Tình hình tài chính chủ yếu của công ty

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH thiết bị viễn thông ANSV (Trang 39 - 49)

2.1.3.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

- Những thuận lợi:

+ Ở Việt Nam hiện nay, ngành công nghệ thông tin đang phát triển mạnh, từ đó nhu cầu thị trường về sản phẩm của công ty là rất lớn, tạo điều kiện cho công ty mở rộng sản xuất.

+ Công ty có kinh nghiệm 18 năm trong ngành và sự hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Alcatel, vì thế công ty được cung cấp các thiết bị và công nghệ tiên tiến nhất, tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao năng suất lao động.

+ Công ty có đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao, công nhân lành nghề, tạo điều kiện tiếp cân nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Công ty được sự ưu ái đặc biệt của tập đoàn VNPT nên rất dễ để chiếm lĩnh thị trường trong nước.

- Bên cạnh đó công ty còn gặp nhiều khó khăn:

+ Cơ chế thị trường buộc doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh với các công ty khác trong ngành.

+ Hầu như các máy móc thiết bị phải nhập khẩu từ nước ngoài gây ra khó khăn cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp khó chủ động về nguyên, nhiên, vật liệu và sự tác động của chính sách xuất, nhập khẩu của nhà nước.

+ Tài sản cố định của công ty rất nhanh lỗi thời đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đầu tư mới, chạy theo sự phát triển của công nghệ.

2.1.3.2 Tình hình quản trị tài chính của công ty trong thời gian qua.

- Tình hình quản trị tài chính công ty.

+ Tình hình đầu tư vào hoat động sản xuất kinh doanh: năm 2013 công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với việc đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao quy trình công nghệ. Cụ thể là tài sản của công ty năm 2013 đã tăng so với năm 2012, cùng với đó là việc thay đổi dây chuyền công nghệ và quy trình sản xuất sản phẩm đưa lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

+ Tình hình đầu tư vào hoạt động tài chính: Hoạt động tài chính của công ty hầu như không được chú trọng nhiều, điều này có thể gây khó khăn cho công ty trong việc chủ động về nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

+ Về tình hình vay nợ và chính sách vay nợ: công ty chưa chú trọng vào chính sách vay nợ, công ty chỉ thực hiện vay ngắn hạn với số lượng ít, chủ yếu vay các tổ chức cá nhân nhỏ lẻ. Điều này cho thấy công ty chưa quan tâm vào hiệu quả của đòn bẩy tài chính.

+ Chính sách mua chịu: công ty có thực hiện chính sách mua chịu, với tình hình tài chính khó khăn như hiện nay thì thực hiện mua chịu là hợ lý.

+ Tình hình vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hưu là nguồn vốn góp ban đầu của chủ sở hữu trong đó 52,2% vốn chủ sở hữu thuộc về công ty cổ phần công nghiệp công nghệ bưu chính viễn thông và 48,8% thuộc về tập đoàn VNPT. Và một phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.

+Quy mô và tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư: Biến động qua các năm khác nhau, trung bình mỗi năm công ty giữ lại 35% lợi nhuận để tái đầu tư.

+ Chính sách về dự trử hàng tồn kho: Hàng tồn kho chủ yếu là các nguyên vật liệu nhập khẩu để tiến hành lắp ráp thiết bị và các thành phẩm sản xuất ra.

+ Chính sách bán chịu: Công ty đang trong thời kỳ mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm nên đã thực hiện chính sách bán chịu, tuy nhiên cũng cần xem xét chi tiết từng khoản để tránh thất thoát về vốn.

+ Chính sách chiết khấu thanh toán: không thực hiện.

+ Chính sách khấu hao tài sản cố định: : chấp hành theo thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

+ Phương pháp dự báo nhu cầu vốn lưu động: phương pháp gián tiếp

-Khái quát tình hình tài chính.

BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN

ĐVT: Triệu Đồng Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 82,755 47.85% 76,154 45.30% 6,601 8.67% I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 32,503 39.28% 30,417 39.94% 2,086 6.86% 1.Tiền 23,783 73.17% 15,717 51.67% 8,066 51.32% 2. Các khoản tương đương tiền 8,720 26.83% 14,700 48.33% -5,980 -40.68% III Các khoản phải thu ngắn hạn 37,164 44.91% 29,166 38.30% 7,998 27.42% 1. Phải thu khách hàng 31,914 85.88% 25,777 88.38% 6,137 23.81% 2. Trả trước cho người bán 825 2.22% 531 1.82% 294 55.37% 5. Các khoản phải thu khác 4,424 11.90% 2,857 9.80% 1,567 54.85% IV. Hàng tồn kho 12,432 15.02% 16,229 21.31% -3,797 -23.40% 1. Hàng tồn kho 12,432 100% 16,229 100% -3,797 -23.40% V. Tài sản ngắn hạn khác 655 0.79% 340 0.45% 315 92.65% 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 504 77.02% 298 87.68% 206 69.13% 3. Thuế và các khoản khác phải

thu Nhà nước 9 1.46%   0.00% 9   5. Tài sản ngắn hạn khác 141 21.52% 42 12.32% 99 235.71% B- TÀI SẢN DÀI HẠN 90,181 52.15% 91,969 54.70% -1,788 -1.94% II. Tài sản cố định 88,865 98.54% 91,229 99.20% -2,364 -2.59% 1. Tài sản cố định hữu hình 83,139 93.56% 84,132 92.22% -993 -1.18% - Nguyên giá 143,760   139,856   3,904 2.79% - Giá trị hao mòn luỹ kế -60,620   -55,723   -4,897 8.79% 3. Tài sản cố định vô hình 5,726 6.44% 7,096 7.78% -1,370 -19.31% - Nguyên giá 7,257   8,566   -1,309 -15.28% - Giá trị hao mòn luỹ kế -1,530   -1,470   -60 4.08% V. Tài sản dài hạn khác 1,315 1.46% 739 0.80% 576 77.94% 1. Chi phí trả trước dài hạn 1,228 93.38% 665 89.99% 563 84.66% 3. Tài sản dài hạn khác 87 6.62% 74 10.01% 13 17.57% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 172,936 100% 168,124 100% 4,812 2.86%

Nguồn: báo cáo tài chính công ty năm 2013 - Qua bảng số liệu ra thấy tại cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm 2013 tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tài sản dài hạn trong cơ cấu tài sản của công ty.

- Cuối năm 2013 tài sản ngắn hạn của công ty là 82,755 triệu đồng chiếm 47.85% trong tổng tài sản, tăng 6,601 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8.67% so với thời điểm đầu năm 2013. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn là các khoản phải thu ngắn hạn, đầu năm 2013 là 38.3%, cuối năm 2013 là 44.91%; các khoản phải thu ngắn hạn gia tăng cả về giá trị và tỷ trọng và chủ yếu tập trung vào các khoản phải thu của khách hàng. Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, đầu năm 2013 là 39.94% và cuối năm 2013 là 39.28%, tuy tỷ trọng giảm nhưng tiền và các khoản tương đương tiền vẫn tăng so với đầu năm 2013, cụ thể là tăng 2,086 triệu đồng. Hàng tốn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Giá trị hàng tồn kho giảm từ 16,229 triệu đồng tại thời điểm đầu năm 2013 còn 12,432 triệu đồng vào cuối năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cuối năm 2013 tài sản dài hạn của công ty là 90,181triệu đồng chiếm 52.15% tổng tài sản, giảm 1,788 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1,94% so với đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2013 công ty đã thanh lý các tài sản dài hạn đã lỗi thời. Các tài sản dài hạn khác cũng có xu hướng tăng nhưng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tài sản dài hạn.

- Nhìn chung cơ cấu tài sản của công ty là hợp lý với ngành sản xuất công nghệ cao.

BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN ĐVT: Triệu Đồng Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ A. NỢ PHẢI TRẢ 74,101 42.85% 70,519 41.94% 3,581 5.08% I. Nợ ngắn hạn 74,101 100% 70,519 100% 3,581 5.08% 1. Vay và nợ ngắn hạn 1,205 1.63% 2,821 4.00% -1,616 -57.28% 2. Phải trả người bán 29,763 40.17% 27,044 38.35% 2,719 10.05% 3. Người mua trả tiền trước 1,120 1.51% 590 0.84% 530 89.86% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước 7,025 9.48% 5,593 7.93% 1,431 25.60%

9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn

hạn khác 28,031 37.83% 26,638 37.77% 1,392 5.23% 6. Chi phí phải trả 1,399 1.89% 1,171 1.66% 228 19.50% 5. Các khoản phải trả người lao động. 3,462 4.67% 4,872 6.91% -1,410 -28.94% 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2,092 2.82% 17,865 25.33% 305 17.11% B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 98,834 57.15% 97,604 58.05% 1,230 1.26% I. Vốn chủ sở hữu 98,834 100% 97,604 100% 1,230 1.26% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 90,000 91.06% 90,000 92.21%    

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối 8,834 9.82% 7,604 8.45% 1,230 16.18%

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 172,936 100% 168,124 100% 4,812 2.86% Nguồn: báo các tài chính công ty năm 2013. - Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2013 là 172,936 triệu đồng tăng 4,812trđ (2.86%) so với đầu năm chứng tỏ quy mô tài chính của công ty đang được mở rộng, là cơ sở để tài trợ mở rộng quy mô kinh doanh. Về cơ cấu nguồn vốn tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn vẫn thấp hơn so với tỷ trọng vốn chủ sở hữu thể hiện công ty vẫn đang tự chủ về mặt tài chính. Tuy nhiên nợ phải trả có xu hướng tăng cả về giá trị vào tỷ trọng vào cuối năm, tỷ trọng vốn chủ sở hữu lại đang có xu hướng giảm như vậy có thể đánh giá rủi ro tài chính của công ty đang tăng lên.

- Nợ phải trả đầu năm 2013 là 70,519 triệu đồng thì đến cuối năm là 74,101 triệu đồng, tăng 3,581 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 5.08%. Trong

đó chủ yếu tăng các khoản chiếm dụng và giảm các khoản vay. Cho thấy tình hình chiếm dụng vốn của công ty rất tốt, tuy nhiên cần quản lý tốt khoản này vì nó sẽ gây ra rủi ro tài chính cao cho công ty.

- Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên là do tăng khoản lợi nhuận chưa phân phối, cụ thể là lợi nhuận chưa phân phối cuối năm 2013 tăng 1,230 triệu đồng so với đầu năm 2013. Đó là một dấu hiệu tích cực làm tăng khả năng tự chủ về tài chính cho công ty.

+ Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

- Năm 2013, lợi nhuân sau thuế là 20,825 triệu đồng tăng 4,200 triệu đồng so với năm 2012 điều này cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả.

- Hoạt động kinh doanh của công ty:

Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 đạt 203,564 triệu đồng, tăng 18,559 triệu đồng so với năm 2012. Các khoản giảm trừ doanh thu nhỏ chủ yếu là các hàng hóa bị lỗi trong quá trình sản xuất. Giá vốn hàng bán năm 2013 là 145,972 triệu đồng tăng 11,909 triệu đồng so với năm 2012. Doanh thu tăng kéo theo giá vốn hàng bán tăng, tuy nhiên ta thấy tốc độ tăng giá vốn chậm hơn doanh thu, chứng tỏ năm 2013 công tác quản lý giá thành của công ty phát huy hiệu quả, bên cạnh đó việc công ty đầu tư đổi mới nâng cấp một số trang thiết bị đã giúp tăng năng suất sản suất dẫn đến giảm chi phí tạo ra một đơn vị sản phẩm, điều này có thể đánh giá là một thành tích của doanh nghiệp.

