b. Hệ thống thu gom nước rỉ rác
- Hệ thống thu gom nước rò rỉ được sử dụng là hệ thống thu gom nước ở đáy BCL được biểu diễn theo hình sau:
Hệ thống thu gom nước rỉ rác
- Đáy ô chôn lấp dốc tối thiểu 1% về phía đường ống thu gom, xung quanh ống thu gom bán kính 10 m có độ dốc 3%.
- Sử dụng ống có đường kính 15 – 20 cm. Cứ 100mm ống sẽ được khoan lỗ để thu nước, khoảng cách giữa 2 lỗ khoan là 6mm, kích thước lỗ khoan phải phù hợp với kích thước hạt cát nhỏ nhất.
Hệ thống thu nước rỉ rác cho từng ô chôn lấp
- Hệ thống thu nước rỉ rác được thiết kế thu nước từ các ống nhánh đến ống chính về hố thu để bơm về trạm xử lí nước rỉ rác.
- Ống nhánh thu nước: Theo quy chuẩn 261: 2001, đường kính ống thu nước rỉ
rác tối thiểu là 150 mm, chọn ống nhánh có đường kính 150 mm, độ dốc i = 1%, lưu lượng q = 0,39 l/s, độ đầy h/d = 0,1, vận tốc v = 0,33 m/s. Lưu lượng lớn nhất nước rỉ rác sinh ra trong một ô chôn lấp là 7.965 m3/6 tháng, trung bình mỗi ngày là 44,3 m3/ngđ = 0,52 l/s.
- Số lượng ống nhánh cần 0,52 : 0,39 = 2 ống.
- Ống chính thu nước: Ống chính thu nước từ ống nhánh dẫn ra đường ống góp
chung bên ngoài. Qống chính = 0,52 l/s. Tra bảng tính toán thuỷ lực ống và mương thoát nước có các thông số:
- i = 1 %, D = 150 mm, v = 0,42 m/s, h/D = 0,15.
- Cuối đường ống có hố ga tập trung nước rỉ rác, đặt máy bơm để hút lên hệ thống xử lý. Hố ga được xây bằng gạch, có kết cấu chống thấm, kích thước hố ga 1200 x 1200 x 1200 (mm)
- Tầng thu nước rác có yêu cầu : (5.2.1.3 TCXD261:2001)
o Lớp dưới : Đá dăm nước, dày 20cm
o Lớp trên : Cát thô, dày 20cm
c. Đề xuất công nghệ xử lý nước rỉ rác
Nước rỉ rác có chứa các chất ô nhiễm với nồng độ rất cao, quá trình xử lý khá phức tạp, phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý như sinh học, hóa – lý… thì đầu ra mới có thể đạt tiêu chuẩn.
Ở Việt Nam, trên thực tế việc kiểm soát nước rỉ rác chưa được tốt, chỉ một vài bãi chôn lấp áp dụng công nghệ tiên tiến mới có thể xử lý nhưng giá thành xây dựng và vận hành khá cao.
Thành phần hóa học nước rò rỉ từ bãi chôn lấp mới và lâu năm
Chỉ tiêu Bãi chôn lấp mới (chưa đến 2 năm) Bãi chôn cũ (trên 10 năm) (mg/l) Khoảng (mg/l) Điển hình (mg/l)
BOD5 2.000 – 30.000 10.000 100 – 200
TOC 1.500 – 20.000 6.000 80 – 160
COD 3.000 – 60.000 18.000 100 – 500
TSS 200 – 2000 500 100 – 400
Nitơ hữu cơ 10 – 800 200 80 – 120
Ammonia 10 – 800 200 20 – 40 Nitrate 5 – 40 25 5 – 10 Tổng phospho 5 – 100 30 5 – 10 Artho phospho 4 – 80 20 4 – 8 Độ kiềm (CaCO3) 1.000 – 10.000 3.000 200 – 1.000 pH 4,5 – 7,5 6 6,6 – 7,5 Độ cứng 300 – 10.000 3.500 200 – 500 Ca2+ 200 – 3.000 1.000 100 – 400 Mg2+ 50 – 1.500 250 50 – 200
K+ 200 – 1.000 300 50 – 400
Na+ 200 – 2.500 500 100 – 200
Cl - 200 – 3.000 500 100 – 400
SO42- 50 – 1.000 300 20 – 50
Tổng sắt 50 – 1.200 60 20 – 200
Nhận thấy, nước rỉ rác có nồng độ ô nhiễm cao nhất là COD, BOD, NH4+, mùi và chất lơ lửng. Do tải lượng hữu cơ cao nên nước rỉ rác thường được xử lý kết hợp kỵ khí và hiếu khí nhưng trong nước rỉ rác có thể chứa các chất độc hại (tùy thuộc vào thành phần chất thải đem chôn lấp) nên quá trình sinh học có thể không có hiệu quả tối đa. Chính vì vậy nên áp dụng phương pháp keo tụ tạo bông trước khi xử lý sinh học, một phần chất hữu cơ sẽ được tách ra khỏi nước thải, chất lơ lửng keo tụ có thể kéo theo một số chất vô cơ, hữu cơ độc hại với vi sinh vật.
Đề xuất dây chuyền xử lý đơn giản như sau :
Dòng vào