V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.2.2. Trong phòng thí nghiệm
- Định loại cá dựa vào các tài liệu chính của tác giả Mai Đình Yên và cộng sự (1992) [42], Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993) [28], Nguyễn Văn Hảo và cộng sự (2001, 2005 a, 2005 b) [21, 22, 23], Kottelat M. (2001), Rainboth W. J. (1996), Vidthayanon, Chavalit (2008),...
- Phân tích hình thái cá theo Pravdin I. F. (1961) [33], Nielsen L. A., Johnson D. L. (1981) và Rainboth W. J. (1996) để làm cơ sở định loại.
- Phương pháp phân tích số liệu hình thái cá xương
+ Các chỉ số đo hình thái cá xương (tính bằng mm) (hình 2.2):
Chiều dài cá (trừ vây đuôi) (Lo); đường kính mắt (O); khoảng cách giữa hai ổ mắt (OO); chiều dài đầu (T); chiều cao lớn nhất của thân (H).
+ Các chỉ số đếm (hình 2.2):
Số lượng tia vây lưng (D): vây lưng thứ nhất (D1) và vây lưng thứ hai (D2); số lượng tia vây hậu môn (A); số lượng tia vây ngực (P); số lượng tia vây bụng (V); số
vảy đường bên (L.1 hoặc Sq): số vảy trên đường bên và số vảy dưới đường bên đặt phía dưới gạch ngang; vảy ngang thân (Tr).
Những tia vây không phân nhánh, không phân đốt, gai cứng các tia vây được biểu thị bằng chữ số La Mã. Tia vây phân nhánh và tia đơn không hóa xương (tia mềm) được biểu thị bằng chữ số Ả Rập, cách nhau bởi dấu chấm (.), dao động giữa từng loại tia vây với nhau biểu thị bằng gạch nối (-). Tia vây cứng, tia vây mềm tính riêng. Tia vây thứ nhất là tia vây chìa ra ngay dưới lớp da.
Hình 2.2. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá xương (theo Rainboth W. J., 1996)
Hình 2.3. Sơ đồ chỉ dẫn số đo ở cá đuối (theo Nguyễn Khắc Hường, 2001) A. Mặt lưng; B. Mặt bụng
* Chú thích: 1. Mõm; 2. Mắt; 3. Lỗ phun nước; 4. Lỗ mũi; 5. Van mũi trên; 6. Miệng; 7. Khe
mang; 8. Gai; 9. Hậu môn; 10. Vây ngực; 11. Vây bụng; 12. Gai giao cấu; 13. Vây lưng thứ nhất; 14. Vây lưng thứ hai; 15. Vây đuôi; 16. Chiều rộng miệng; 17, 18. Chiều rộng đĩa thân; A-H: Chiều dài toàn thân; A-M: Chiều dài thân; A-B: Chiều dài mõm; B-C: Đường kính mắt; A-E: Chiều dài đĩa thân; F-I: Chiều dài gốc vây lưng thứ nhất; J-K: Chiều dài gốc vây lưng thứ hai; I-J: Khoảng cách giữa hai vây lưng; Q-P: Chiều dài vây bụng; V-T: Chiều dài đầu; U-V: Chiều dài mõm trước miệng; V-Q: Chiều dài thân trước hậu môn; N-Q: Chiều dài đuôi.
- Định loại cá theo phương pháp kinh điển thông thường.
- Tra cứu, đối chiếu, tu chỉnh từng tên loài, tên đồng vật (synonym) theo FAO (2010) và Froese R. & Pauly D. (2014), Fish Base; sắp xếp các loài vào trật tự hệ thống phân loại cá của Eschmeyer W. N. & Fong J. D. (2014) [49].
- Xây dựng bộ sưu tập cá.
- Đánh giá độ thường gặp theo quy ước của Nguyễn Hữu Dực và Tống Xuân Tám (2008) [36] ở bảng 2.1: bằng cách tính tổng số cá thể mỗi loài thu được chia
cho tổng số ngư cụ đánh bắt và chia cho tổng số lần đánh bắt trong một ngày; tùy theo kích thước của cá lớn hay bé mà xếp chúng vào 3 nhóm khác nhau để quy ra mức độ thường gặp; thang đánh giá này đã được áp dụng vào bài báo số 4 và 5 trong danh mục công trình công bố của tác giả.
Bảng 2.3. Thang đánh giá độ thường gặp ở cá
* Đơn vị tính: ∑cá thể / ∑ngư cụ / ∑lần đánh bắt MỨC ĐỘ KÍ HIỆU (LNHÓM 1 0 ≤ 10 cm) NHÓM 2 10 < L0≤ 20 cm) NHÓM 3 (L0 > 20 cm) Không gặp - - - - Rất ít + 3 – 5 1 – 2 0 – 1 Ít ++ 6 – 9 3 – 5 2 – 3 Nhiều +++ 10 – 30 6 – 10 4 – 5 Rất nhiều ++++ > 30 > 10 > 5
Chú thích: L0: Chiều dài chuẩn của cá (trừ vây đuôi)
- Để tính mức độ gần gũi về thành phần loài cá giữa 2 khu hệ nghiên cứu, đề tài sử dụng
+ Công thức của Stugren-Radulescu (1961): (X + Y) - Z
Trong đó:
R: là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố.
X: là số loài (phân loài) có ở khu hệ A mà không có ở khu hệ B. Y: là số loài (phân loài) có ở khu hệ B mà không có ở khu hệ A. Z: là số loài (phân loài) có cả ở 2 khu hệ A và B.
R biến thiên từ -1 đến +1 và được phân chia theo mức độ sau: + R = từ -1 đến - 0,70: quan hệ rất gần gũi. + R = từ -0,69 đến - 0,35: quan hệ gần gũi. + R = từ -0,34 đến 0: quan hệ rất gần ít. + R = từ 0 đến +0,34: khác nhau ít. + R = từ +0,35 đến + 0,69: khác nhau. + R = từ +0,7 đến +1: rất khác nhau.
- Một số phương pháp khác: chuyên gia, hồi cứu, xử lí số liệu, ... X + Y + Z