II. PHẦN NỘI DUNG
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
* Kết quả khảo nghiệm
Thực tế các bài toán diện tích là khó đối với học sinh tiểu học. Cái khó là tư duy học sinh đang ở thao tác cụ thể là chủ yếu, mà các em đã phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ tổng thể, liên tục. Các em phải tự thao tác trên hình để tìm ra công thức tính diện tích các hình, đồng thời phải vận dụng công thức đó nhuần nhuyễn khi giải bài toán diện tích. Được giáo viên dạy dỗ tận tình, các em không còn nhầm lẫn các khái niệm, các công thức số đo, đơn vị đo.
Qua nhiều năm liên tục được nhà trường phân công dạy lớp 5, với cách dạy bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang như trên, chất lượng học sinh lớp tôi nâng cao lên rõ rệt. Các em đã tham gia và hoạt động một cách tích cực và tự tin. Trong giờ học các em đã biết tự phát hiện các nội dung hình học, tự tìm tòi để chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào giải toán, vẽ hình.
Có thể nói bài toán liên quan đến diện tích các hình là loại toán hay. Giải được các bài toán liên quan đến diện tích các hình là phát triển được tư duy sáng tạo cho các em. Vì bài toán này liên quan trực tiếp đến số đo diện tích, độ dài… nên nó còn có tác dụng rất lớn đến việc thực hành trong cuộc sống.
* Giá trị khoa học
Việc dạy bài toán liên quan đến diện tích các hình không những đòi hỏi ở học sinh khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo mà còn đòi hỏi ở các em khả năng tưởng tượng phong phú nhằm hiểu được nội dung bài toán, vẽ đúng hình, diễn đạt bài giải của mình một cách cụ thể. Qua mỗi bài toán, học sinh lớp tôi nắm chắc
được mối quan hệ giữa các số đo độ dài, diện tích; mô tả được quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện đúng phép tính, trình bày lời giải bài toán mạch lạc. Giải toán diện tích thành thạo, trí tuệ của học sinh tiểu học sẽ được phát triển thể hiện qua khả năng phân tích tổng hợp, rèn luyện tư duy linh hoạt. Có thể nói khả năng giải toán diện tích nói riêng và giải toán nói chung được xem là khả năng riêng biệt, đặc trưng nhất trong hoạt động trí tuệ của con người. Việc giải toán diện tích là hình thức tốt để củng cố rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo giúp học sinh tự mình tiếp thu kiến thức một cách sáng tạo. Đây là một hình thức tốt nhất để học sinh tự đánh giá mình và để thầy cô đánh giá học sinh về năng lực và mức độ tiếp thu, sự vận dụng các kiến thức đã học. Dạy cho học sinh nắm chắc cách giải bài toán liên quan đến diện tích các hình là đã củng cố được nhiều kỹ năng về giải các dạng toán quan hệ tỉ lệ ; kỹ năng vẽ hình, cắt ghép hình ; kỹ năng tính toán ;…
II.4. Kết quả
Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các biện pháp dạy bài toán liên quan đến diện tích tích hình tam giác, hình thang cho học sinh lớp 5 của tôi bước đầu đã thu được kết quả tốt. Đề tài đã góp phần nâng cao chất lượng môn Toán lớp 5 tại trường. Học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc học tập, góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học.
Giáo viên đã có kinh nghiệm giao việc cho học sinh đúng đối tượng, vừa sức, tạo cho học sinh say mê, tích cực chủ động trong học tập. Học sinh nắm chắc các yếu tố hình học, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và hầu hết các em rất thích học toán hình. Các em không còn ngại khi vẽ hình, tính diện tích. Nhiều em đã biết chọn cách giải hay cho mỗi bài, trình bày bài giải khoa học, lập luận chặt chẽ. Điều đó đã khích lệ tôi rất nhiều, tôi rất kiên nhẫn khi dạy bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang nên học sinh lớp tôi đạt tỉ lệ hoàn thành môn học toán 100%. Thiết nghĩ, nếu giáo viên áp dụng các biện pháp này
thường xuyên thì chắc chắn rằng chất lượng học toán của học sinh sẽ được nâng lên.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ III.1. Kết luận
Giáo viên phải chú ý đúng mức việc giảng dạy các bài tập trong sách giáo khoa, hướng dẫn học sinh theo đúng quy trình giải toán. Giáo viên cần hướng dẫn từng bước để giúp các em nắm vững yêu cầu đề bài. Một số em thực hiện giải chưa đúng bài toán là do chưa hiểu các mối liên quan của các yếu tố hình học đã cho trong bài, chưa chịu khó suy nghĩ để tìm ra cách giải và vận dụng công thức một cách chính xác.
Đối với các bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh vẽ hình, các bài toán liên quan tính diện tích thì hướng dẫn các em áp dụng công thức....Trong quá trình dạy học, giáo viên cần biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành, vận dụng tối đa các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em học tốt môn Toán và gây hứng thú trong học tập thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều lần.
Tuy kiến thức môn toán ở Tiểu học đơn giản nhưng nội dung của nó vô cùng phong phú. Mỗi một vấn đề, một mạch kiến thức có một nét hay riêng, nếu đi sâu nghiên cứu chúng ta sẽ thấy thật hấp dẫn. Ngoài những dạng bài điển hình, các bài toán về diện tích có rất nhiều điều thú vị. Những bài toán này đòi hỏi người giải phải vận dụng kiến thức, kỹ năng giải toán nói chung và những hiểu biết thực tế để tìm ra lời giải.
III.2. Kiến nghị
Trong các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn, giáo viên nên trao đổi thêm kinh nghiệm dạy toán, thảo luận để tìm thêm nhiều cách giải một bài toán hình.
Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ bản thân bằng cách tự học, tham khảo thêm tài liệu ; cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy.
Buôn Trấp, ngày 5 tháng 3 năm 2015
Người viết
Trương Thị Thanh Tâm NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ... ... ... ... ... ... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký tên, đóng dấu)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phương pháp giảng dạy môn toán ở tiểu học. Tác giả : Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Bồi dưỡng Toán cho học sinh lớp 5. Tác giả : Trần Diên Hiển. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.