0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ Ở LƯU VỰC HẠ LƯU SÔNG HẬU THUỘC TỈNH TRÀ VINH VÀ TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 29 -29 )

V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.3.2. Các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá

Muốn bảo tồn những loài cá giúp góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng cần phải có những biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá. Ngoài việc cấm và hạn chế khai thác những loài cá quý hiếm, những loài cá đang suy giảm trầm trọng,

địa phương cần có kế hoạch phát triển hợp lí nguồn lợi cá để giảm áp lực khai thác cá tự nhiên. Sau đây là một số biện pháp đề xuất nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ở lưu vực hạ lưu sông Hậu thuộc tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng:

* Quản lí khai thác nguồn lợi:

- Xây dựng các quy định về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá. - Thực hiện và giám sát chặt chẽ các quy định đặt ra.

- Xử lí nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm như đánh bắt các loài cá bị cấm hoặc khai thác quá mức quy định những loài cá đang bị suy giảm trầm trọng; khai thác cá bột, cá con, cá bố mẹ trong thời kì sinh sản đối với những loài cá tự nhiên.

- Quy định cụ thể những loại ngư cụ được phép khai thác, tần suất khai thác. - Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt cá mang tính chất hủy diệt như dùng mìn, bả độc, chích điện, lưới mắt nhỏ, lưới cào, lưới quét.

* Quy hoạch quản lí:

Khảo sát và xây dựng dự án bảo tồn khu hệ cá lưu vực sông Sài Gòn. Trước mắt, cần xây dựng khu bảo tồn cá từ hồ Dầu Tiếng đến thượng nguồn. Vì nơi đây tập trung đa số các loài cá nước ngọt tự nhiên quý hiếm, có nhiều giá trị về kinh tế, làm cảnh, xuất khẩu và nuôi trồng thủy sản.

* Phát triển nguồn lợi:

Tiến hành khảo sát nhằm phát triển và bảo tồn nguồn lợi cá nhằm góp phần tạo nên sự đa dạng các loài cá, bảo tồn nhiều nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế cao,…

Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ dân tham gia phát triển bền vững nguồn lợi cá ở lưu vực hạ lưu sông Hậu; tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho ngư dân trong vùng để họ không tạo nhiều áp lực lên khu hệ cá.

* Bảo vệ môi trường:

Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng và xử lý thất nghiêm những trường hợp gây ô nhiễm môi trường, xả nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy; khai thác cát trái phép nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho khu hệ cá tại KVNC.

* Tuyên truyền, vận động:

Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu phải biết bảo vệ khu hệ cá để phát triển bền vững nhằm phục vụ lại lợi ích trực tiếp cho họ sống bằng nghề đánh bắt cá. Cần phải làm thế nào để người dân thấy được không vì lợi ích trước mắt mà khai thác kiệt quệ nguồn lợi cá cảnh ngoài tự nhiên nhằm mục đích xuất khẩu. Hậu quả là ngày nay không còn những nguồn cá đó để khai thác nữa.

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.1. Thời gian nghiên cứu

- Thu mẫu cá trực tiếp: từ tháng 10/2013 - 8/2014 gồm 8 đợt, mỗi đợt từ 2 - 3 ngày, thuê ghe đến các địa điểm đánh bắt để thu; thu mẫu cá gián tiếp thuê ngư dân thu vào thời gian gián đoạn giữa các đợt thực địa. Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2013 - 8/2014, bao gồm thời gian nghiên cứu tài liệu, thời gian phân tích mẫu cá trong phòng thí nghiệm.

Bảng 2.1. Thời gian thu mẫu cá ngoài thực địa

Số đợt thu mẫu Ngày thu mẫu Mùa

1 09/11/2013 - 10/11/2013 Mùa mưa 2 03/12/2013 - 04/12/2013 Mùa khô 3 18/01/2014 – 19/01/2014 Mùa khô 4 15/3/2014 – 16/3/2014 Mùa khô 5 12/4/2014 - 13/4/2014 Mùa khô 6 27/4/2014 – 29/4/2014 Mùa mưa 7 21/6/2014 - 22/6/2014 Mùa mưa 8 04/8/2014 – 05/8/2014 Mùa mưa

- Thu mẫu nước: gồm 8 đợt, mùa khô (4 đợt), mùa mưa (4 đợt), đo độ mặn trực tiếp tại hiện trường theo TCVN.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

- Thu mẫu cá và mẫu nước: 10 điểm đại diện cho từng loại hình thủy vực. + Thủy vực nước chảy gồm sông (chính và phụ lưu cấp I); kênh, rạch ở khu vực hạ lưu Sông Hậu.

