Bể khử trùng Bể lọc than hoạt tính

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu đô thị a quy hoạch đến năm 2023 (Trang 39 - 43)

Bể lọc than hoạt tính

Dòng ra

Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác của công ty cổ phần kỹ thuật Seen áp dụng tại bãi rác Nam Sơn

3.2.2.6. Tính toán, thiết kế hệ thống thu khí sinh ra từ bãi chôn lấp.

a. Tính toán lượng khí sinh ra

Tỷ lệ thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi chôn lấp

Thành phần Thể tích khô (%) CH4 45 – 60 CO2 40 – 60 N2 2 – 5 O2 0,1 – 1

Mercaptans, hợp chất chứa lưu huỳnh 0 – 1

NH3 0,1 – 1

CO 0 – 0,2

Các khí khác 0,01 – 0,6

Tính chất Giá trị

Nhiệt độ (0F) 100 – 120

Tỷ trọng 1,01 – 1,06

Thành phần chất thải rắn đô thị

STT Thành phần Khối lượng m

(%)

Độ ẩm p (%)

Phân hủy nhanh

1 Thực phẩm thừa 79 70

2 Giấy 6 6

3 Cành cây, mảnh vụn 1,2 10

Phân hủy chậm

4 Vải, cao su, hữu cơ tổng hợp 0,15 2

Chất trơ

5 Thủy tinh 2,13 2

6 Lon, đồ hộp 1,05 3

7 Khác 1,48 8

8 Nhựa, linon 9,03 2

Nhận xét: Trong lượng chất thải đem chôn lấp chủ yếu là chất phân hủy sinh hoc nhanh và chất được xem là trơ về mặt sinh học, hóa học còn chất phân hủy sinh học chậm thì không có. Trong tính toán lượng khí gas sinh ra thì chất phân hủy sinh học chậm cần đến 15 năm để phân hủy 50% khối lượng nên trong phần tính toán này sẽ bỏ qua phần phân hủy sinh học chậm, chỉ tính toán lượng khí sinh ra do phân hủy chất phân hủy sinh hoc nhanh (phân hủy 75% khối lượng trong vòng 5 năm).

Chất phân hủy nhanh trong bãi chôn lấp chủ yếu là lượng chất hữu cơ không phân hủy hết sinh ra từ quá trình ủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Hệ thống thu gom khí

Theo 5.2.1.4 TCXD 261:2001, bãi chôn lấp tiếp nhận lượng rác ít hơn 50.000 tấn/năm thì có thể cho thoát tán khí rác tại chỗ nhưng phải đảm bảo được chất lượng không khí xung quanh

Thu gom bằng cách thi công các giếng thu gom khí. Các giếng này được khoan sâu vào lớp chất thải 1 – 1,5 m. Độ cao cuối cùng của ống thu gom khí rác phải lớn hơn bề mặt tối thiểu 2m (tính từ lớp phủ trên cùng). Giếng thu khí đứng gồm một ống thu khí có đường kính bằng 150mm (thường dùng ống PVC hoặc PE) đặt trong một lỗ khoan kích thước 460 – 920mm. Một phần ba đến một phần hai bên dưới của ống thu khí được đục lỗ và được đặt trong đất hay CTR, đục lỗ cách đều suốt chiều dài ống với mật độ lỗ rỗng đạt 15-20% diện tích bề mặt ống.

Khoảng cách giữa các giếng thu khí lựa chọn theo tiêu chuẩn (50m – 70m) , chọn là 50m, bố trí các giếng theo hình tam giác đều.

3.2.2.7. Hệ thống quan trắc nước ngầm.

- Hệ thống quan trắc nước ngầm được thiết kế nhằm quan trắc định kì và giám sát chất lượng nước ngầm khu vực trong giai đoạn vận hành và giai đoạn cần kiểm soát bãi chôn lấp sau khi đã đóng bãi

- Chiều sâu giếng quan trắc nước ngầm phụ thuộc vào mực nước ngầm và cho phép lấy được mẫu nước ở độ sâu tối thiểu 20m

- Sử dụng ống nhựa đường kính không nhỏ hơn 150mm. Chiều dài ống phải đảm bảo chiều sâu, sâu hơn mặt nước dưới của tầng thu nước chính ít nhất là 1m. Phần thân giếng qua tầng thu nước chính có đục lỗ, xung quanh chèn bằng cát vàng. Phần miệng giếng nhô cao hơn mặt đất 0,5m, có nắp đậy chống nước mưa, nước mặt và các vật thể khác lọt vào làm tắc giếng.

- Giếng quan trắc nước ngầm bố trí theo hướng dòng chảy từ thượng lưu đến hạ lưu. Số lượng giếng quan trắc ít nhất là 4 giếng, 1 giếng bố trí phía thượng lưu, 3 giếng bố trí tại vị trí hạ lưu. Các giếng quan trắc đặt cách hàng rào bãi chôn lấp ít nhất 300m và cách nhau 300-500m.

KẾT LUẬN.

Khi làm đồ án quản lý chất thải rắn sinh hoạt có thể giúp sinh viên hiểu rõ về kỹ thuật quản lý, xử lý chất thải rắn để giảm bớt lượng chất thải rắn mỗi ngày thải ra ở khu đô thị A nói riêng và ở các đô thị nói chung.

Với thiết kế rác sau thu gom đều được phân loại để thu hồi các vật liệu có thể tái sử dụng hay tái chế thành các sản phẩm mới, góp phần phát triển kinh tế và giảm các thành phần ô nhiễm thải vào môi trường.

Phân loại chất thải tại nguồn là hình thức thải bỏ chất thải đã được hình thành rất lâu trên thế giới đã được nhiều nước áp dụng và rất thành công. Tuy nhiên, đối với nước ta hiện nay, hình thức này vẫn còn rất hạn chế, chỉ một số quận được áp dụng thí điểm nhưng còn gặp nhiều khó khăn.

Cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhằm tuyên truyền, giáo dục tạo điều kiện cho mọi người hiểu rõ hơn về cách thực hiện và ý nghĩa của việc làm này.

Cần phải nâng cao ý thức người dân trong việc xả thải chất thải rắn như tổ chức các lớp huấn luyện của nguời dân trong việc phân loại rác tại nguồn để việc thu gom và thải bỏ cuối cùng dễ dàng hơn. Cần có xử phạt rõ ràng trong việc xả thải rác của người dân.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu đô thị a quy hoạch đến năm 2023 (Trang 39 - 43)