BẢNG 2.3 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ Tiêu Năm 2013 2012Năm Chênh lệch 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 203,564 185,004 18,560 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 182 289 -107 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 203,382 184,715 18,667

4. Giá vốn hàng bán 145,972 134,063 11,909 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch

vụ 57,409 50,651 6,758

6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,607 1,283 324

7. Chi phí tài chính 321 569 -248

- Trong đó: Chi phí lãi vay 144 310 -166

8. Chi phí bán hang 7,149 764 6,385

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 30,234 29,234 1,000 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 27,747 21,366 6,381

11. Thu nhập khác 870 1,060 -190

12. Chi phí khác 849 260 589

13. Lợi nhuận khác 20 800 -780

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 27,767 22,167 5,600 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 6,941 5,541 1,400 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 20,825 16,625 4,200 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: báo cáo tài chính công ty năm 2013. Công tác quản lý chi phí ngoài giá vốn: chi phí bán hàng năm 2013 là 714 triệu giảm 49 triệu đồng so với năm 2012. Tuy doanh thu bán hàng tăng mạnh nhưng chi phí bán hàng lại giảm cho thấy năm qua công tác bán hàng đạt hiệu quả cao. Chi phí quản lý doanh nghiệp đầu năm 2013 là 30,234 triệu đồng tăng 1000 triệu đồng so với năm 2012, cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp còn rất cao và có xu hướng tăng, điều này sẽ gây khó khăn và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

Hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính năm 2013 là 1,607 triệu đồng, tăng 234 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do tiền lãi từ việc gửi tiền ở ngân hàng tăng.

Hoạt động khác: lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2013 là 20 triệu đồng, giảm 779 triệu đòng so với năm 2012. Nguyên nhân là do khoản chi phí

khác tăng đột biến, đây là một khoản chiếm tỷ trọng nhỏ và có nhiều biến động nên không dung để dánh giá trình độ quản lý.

Nhìn chung năm 2013 công ty làm ăn có hiệu quả, các khoản doanh thu, lợi nhuận đều tăng so với năm 2012. Đây là kết quả của việc đầu tư đổi mới công nghệ cùng với việc mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp.

+ Phân tích một số hệ số tài chính cơ bản

Khả năng thanh toán hiện thời: phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Đầu năm 2013 hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty là 1.08 lần và cuối năm là 1.12 lần, phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo. Nguyên nhân là công ty đã dùng toàn bộ tài sản dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và một phần tài sản dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên hệ số này chưa cao nên sẽ tiềm ẩn rủi ro về tài chính.

Khả năng thanh toán nhanh: tương tự như hệ số khả năng thanh toán hiện thời, tại thời điểm đầu năm 2013 và cuối năm 2013 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng lên, đầu năm 2013 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0.85 lần và cuối năm là 0.95 lần. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty khá tốt, điều này sẽ làm tăng mức độ an toàn tài chính cho công ty.

BẢNG 2.4 MỘT SỐ HỆ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch

I. Hệ số khả năng thanh toán      

1. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời(lần) 1.12 1.08 0.04 2. Hệ số khả năng thanh toán tức thời(lần) 0.44 0.43 0.01

3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh(lần) 0.95 0.85 0.1

  Năm 2013 Năm 2012  

4. Hệ số thanh toán lãi vay(lần) 192.96 72.41 120.54 II. Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản      

  31/12/2013 31/12/2012  

1. Hệ số cơ cấu nguồn vốn      

a. Hệ số nợ(lần) 0.43 0.42 0.01

b. Hệ số vốn chủ sở hữu(lần) 0.57 0.58 -0.01

2, Hệ số cơ cấu tài sản      

a. Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn(lần) 0.48 0.45 0.03

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH thiết bị viễn thông ANSV (Trang 39 - 49)