Tình hình và hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn cố định tại công ty CP VITAL

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty CP VITAL (Trang 59 - 71)

VITAL qua 2 năm 2011, 2012

2.2.4.1 Tình hình và hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn cố định tại công ty CP VITAL VITAL

Là công ty hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, sản xuất vốn cố định của công ty chiếm 1 vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động cũng như hỗ trợ các dây chuyền từ việc khai khoáng, sản xuất, tạo ra sản phẩm rồi đến công đoạn cung ứng đến tay người tiêu dùng. Vốn cố định hình thành nên các tài sản cố định giúp công ty tạo ra lợi nhuận không nhỏ. VCĐ được sử dụng tối đa hay nằm chờ, được bảo đảm và phát triển hay không, được tổ chức hợp lý hay không đều phụ thuộc vào việc sử dụng TSCĐ trong quá trình SXKD.

*Tình hình biến động của tài sản cố định năm 2012:

Vốn cố định của công ty trong năm 2012, cuối năm là 77,558,602 nghìn đồng, tăng 36,599,309 nghìn đồng so với đầu năm. Để thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng VCĐ ta đi nghiên cứu tình hình biến động TSCĐ qua bảng 06.

Trong TSCĐ hữu hình, cuối năm 2012 là 66,482,393 nghìn đồng tăng 33,082,955 nghìn đồng. Trong đó, nguyên giá TSCĐ tăng 43,890,582 nghìn đồng. Nguyên nhân của sự tăng nguyên giá này là do:

Nhà cửa, vật kiến trúc tăng 20,141,477 nghìn đồng, chiếm 44.89% trong tổng TSCĐ hữu hình. Các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải tăng lần lượt là 19,670,220 nghìn đồng và 3,801,829 nghìn đồng. Cụ thể công ty đã đầu tư mua sắm thêm 4,861 tr đồng vào phân xưởng cho nhà máy dưới Thái Bình và đầu tư thêm hơn 9 tỷ đồng cho máy móc phía bên trong Đồng Nai sau khi nhà máy hoàn thành và 3 xe vận tải trọng cao 2 tấn hiệu Huyndai cho việc phân phối hàng hóa liên tỉnh sau khi đã ký kết thêm được dự án và XDCB hoàn thành của doanh nghiệp tăng 20,141,477 nghìn đồng do hoàn thành hết các công trình nhà cửa của nhà máy. Máy móc, thiết bị văn phòng tăng hơn 10 tỷ do đầu tư thêm vào các hạng mục của kho lưu trữ hàng, các loại máy lạnh, thay bàn ghế

văn phòng của công ty.

Bên cạnh đó, TSCĐ vô hình đến cuối năm là 11,076,209 nghìn đồng, tăng lên 3,516,354 nghìn đồng so với đầu năm 2012. Cụ thẻ là giá trị của quyền sử dụng đất tăng 3,785,265 nghìn đồng, quyền sử dụng giếng khoan tăng 42,245 nghìn đồng. Giá trị của TSCĐ vô hình tăng là không đáng kể so với đầu năm 2012. Chủ yếu tăng do quyền sử dụng đất của công ty.

Nhìn chung TSCĐ của Công ty vẫn còn khá mới, giá trị còn lại tương đối cao. Điều này chứng tỏ Công ty chú trọng tới việc nâng cấp và đầu tư mới TSCĐ, làm tăng năng lực sản xuất của Công ty. Công ty nên phát huy nhưng cũng cần lưu ý tới cải thiện thiết bị văn phòng.

Bảng 06: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2012 - Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn : Thuyết minh báo cáo tài chính 2012)

Chỉ tiêu 1/1/2012 Tăng Giảm 31/12/2012 Chênh lệch CN/ĐN

NG TT(%) NG TT(%) NG TT(%) NG TT(%) SL TT(%) TL(%) a.TSCĐ hữu hình 33,399,438 43,890,572 10,807,617 66,482,393 33,082,955 99.05% + Nhà cửa, vật kiến trúc 4,235,943 12.68% 20,141,477 45.89% 1,178,995 10.91% 23,198,425 34.89% 18,962,482 57.32% 56.77% + Máy móc thiết bị 22,218,559 66.52% 19,670,220 44.82% 6,009,013 55.60% 35,879,76 6 53.97% 13,661,207 41.29% 40.90% + Phương tiện VT 6,691,321 20.03% 3,801,829 8.66% 3,436,228 31.79% 7,056,922 10.61% 365,601 1.11% 1.09% + Thiết bị văn phòng 217,303 0.65% 277,046 0.63% 176,724 1.64% 317,625 0.48% 100,322 0.30% 0.30%

