ảnh u tuyến yên thể to đầu chi
Lâm sàng
- Các triệu chứng : đau đầu (73,91%); tổn thương thị giác (giảm thị lực: 63,04%, hẹp thị trường: 43,47%); rối loạn kinh nguyệt (28,57% số nữ); cao huyết áp (19,56%); tiểu đường (17,39%); chèn ép thần kinh vận nhãn (4,34%) và đau khớp (30,43%)
Xét nghiệm cận lâm sàng
- Nồng độ GH trung bình khi chẩn đoán là 28,84 ± 20,61 (nhỏ nhất là 1,18 cao nhất là 93,93 ng/ml
Chẩn đoán hình ảnh
- 84,78% số trường hợp có tổn thương van tim trên siêu âm tim - Kích thước u tuyến yên trung bình theo các chiều trước sau :
21,89 ± 9,139 (mm) ; rộng (phải-trái): 20,59 ± 12,583 (mm) và cao (trên-dưới): 25,20 ± 12,58 (mm). 93,5% số u tuyến yên có đường kính trên 10mm.
- 93,48% số u tuyến yên ở thể lớn, có đường kính trên 1cm.
2. Kết quả phẫu thuậtLâm sàng Lâm sàng
- 28,27% số bệnh nhân có sự cải thiện về triệu chứng biến đổi hình thái.
- 51,72% số bệnh nhân có cải thiện về thị lực; 95% số bệnh nhân có cải thiện về tổn thương thị trường.
- 87,5% số bệnh nhân nữ có cải thiện về rối loạn kinh nguyệt - Sự cải thiện của các triệu chứng khác bao gồm: đau đầu
(61,7%); chèn ép thần kinh III (100%); đau khớp (35,71%); tiểu đường (62,5%); và 100% số bệnh nhân cao huyết áp đáp ứng tốt với thuốc điều trị.
Xét nghiệm:
- 54,35% số bệnh nhân có được nồng độ GH ngẫu nhiên sau phẫu thuật ở mức dưới 2,5ng/ml (microgram/L)
Chẩn đoán hình ảnh
- 82,61% số bệnh nhân không còn u trên phim cộng hưởng từ kiểm tra sau mổ
Đánh giá chung kết quả điều trị
- 50% số bệnh nhân có kết quả tốt
- 13,05% số bệnh nhân có kết quả không đạt
- 32,61% số bệnh nhân không còn u trên phim cộng hưởng từ kiểm tra nhưng vẫn có nồng độ GH ≥ 2,5 ng/ml
- 4,34% số bệnh nhân có nồng độ GH < 2,5 ng/ml dù vẫn còn u trên phim cộng hưởng từ kiểm tra.
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu 46 trường hợp u tuyến yên thể to đầu chi, nghiên cứu sinh có một số kiến nghị:
- Các triệu chứng về biến đổi hình thái của bệnh lý u tuyến yên thể to đầu chi rất điển hình, song chưa được các quan tâm, do vậy thời gian ủ bệnh kéo dài. Cần phải xác định chi tiết và cẩn thận các biến đổi về hình thái này hướng chẩn đoán u tuyến yên thể to đầu chi trên lâm sàng sớm hơn.
- Nồng độ IGF-1 trong máu là đại lượng tương đối hằng định, được hầu hết các tác giả trên thế giới thống nhất sử dụng trong chẩn đoán, theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị u tuyến yên thể to đầu chi
(cùng với nồng độ GH trong máu). Cần có thêm nghiên cứu cơ bản về giới hạn của đại lượng này ở người Việt nam bình thường, theo tuổi và giới để có cơ sở tham chiếu trong việc chẩn đoán u tuyến yên thể to đầu chi và theo dõi, đánh giá kết quả điều trị.
- Phẫu thuật, mặc dù được coi là phương pháp đầu tiên trong phác đồ điều trị u tuyến yên thể to đầu chi, song tự thân nó không thể kiểm soát được tất cả các trường hợp u tuyến yên thể này. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa: phẫu thuật thần kinh, nội tiết và xạ trị trong việc điều trị và đánh giá và kiểm soát u tuyến yên tăng tiết GH.