, cũng có lúc là câu thành ngữ Giáy quen thuộc khi chế giễu thổ ty Sề Sào Lỉn (Móng vuốt thời gian) vào tuổi bảy mươi khi đã “ăn muối nhiều hơn kẻ khác ăn cơm”…

Nét đặc trưng trong phong cách ngôn ngữ của Ma Văn Kháng còn thể hiện ở chỗ, ngôn ngữ nhà văn triết lý sâu xa, thể hiện cách hiểu đời, trải nghiệm trước cuộc đời. Trong Móng vuốt thời gian một tên thổ ty Sề Sào Lỉn với chín người vợ, y lấy họ trong chín hoàn cảnh khác nhau nhưng lại giống nhau ở một chỗ: “chúng là hệ quả một cơn đam mê thú rừng, một cuộc cưỡng bức thô lỗ, man rợ”; Nhưng gần cuối cuộc đời y cũng phải thốt ra những lời như nuối tiếc cuộc đời đã qua, nuối tiếc thời gian và tuổi trẻ, thời gian ra đi như móng vuốt

sắc nhọn cứa vào lòng người, “Oái oăm quá, con người chẳng có cách nào thoát khỏi được móng vuốt thời gian. Cái chết là bất khả kháng. Vàng bạc, châu báu, thậm chí cả tính mệnh kẻ khác nữa, cũng chẳng có thể chống chọi lại hoặc thay đổi được cái chết” [16; Tr 32]. Triết lý nhân sinh về vòng thời gian, về sự ra đi của tuổi trẻ và về cái vòng luôn hồi của Sinh – lão – bệnh – tử được Ma Văn Kháng sử dụng bằng ngôn ngữ triết lý tạo hiệu quả cao. Đó là sự trải đời của các nhân vật và cũng chính là sự trải đời của nhà văn. Triết lý nhân sinh về cái chết được Ma Văn Kháng nhắc đến nhiều lần, không chỉ trong Móng vuốt thời gian với nhận thức của Lỉn – kẻ gần đất xa trời ở độ tuổi bảy mươi, mà ngay cả với chị cả trong Thanh minh trời trong sáng cũng có những suy nghĩ sâu xa về cái chết. Với chị Chết là việc thường xuyên (…) Sinh hữu hạn, tử bất kỳ[20 ;Tr 84,85]. Nhiều lần cái chết được nhắc đi, nhắc lại trong tác phẩm, trở thành triết lý của lẽ đời: Không có cái chết thì không có sự sống (…) Nghĩa trang, nơi cái chết vẫn hằng sống, nơi cái chết đã thành một lực lượng hùng hậu mạnh mẽ vì sự vĩnh hằng của nó. Cái chết đã bước ra trình diện với một tầm cỡ ngang vai với cái sống (…)” [20 ; Tr 74,76 ]. Vẫn xoay quanh triết lý về cái chết, về sự sống, về nhân sinh trần gian, Ngày chủ nhật mưa ngâu là nỗi trăn trở day dứt của An về sự ra đi của người cô thân yêu, giọt nước mắt anh rơi hòa lẫn trong những giọt mưa não nùng. Cái chết lúc này với An không chỉ nói lên cái hữu hạn nữa, không chỉ là cái chớp mắt, cái bèo bọt mà đó là sự vô nghĩa đáng thương của kiếp người, “cái chết tàn tệ, vô tình và cô đơn, nó nói rằng cuộc sống còn mang đặc tính bất như ý, không thỏa lòng với con người. Cái chết, dấu ngắt đoạn cuộc sống” [21 ; Tr 126 ].

