2.1. Đánh giá đau
Là một bước quan trọng có tính chất quyết định trong kiểm soát đau do ung thư. Phải khám toàn diện, cần tìm hiểu thêm có bệnh khác cùng đi kèm với ung thư hay không, phải đánh giá chức năng gan thận, theo dõi ảnh hưởng của thuốc giảm đau lên sự hấp thu, chuyển hóa và bài tiết. Phim X quang và CT-Scanner về các vùng liên quan và bộ xương cũng cần thiết để so sánh với các kết quả khám trước đây để theo dõi diễn biến bệnh và dự đoán, tiên lượng bệnh.
Tin vào lời kể của bệnh nhân về đau, dựa vào sự mô tả này để xác định kiểu đau và nguyên nhân gây đau.
+ Đau ở nội tạng do mô mềm tổn thương, ví dụ : cơn đau gan và căng tức do các thùy gan căng lớn.
+ Đau đột ngột, đau tăng lên khi vận động. + Đau thần kinh : do dây thần kinh bị tổn thương. + Các cơn đau ruột do kích thích hay tắt nghẽn.
+ Các cơn đau phải được đánh giá và chẩn đoán dựa vào đặc điểm của nó và “PQRST”. P. Yếu tố làm dịu hay gây đau: Điều gì làm dịu đau hay đau tăng lên.
Q. Tính chất cơn đau : Đau giống như gì, để bệnh nhân tự mô tả hoặc đưa một số từ gợi ý như : nóng rát, tên bắn, dao đâm.
R. Hướng lan: Hướng lan là một đặc điểm thường gặp cho ta xác định hướng nguồn gốc và loại đau.
S. Mức độ trầm trọng : Đau đến mức nào? Thường áp dụng thang điểm từ 0-10.
T. Thời gian xuất hiện : Đau liên tục hay không, nguyên nhân gì làm đau xuất hiện. Vài dạng đau liên quan đến vận động, hoặc liên quan đến ăn uống, hoạt động ruột, tiểu tiện.
Mức độ cơn đau được xác định bằng bảng thang điểm sau : Khôn
g đau Đau vừa nhiều nhấtĐau
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bệnh nhân có thể quen dùng “8 phần 10” hay “5 phần 10” để mô tả cơn đau của họ sau khi được hướng dẫn.
Trẻ em có thể dùng loại bảng điểm có hình ảnh dễ hiểu hơn.