Bảng 2.2. Các địa điểm thu mẫu cá và nước ở KVNC

STT

HIỆU ĐỊA ĐIỂM THU MẪU TỌA ĐỘ

1 Đ01 TT. Định An – Trà Cú – Trà Vinh 90

36’37.82’’N – 106016’46.96’’ E

2 Đ02 An Thạnh Đông – Cù Lao Dung –

Sóc Trăng 9

0

36’45.83’’N – 106014’18.94’’ E

3 Đ03 Hàm Giang – Trà Cú – Trà Vinh 9037’31.63’’N – 106014’36.57’’ E 4 Đ04 Lưu Nghiệp Anh – Trà Cú – Trà

Vinh 9

0

40’56.61’’N – 106010’55.25’’ E

5 Đ05 Tân Hòa – Tiểu Cần – Trà Vinh

(Sông Cầu Quan) 9

0 44’57.11’’N – 106007’20.75’’ E 6 Đ06 An Thạnh 1 – Cù Lao Dung – Sóc Trăng 9 0 41’07.19’’N – 106006’22.30’’ E

7 Đ07 Đại Ân 1 – Cù Lao Dung – Sóc

Trăng 9

0

38’37.52’’N – 106008’10.04’’ E

8 Đ08 Đại Ân 1 – Cù Lao Dung – Sóc

Trăng 9

0

35’39.44’’N – 106010’23.40’’ E

9 Đ09 Đại Ân 2 – Long Phú – Sóc Trăng 90

33’31.51’’N – 106011’35.01’’ E

10 Đ10 Đại Ân 1 – Cù Lao Dung – Sóc Trăng (Sông Cồn Tròn) 9

0

32’12.66’’N – 106012’28.08’’ E

11 Đ11 Đại Ân 1 – Cù Lao Dung – Sóc Trăng (Sông Cồn Tròn) 9 0 32’16.22’’N – 106014’24.81’’ E 12 Đ12 An Thạnh 2 – Cù Lao Dung – Sóc Trăng (Sông Cồn Tròn) 9 0 39’29.90’’N – 106009’56.38’’ E 13 Đ13 TT. Long Phú – Long Phú – Sóc Trăng 9 0 38’52.19’’N – 106005’06.97’’ E

14 Đ14 Long Phú – Long Phú – Sóc Trăng 90

33’20.43’’N – 106008’00.51’’ E 15 Đ15 An Thạnh 2 – Cù Lao Dung – Sóc Trăng (Sông Cồn Tròn) 9 0 34’50.68’’N – 106013’01.83’’ E 16 Đ16 Hàm Giang – Trà Cú – Trà Vinh 9038’34.41’’N – 106017’52.14’’ E 17 Đ17 Kim Sơn – Trà Cú – Trà Vinh 9039’36.25’’N – 106014’25.68’’ E 18 Đ18 Lưu Nghiệp Anh – Trà Cú – Trà

Vinh 9

0

41’32.61’’N – 106012’52.81’’ E

19 Đ19 Ngãi Xuyên – Trà Cú – Trà Vinh 9042’27.63’’N – 106016’16.61’’ E 20 Đ20 Tân Hòa – Tiểu Cần – Trà Vinh 9045’34.78’’N – 106009’15.76’’ E

3B

Hình 2.1. Địa điểm thu mẫu ở lưu vực hạ lưu sông Hậu [48]

- Phân tích mẫu cá tại Phòng thí nghiệm Động Vật - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

2.1.3. Tư liệu nghiên cứu

- Các mẫu cá thu được từ những lần đi thu mẫu.