+ TSCĐ khác 36,312 0.11% 0 0.00% 6,657 0.06% 29,655 0.04% (6,657) -0.02% -0.02%

b.TSCĐ vô hình 7,559,855 3,827,510 311,156 11,076,209 3,516,354 10.53%

+ Quyền sử dụng đất

7,147,695 94.55% 3,785,265 98.90% 26,357 8.47%

10,906,60

3 98.47% 3,758,908 106.90% 11.25% +Quyền sử dụng giếng

khoan 150,000 1.98% 42,245 1.10% 66,360 21.33% 125,885 1.14% (24,115) -0.69% -0.07% + Nhãn hiệu hàng hóa 131,000 1.73% 0 0.00% 131,000 42.10% 0 0.00% (131,000) -3.73% -0.39% + Phần mềm máy tính 131,160 1.73% 0 0.00% 87,439 28.10% 43,721 0.39% (87,439) -2.49% -0.26% Tổng cộng TSCĐ 40,959,293 0 47,718,082 11,118,773 77,558,60 2 36,599,309

*Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Nhưng để biết được chính xác cách sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp đã hoàn toàn là hợp lí và tối ưu chưa, thì ta cần phải đi xem xét các chỉ tiêu hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kết hợp với chính sách và đặc điểm quản lý của công ty. Ta sẽ đi xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện trong bảng 08: Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2011-2012.

Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2012 là 0.704%, giảm 0.069% so với năm 2011, tức cứ 100 đồng VCĐ sản xuất kinh doanh tạo ra 0.704 đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng VCĐ giảm, điều này là do Hàm lượng VCĐ tăng lên 0.351 % so với năm 2011. Hàm lượng VCĐ năm 2012 là 1.421 % tức cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra thì cần nhiều hơn 1.421 % vốn cố định là 1.421 đồng.

Nguyên nhân của sự giảm hiệu suất VCĐ là do tăng hàm lượng VCĐ thêm 0.351. Năm 2012, doanh thu thuần giảm xuống 5,872,276 nghìn đồng còn 59,720,688 nghìn đồng, nhưng VCĐ bình quân tăng nhiều thêm 20,948,315 nghìn đồng. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2012 là 0.015 %, tức cứ 100 đồng Vốn cố dịnh thì tạo ra 0.015 đồng lợi nhuận sau thuế TNDN. Lí do bởi Lợi nhuận ròng của công ty tăng 689,418 nghìn đồng, đến năm 2012 là 1,249,997 nghìn đồng.

Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2012 là 0.188, tăng lên 0.045 so với năm 2011. Mức thay đổi này của tài sản là không nhiều, vì trong năm công ty chú trọng đầu tư thêm dàn thiết bị chu chuyển, đóng nắp chai cũng như bộ phận máy thổi chai nhựa, cho dây truyển sản suất, đồng thời tăng cường kiểm tra, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty trong năm 2012 là 47.777 % giảm 4.698% so với năm 2011. Tức cứ 100 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân thì tạo ra 47.77 đồng doanh thu thuần. Tốc độ này giảm dần theo xu hướng hoạt động, cũng như thời điểm này của công ty.

Nhìn chung, trong năm 2011 công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, cụ thể như sau:

-Kết cấu TSCĐ của Công ty nói chung là hợp lý, bởi toàn bộ TSCĐ của Công ty đều được đưa vào sử dụng, không có TSCĐ chưa cần dùng hoặc không cần dùng, do đó vốn của Công ty không bị ứ đọng.

-Tài sản công ty vẫn còn khá mới, trong năm công ty đã mua sắm bổ sung cũng như bảo dưỡng sửa chữa nên tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá của tài sản cố định vẫn còn ở mức cao, tuy nhiên hệ số hao mòn của TSCĐ vẫn còn ở mức thấp và tăng hầu như không đáng kể chứng tỏ công ty chưa tân dụng hết được TSCĐ, điều đó làm giảm tỷ suất lợi nhuận VCĐ.

Bảng 08: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH NĂM 2011 – 2012

Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu Đơn vị 2,012 2,011 Chênh lệch

1-Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Nghìn đồng 59,720,688 65,592,964 (5,872,276) 2-Vốn cố định bình quân Nghìn đồng 84,871,606 63,923,291 20,948,315 3-Lợi nhuận sau thuế TNDN Nghìn đồng 1,249,997 560,579 689,418 4-Nguyên giá TSCĐ bình quân Nghìn đồng 59,258,948 39,485,431 19,773,517 5-Số khấu hao luỹ kế Nghìn đồng 11,118,778 8,481,616 2,637,162 6-Hiệu suất sử dụng VCĐ (1)/(2) % 0.704 0.773 (0.069) 7-Hàm lượng VCĐ (2)/(1) % 1.421 1.070 0.351 8-Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (3)/(2) % 0.015 0.007 0.008 9-Hệ số hao mòn TSCĐ (5)/(4) % 0.188 0.143 0.045 10-Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1)/(4) % 47.777 52.474 (4.698)

