Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời kỳ hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty CP VITAL (Trang 26 - 28)

trong thời kỳ hiện nay

Đối với các nhân tố khách quan tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty thì chắc chắc công ty không thể lường trước được, song công ty phải chủ động xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro như lập các quỹ dự phòng, đầu tư vốn nhàn rỗi vào thị trường tài chính hoặc mua cổ phần …

Đối với các nhân tố chủ quan công ty cần:

Xác định nhu cầu tối thiểu vốn kinh doanh cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ một cách hợp lý .

Thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của công ty. Trước khi quyết định đầu tư, công ty phải cân nhắc kỹ lưỡng từng nguồn tài trợ vốn đầu tư, quy trình công nghệ, tình hình cung cấp nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm, để đảm bảo chi phí sử dụng vốn đầu tư là thấp nhất, máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, kết cấu tài sản cố định hợp lý, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình, nguồn nguyên liệu dồi dào, sản phẩm sản xuất ra đa dạng về mẫu mã,chủng loại và giá thành hạ, được thị trường chấp nhận .

Có biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại vốn nhằm phát huy được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.

Đối với vốn cố định : phải tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định. Đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản cố định. Nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định song song với khai thác triệt để năng lực sản xuất của chúng. Thanh lý những tài sản cố định không cần dùng đến để có vốn đầu tư mới tài sản cố định .

Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng tránh tình trạng tài sản cố định hư hỏng bất thường. Tài sản cố định hư hỏng bất thường gây tình trạng đình trệ sản xuất kinh doanh, làm cho vốn kinh doanh bị ứ đọng, giảm hiệu quả hoạt động của công ty. Lường trước những nguy cơ này giúp công ty chủ động đối phó kịp thời .

Đối với vốn lưu động :

Xác định nhu cầu vốn lưu động nhằm tổ chức huy động vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh kịp thời, chính xác, hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn sản xuất kinh doanh hoặc nếu thừa vốn công ty phải có biện pháp xử lý linh hoạt như đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư vào thị trường tài chính ….Đối với từng giai đoạn sản xuất và lưu thông cần có biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Đối với vốn lưu động trong khâu sản xuất, phương hướng chủ yếu là để tăng tốc độ luân chuyển của vốn phải rút ngắn chu kỳ sản xuất. Do đó cần có những biện pháp như: rút ngắn thời gian gián đoạn giữa các khâu sản xuất, rút ngắn thời gian làm việc trong quy trình công nghệ…

Xác định mức tồn kho dự trữ hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn, mức tồn kho dự trữ hợp lý đảm bảo cho quá trình họat động diễn ra đúng kế hoạch, giúp công ty tránh tình trạng ứ đọng vốn không cần thiết .

Đối với vốn lưu động trong khâu lưu thông, thời gian luân chuyển vốn phụ thuộc vào cách thức tổ chức tiêu thụ, phải đảm bảo nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, ước lượng khả năng tiêu thụ của thị trường để số lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ luôn ăn khớp với nhau .

Đối với các khoản phải thu, cần lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, nhanh chóng, tránh bị nợ nần dây dưa. Thời gian thanh toán lâu sẽ khiến công ty không có vốn để đầu tư vào quá trình sản xuất sau, mà còn có thể sẽ dẫn tới nguy cơ phá sản .

Phát huy vai trò kiểm tra tài chính trong giám sát, quản lý vốn kinh doanh .Thực hiện biện pháp này đòi hỏi công ty phải tăng cường công tác kiểm

tra tài chính đối với việc sử dụng tiền vốn trong tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và đầu tư mua sắm tài sản cố định .

Việc quản lý vốn kinh doanh khi sử dụng vốn nhàn rỗi đầu tư ra bên ngoài công ty cần xem xét, cân nhắc hình thức nào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, hạn chế được khả năng rủi ro có thể xảy ra .

Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm đầy mạnh việc tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty nói chung .Trong thực tế, do sự khác nhau về đặc điểm giữa các công ty, do vậy các công ty cần căn cứ vào phương hướng biện pháp nói chung để đưa ra cho công ty mình một số biện pháp cụ thể và có tính khả thị, nhằm nâng cao hiệu quả công tác sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI Công ty CP VITAL

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty CP VITAL (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w