- Nhật kí thực địa; phiếu điều tra, phỏng vấn, các biểu mẫu; hồ sơ cá; phim, hình chụp ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm; hình chụp các loài cá và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁ

2.2.1. Ngoài thực địa

- Thu mẫu định tính: thu trực tiếp trên các phương tiện, bằng những loại ngư cụ đánh bắt cho phép. Thu tại các bến cá, tổ chức đi cùng ngư dân đánh bắt theo yêu cầu, mua cá của người dân địa phương đánh bắt ngẫu nhiên hoặc hướng dẫn cách thu và đặt thùng mẫu có đựng dung dịch formalin 8% để ngư dân thu hộ. Mỗi loài

thu được ít hay nhiều hơn ở mỗi địa điểm nghiên cứu là tùy thuộc vào kích thước của cá hoặc mức độ thường gặp.

- Thu mẫu định lượng: thu trên từng ngư cụ và đếm số cá thể của từng loài cá đánh bắt được mỗi lần, ở mỗi địa điểm thu mẫu vào các mùa khác nhau để đánh giá độ thường gặp.

- Ghi nhãn cá những thông tin cần thiết. - Chụp hình cá.

- Định hình mẫu trong dung dịch formalin 8%, tối thiểu trong 24 giờ. Bảo quản mẫu trong dung dịch formalin 5%.

- Ghi nhật kí thực địa về phân bố kiểu thực bì, địa hình, khí hậu, đặc điểm thủy văn (độ sâu, tốc độ dòng chảy, màu nước, thực vật và động vật thủy sinh,...), hoạt động khai thác, phương tiện đánh bắt cá, đặc điểm nhân văn vùng nghiên cứu.

- Điều tra, phỏng vấn người dân KVNC về những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

2.2.2. Trong phòng thí nghiệm

- Định loại cá dựa vào các tài liệu chính của tác giả Mai Đình Yên và cộng sự (1992) [42], Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993) [28], Nguyễn Văn Hảo và cộng sự (2001, 2005 a, 2005 b) [21, 22, 23], Kottelat M. (2001), Rainboth W. J. (1996), Vidthayanon, Chavalit (2008),...

- Phân tích hình thái cá theo Pravdin I. F. (1961) [33], Nielsen L. A., Johnson D. L. (1981) và Rainboth W. J. (1996) để làm cơ sở định loại.

- Phương pháp phân tích số liệu hình thái cá xương

+ Các chỉ số đo hình thái cá xương (tính bằng mm) (hình 2.2):

Chiều dài cá (trừ vây đuôi) (Lo); đường kính mắt (O); khoảng cách giữa hai ổ mắt (OO); chiều dài đầu (T); chiều cao lớn nhất của thân (H).

+ Các chỉ số đếm (hình 2.2):

Số lượng tia vây lưng (D): vây lưng thứ nhất (D1) và vây lưng thứ hai (D2); số lượng tia vây hậu môn (A); số lượng tia vây ngực (P); số lượng tia vây bụng (V); số

vảy đường bên (L.1 hoặc Sq): số vảy trên đường bên và số vảy dưới đường bên đặt phía dưới gạch ngang; vảy ngang thân (Tr).

Những tia vây không phân nhánh, không phân đốt, gai cứng các tia vây được biểu thị bằng chữ số La Mã. Tia vây phân nhánh và tia đơn không hóa xương (tia mềm) được biểu thị bằng chữ số Ả Rập, cách nhau bởi dấu chấm (.), dao động giữa từng loại tia vây với nhau biểu thị bằng gạch nối (-). Tia vây cứng, tia vây mềm tính riêng. Tia vây thứ nhất là tia vây chìa ra ngay dưới lớp da.