2.2.4.2 Thực trạng và hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty CP VITAL

Bảng 09: KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG NĂM 2012 – Đơn vị tính: nghìn đồng

TÀI SẢN 31/12/2012 1/1/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng TÀI SẢN NGẮN HẠN 42,841,493 176,439,762 (133,598,269)

Tiền và các khoản tương đương tiền 1,096,175 2.56% 3,149,377 1.78% (2,053,202) 1.54%

Tiền 1,096,175 2.56% 3,149,377 1.78% (2,053,202) 1.54%

Các khoản tương đương tiền - 0.00% - 0.00% - 0.00%

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 6,004,500 14.02% - 0.00% - 0.00%

Đầu tư ngắn hạn 6,004,500 14.02% - 0.00% - 0.00%

Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn - 0.00% - 0.00% - 0.00%

Các khoản phải thu 14,676,146 34.26% 119,664,541 67.82% (104,988,395) 78.59%

Phải thu của khách hàng 8,903,325 20.78% 6,260,277 3.55% 2,643,048 -1.98%

Trả trước cho người bán 2,840,509 6.63% 4,306,626 2.44% (1,466,117) 1.10%

Các khoản phải thu khác 4,278,068 9.99% 110,443,395 62.60% (106,165,327) 79.47%

Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (1,345,757) -3.14% -1,345,757 -0.76% - 0.00%

Hàng tồn kho 9,776,207 22.82% 10,926,913 6.19% (1,150,706) 0.86%

Hàng tồn kho 9,776,207 22.82% 10,926,913 6.19% (1,150,706) 0.86%

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - 0.00% - 0.00% - 0.00%

Chi phí trả trước ngắn hạn 6,546,630 15.28% 1,133,882 0.64% 5,412,748 -4.05%

Thuế GTGT được khấu trừ 930,011 2.17% 2,720,578 1.54% (1,790,567) 1.34%

Thuế và các khoản phải thu Nhà nước - 0.00% 10,713 0.01% - 0.00%

Tài sản ngắn hạn khác 3,811,820 8.90% 38,833,755 22.01% (35,021,935) 26.21%

Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Cuối năm 2010 Cuối năm 2011

Chênh lệch cuối năm 2010 và cuối năm 2011 Tỉ lệ Cuối năm 2012 Chênh lệch cuối năm 2011

và cuối năm 2012 Tỉ lệ 1- Tổng tài sản 159.299.736 253.832.284 94.532.548 37,24% 135.192.184 -118.640.100 -46,74% 2- TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 108.845.675 176.439.762 67.594.087 26,63% 42.841.493 -133.598.269 -52,63% 3- Hàng tồn kho 8.867.203 10.926.913 2.059.710 0,81% 9.776.207 -1.150.706 -0,45% 4- Nợ phải trả 111.984.611 205.956.568 93.971.957 37,02% 86.066.471 -119.890.097 -47,23% 5- Nợ ngắn hạn 98.036.491 168.641.561 70.605.070 27,82% 45.941.928 -122.699.633 -48,34%

6-Tiền và các khoản tương

đương tiền 3.623.652 3.149.377 -474.275 -0,19% 1.096.175 -2.053.202 -0,81%

7- Hệ số thanh toán hiện thời

(2)/(5) 1,11 1,80 0,69 0,50 -1,302

8- Hệ số thanh toán nhanh

{(2)-(3)}/(5) 1,02 0,98 -0,04 0,72 -0,262

9-Hệ số thanh toán tức thời

* Tình hình tài chính và khả năng thanh toán :

Để xem xét việc sử dụng VLĐ của Công ty như trên có đảm bảo khả năng thanh toán nợ của Công ty hay không ta đi vào xem xét bảng 10 – Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty.

Hệ số thanh toán hiện thời của công ty cuối năm 2010 là 1.11 đến cuối năm 2011 tăng lên 1.8. Tức cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1.8 đồng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn đảm bảo. Tăng 0.69 đồng so với cuối năm 2010.

Năm cuối năm 2012, hệ số thanh toán hiện thời giảm đi 1.3, còn 0.5 so với cuối năm 2011. Điều này cho thấy, các TSLĐ và đầu tu ngắn hạn giảm mạnh so với các năm 2010 và 2011, và ở năm 2012 là 42,841,493 nghìn đồng. Đồng thời nợ ngắn hạn của công ty cùng chỉ còn 45,941,928 nghìn đồng. tức giảm 122,699,633 nghìn đồng so với cuối năm 2011. Hệ số khả năng thanh toán có giảm song đó là việc giảm đồng đều giữa TSLĐ, đầu tư ngắn hạn và Nợ phải trả của công ty. Vẫn duy trì được khả năng thanh toán ở mức độ kiểm soát, đối với các khoản nợ của ngân hàng, cũng như phải trả người bán.