Ngôn ngữ tâm tình, triết lý là một trong những đặc trưng cơ bản trong văn phong Ma Văn Kháng, bởi không chỉ ở một tác phẩm, một tập truyện ngắn mà hầu hết trong sự nghiệp sáng tác của mình, chất giọng triết lý trở thành phong cách đặc sắc của nhà văn. Tuy nhiên, điều đặc biệt là ở chỗ nhà văn

không trực tiếp nói lên suy nghĩ hay quan điểm của mình mà tự để cho nhân vật tự bộc lộ, tự triết lý nhân sinh giữa đời. Sề Sao Lỉn (Móng vuốt thời gian) bỗng nhận ra tính độc đáo của đời mỗi con người: “Con người ai cũng như ai, từ bậc đế vương đến tên đánh giậm, gã mã phu, chỉ được sống có mỗi lần, và chỉ một lần mà thôi. Con người đi trên con đường của mình, đi thẳng, đi qua là thôi, không quay trở lại. Ấy thế, trên là trời, dưới là đất, xung quanh là sông núi, là hiện thực trường cửu, vô thủy vô chung, trong khi đó, trớ trêu quá, cái sinh vật tinh khôn nhất, là vưu vật của tạo hóa là con người thì đời sống lại hữu hạn và vô cùng ngắn ngủi. Vì hữu hạn và ngắn ngủi như thế, nên con người mới bày ra Thiên đường, Thiên thai, Nát bàn, Cực lạc, toàn những cõi huyền hoặc, hư không để an ủi mình” [16 ;Tr31, 32 ]. Hay như ông lão Chư trong Người thợ bạc ở phố cũ lại là những triết lý nhân sinh về lòng tin nơi con người, cái hạnh phúc tưởng cầm chắc trong tay lại hóa ra tuột mất, “hóa ra những điều kiện an toàn đã trở nên bấp bênh và con người phải sống trong lo âu, phòng ngừa thấp thỏm liên miên ư? Con người không được cả tin, không được thơ ngây nữa, vì như vậy sẽ bị lừa dối (…) ôi, cái thói đời điên đảo, lọc lừa” [16 ; Tr 83 ]. Hay đó là giọng điệu triết lý trong truyện ngắn Bồ nông ở biển : “Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dãi, xét cả tiến trình dài dặc. Ước muốn bao giờ cũng cao hơn trạng thái hiện thực. Về sự sinh tồn là nhân tố quan trọng để duy trì những tập tính tối tăm. Đời sống do vậy là một kết cấu của cả cái tốt và cái xấu; cái thiện lẫn cái ác.” [20 ; Tr 34]. Là triết lý của nhân vật Thiều (Anh thợ chữa khóa) – một triết lý tích cực như thôi thúc người đọc hãy cố gắng hoàn thiện bản thân mình để sống tốt hơn nữa “Mưu sinh, tự lo toan hóa ra là cuộc sống khởi thủy , vĩnh hằng, là dòng sông tuôn chảy dồi dào, phù hợp với cái hăm hở vốn có của con người. Phải sống. Phải lăn lưng vào cuộc sống. Phải chịu thương chịu khó. Phải chăm bới đất nhặt cỏ. Phục vụ người, ta lại được phục vụ lại, ấy là cái vòng tròn tự nhiên của đời sống” [20 ;Tr 167,168].

Đặc biệt đó là triết lý nhân sinh về nghề văn, về những người tham gia công tác văn học nghệ thuật. Ma Văn Kháng tâm sự về “Văn chương là chuyện đời thường thông qua việc đào bới bản thân ở chiều sâu tâm hồn”, “tôi viết như tôi nghĩ, tôi hiểu, tôi yêu, tôi ghét” [48]. “Viết để bảo vệ, khẳng định những giá trị chân chính của cuộc sống con người” [10]. Sáng tác Ma Văn Kháng đã đề cao mỗi một tác phẩm “là một phần đời của tôi”, “Thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhường và thật lớn lao trong những hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả những cay đắng xót xa của các thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống”. [48]. Chúng ta càng thấy rõ ở nhân vật An trong Ngày chủ nhật mưa ngâu với quan niệm “Văn chương là sự suy ngẫm chín muồi từ trong lòng mình, đến ngày đến tháng là khắc sinh nở, chứ không phải là thứ có thể thúc ép, cổ động được” [21. Tr 113 ]. Nam trong truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ, với anh “văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là đi hớt lấy cái váng bọt nổi trên mặt của ngoại vật. Đâu có phải cứ lăn lộn xuống cơ sở, gần gụi cái búa, cái bay, sống

Một phần của tài liệu Truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa (Trang 77 - 86)