Hình 2.2. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá xương (theo Rainboth W. J., 1996)

Hình 2.3. Sơ đồ chỉ dẫn số đo ở cá đuối (theo Nguyễn Khắc Hường, 2001)

A. Mặt lưng; B. Mặt bụng

* Chú thích: 1. Mõm; 2. Mắt; 3. Lỗ phun nước; 4. Lỗ mũi; 5. Van mũi trên; 6. Miệng; 7. Khe

mang; 8. Gai; 9. Hậu môn; 10. Vây ngực; 11. Vây bụng; 12. Gai giao cấu; 13. Vây lưng thứ nhất; 14. Vây lưng thứ hai; 15. Vây đuôi; 16. Chiều rộng miệng; 17, 18. Chiều rộng đĩa thân; A-H: Chiều dài toàn thân; A-M: Chiều dài thân; A-B: Chiều dài mõm; B-C: Đường kính mắt; A-E: Chiều dài đĩa thân; F-I: Chiều dài gốc vây lưng thứ nhất; J-K: Chiều dài gốc vây lưng thứ hai; I-J: Khoảng cách giữa hai vây lưng; Q-P: Chiều dài vây bụng; V-T: Chiều dài đầu; U-V: Chiều dài mõm trước miệng; V-Q: Chiều dài thân trước hậu môn; N-Q: Chiều dài đuôi.

- Định loại cá theo phương pháp kinh điển thông thường.

- Tra cứu, đối chiếu, tu chỉnh từng tên loài, tên đồng vật (synonym) theo FAO (2010) và Froese R. & Pauly D. (2014), Fish Base; sắp xếp các loài vào trật tự hệ thống phân loại cá của Eschmeyer W. N. & Fong J. D. (2014) [49].

- Xây dựng bộ sưu tập cá.

- Đánh giá độ thường gặp theo quy ước của Nguyễn Hữu Dực và Tống Xuân Tám (2008) [36] ở bảng 2.1: bằng cách tính tổng số cá thể mỗi loài thu được chia

cho tổng số ngư cụ đánh bắt và chia cho tổng số lần đánh bắt trong một ngày; tùy theo kích thước của cá lớn hay bé mà xếp chúng vào 3 nhóm khác nhau để quy ra mức độ thường gặp; thang đánh giá này đã được áp dụng vào bài báo số 4 và 5 trong danh mục công trình công bố của tác giả.

Bảng 2.3. Thang đánh giá độ thường gặp ở cá

* Đơn vị tính: cá thể / ngư cụ / lần đánh bắt MỨC ĐỘ KÍ HIỆU (LNHÓM 1 0 10 cm) NHÓM 2 10 < L0 20 cm) NHÓM 3 (L0 > 20 cm) Không gặp - - - - Rất ít + 3 – 5 1 – 2 0 – 1 Ít ++ 6 – 9 3 – 5 2 – 3 Nhiều +++ 10 – 30 6 – 10 4 – 5 Rất nhiều ++++ > 30 > 10 > 5

Chú thích: L0: Chiều dài chuẩn của cá (trừ vây đuôi)

- Để tính mức độ gần gũi về thành phần loài cá giữa 2 khu hệ nghiên cứu, đề tài sử dụng

+ Công thức của Stugren-Radulescu (1961): (X + Y) - Z

Trong đó:

R: là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố.

X: là số loài (phân loài) có ở khu hệ A mà không có ở khu hệ B. Y: là số loài (phân loài) có ở khu hệ B mà không có ở khu hệ A. Z: là số loài (phân loài) có cả ở 2 khu hệ A và B.

R biến thiên từ -1 đến +1 và được phân chia theo mức độ sau: + R = từ -1 đến - 0,70: quan hệ rất gần gũi. + R = từ -0,69 đến - 0,35: quan hệ gần gũi. + R = từ -0,34 đến 0: quan hệ rất gần ít. + R = từ 0 đến +0,34: khác nhau ít. + R = từ +0,35 đến + 0,69: khác nhau. + R = từ +0,7 đến +1: rất khác nhau.

- Một số phương pháp khác: chuyên gia, hồi cứu, xử lí số liệu, ... X + Y + Z

2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

- Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia được quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT [4]:

+ TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991): hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu. + TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985): hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu. + TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987): hướng dẫn lấy mẫu ở hồ, ao tự nhiên

và nhân tạo.

+ TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990): hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. - Đo độ mặn (S‰) tại hiện trường bằng máy đo ATAGO S/Mill-E, Japan.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. KHẢO SÁT ĐỘ MẶN CỦA NƯỚC SÔNG HẬU Ở CỬA ĐỊNH AN VÀ CỬA TRẦN ĐỀ

VÀ CỬA TRẦN ĐỀ

Vào mùa khô, nước biển chiếm vai trò ưu thế trong lực tương tác sông - biển nên có độ mặn cao hơn mùa mưa khi mà nước sông đang chiếm ưu thế. Độ mặn nhìn chung ổn định và dao động thấp.

Bảng 3.1. Biến động độ mặn (‰) theo không gian và thời gian

Điểm Mùa Mưa (‰) Khô (‰) Đ01 0 5 ± 0 Đ02 0 5,53 ± 0,17 Đ03 0 5,72 ± 0,18 Đ04 0 6 ± 0 Đ05 0 7,9 ± 0,1 Đ06 0 7,57 ± 0,17 Đ07 0 8 ± 0 Đ08 0 7,51±0,1 Đ09 0 8±0 Đ10 0 8±0,17 Đ11 0 5,51 ± 0,17 Đ12 0 4±0,1 Đ13 0 1,75±0 Đ14 0 1,54±0,1 Đ15 0 3±0,17 Đ16 0 0.55±0,17 Đ17 0 1,23±0 Đ18 0 2±0,1 Đ19 0 2±0 Đ20 0 3±0,17

Từ kết quả đo độ mặn, theo thang đo của Karpevits A. F., có thể phân chia giới hạn nước tự nhiên tại các điểm khảo sát như sau:

 Mùa mưa: tại 20 điểm khảo sát có giá trị độ mặn của nước là 0‰, là nước ngọt hoàn toàn.

 Mùa khô: tại 20 điểm khảo sát có giá trị độ mặn của nước dao động trong khoảng 0,55 - 8‰, là vùng nước lợ vừa.

Chứng tỏ nước ở đây chuyển từ môi trường nước ngọt hoàn toàn vào mùa mưa có độ mặn bằng 0‰ sang môi trường nước lợ vừa (4‰ ≤ nồng độ muối ≤ 18‰) vào mùa khô. Chính sự thay đổi về độ mặn giữa hai mùa này sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài cá ở lưu vực hạ lưu sông Hậu. Mùa mưa sẽ xuất hiện nhiều loài cá thích nghi với môi trường nước ngọt, còn mùa khô sẽ xuất hiện nhiều loài cá thích nghi với môi trường nước lợ vừa.

3.2. THÀNH PHẦN CÁC LOÀI CÁ Ở LƯU VỰC HẠ LƯU SÔNG HẬU

3.2.1. Danh sách các loài cá ở lưu vực hạ lưu sông Hậu

Qua tổng hợp, tra cứu, đối chiếu, tu chỉnh tên loài, tên đồng vật (synonym) và sắp xếp lại các loài vào trật tự của hệ thống phân loại cá theo Eschmeyer W. N. (1998) [43], Eschmeyer W. N. & Fong J. D. (2013) , chuẩn tên loài theo FAO (2010) và Froese R. & Pauly D. (2013) trong công trình nghiên cứu của tác giả và các tác giả khác gồm Hoàng Đức Đạt và cộng sự (1992 - 2000), Thái Ngọc Trí (2008 - 2010), Nguyễn Hữu Dực (2011), Nguyễn Xuân Đồng (2011).

Từ kết quả tổng hợp này cho thấy, số loài cá ở khu hệ cá lưu vực hạ lưu Sông Hậu thuộc tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng lên tới 113 loài, thuộc 87 giống, 47 họ và 16 bộ. Trong số đó, đề tài đã bổ sung cho khu hệ cá Việt Nam 1 loài mới.

Bảng 3.2. Danh sách các loài cá ở lưu vực hạ lưu sông Hậu

STT TÊN PHỔ

THÔNG TÊN KHOA HỌC

Số mẫu th u Đ th ườ ng gặ p Cử a Đị nh An Cử a T rầ n Đề C ao H i Đ ức v à c s (20 13 201 4)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ Ở LƯU VỰC HẠ LƯU SÔNG HẬU THUỘC TỈNH TRÀ VINH VÀ TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 29 -29 )

×