Hệ số thanh toán nhanh cuối năm 2011 so với năm cuối năm 2010 giảm 0.04, và cuối năm 2012 cũng giảm xuống còn 0.72, Mức độ giảm dần của hệ số này liên quan đến các chỉ tiêu hàng tồn kho. Tức cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0.72 đồng đảm bảo trong năm 2012. Hàng tồn kho cuối năm 2011 tăng lên 2,059,710 nghìn đồng, và cuối năm 2012 lại giảm xuống còn 9,776,207 nghìn đồng. Mức độ tăng giảm như vậy 1 phần giảm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ của công ty trong giai đoạn này. chính sách điều chỉnh, cũng như việc công ty đưa chính sách điều chỉnh đối với chỉ tiêu HTK. Tỉ lệ tăng nợ ngắn hạn trong năm 2010, 2011 đều nhanh. Tuy hệ số này nhỏ hơn 1 trong năm 2012, nhưng so với các doanh nghiệp phát triển cùng ngành như La’vie là 0.65, thì VITAL là 0.72, vẫn ở mức cao hơn.

Tóm lại, ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty ở cuối năm 2010, và cuối năm 2011 đều tăng và lớn hơn 1. Nhưng đến năm 2012 thì giảm còn 0.5, mức này đánh giá về tình hình tài chính của công ty phần nào đang bị

giảm sút, nếu suy xét chi tiết đến mức độ tăng của nợ ngắn hạn, và các khoản đảm bảo thanh toán, thì cũng chưa thể khẳng định công ty giảm mạnh khả năng thanh toán. Còn, hệ số thanh toán thiện thời,hệ số này giảm dần qua các năm 2010, 2011, và 2012.

Công ty cần chú ý tới vấn đề này để khắc phục sao cho an toàn và hợp lý hơn, để ổn định các khoản nợ, sao cho các nhà đầu tư bên ngoài không bị ảnh hưởng tâm lý bởi các hệ số thanh toán.

*Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Vòng quay VLĐ năm 2012 là 0.54 lần, tức đã tăng lên 0.08 lần so với năm 2011. Kỳ chu chuyển bình quân VLĐ là 782.88 ngày trong năm 2011, đến năm 2012 là 660.92 ngày, giảm đi so với năm 2011 là 122 ngày. Sự tăng lên của Vòng quay VLĐ và giảm đi của kì chu chuyển bình quân VLĐ phần nào cho thấy sự hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động.Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động năm 2012 tăng lên 1.14%, cao hơn so với năm 2011 là 0.75%. Tức với 100 đồng vốn lưu động bình quân thì tạo ra 1.14 đồng lợi nhuận ròng. Như vậy, vòng quay vốn lưu động và cả tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động đều tăng, công ty đã có sự kiểm soát tốt với các hoạt động về giá cả, giá các nguồn cung. Đánh giá được hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm 2012 là tương đối tốt. Nhưng bên cạnh đó, công ty chưa đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho, có thể là chiến lược giữ hàng của công ty trong giai đoan chững lại của thị trường. Đặc biệt, việc sử dụng hiêu quả vốn còn thể hiện ở vòng quay các khoản phải thu tăng lên.

Nhìn chung tương đối hiệu quả trong công tác sử dụng vốn lưu động.

Bảng 11. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG NĂM 2011, 2012

Đơn vị : Nghìn đồng

( Nguồn : Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011,2012)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Tổng doanh thu Tr.đồng 67,536,002,689 60,194,340,671 -7,341,662,018

1- Doanh thu thuần về BH và cung cấp dịch vụ tr.đồng 65,592,964,422 59,720,688,668 -5,872,275,754

2- Vốn lưu động bình quân Tr.đồng 142,642,718,886 109,640,627,891 -33,002,090,995

3- Lợi nhuận ròng Tr.đồng 560,579,984 1,249,997,698 689,417,714

4- Hàng tồn kho bình quân Tr.đồng 9,880,558,469 10,351,560,709 471,002,240

5- Các khoản phải thu bình quân Tr.đồng 87,339,405,028 67,170,343,944 -20,169,061,084

6- Vòng quay vốn lưu động (1)/(2) Lần 0.46 0.54 0.08

7- Kỳ chu chuyển bình quân vốn lưu động (2)/

(1)*360 Ngày 782.88 660.92 -122

8- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động (3)/(2) % 0.39% 1.14% 0.75%

9- Mức dùng vốn lưu động (2)/(1) % 217.47% 183.59% -33.88%

10- Vòng quay hàng tồn kho (1)/(4) Lần 6.64 5.77 -0.87

11- Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (4)/

(1)*360 Ngày 54.23 62.40 8.17

12- Vòng quay các khoản phải thu (1)/(5) Lần 0.75 0.89 0.14

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty CP VITAL (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w