Xem khoản Điều 28 LDN 2005.

Một phần của tài liệu Hoạtđộng đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành & Thực tiễn áp dụng tại tỉnh BàRịa – Vũng Tàu (Trang 28 - 33)

sinh vi phạm…Tình trạng này diễn ra ở nhiều tỉnh trên cả nước và tỉnh BRVT cũng không phải là một ngoại lệ.

2. Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về ĐKKD

2.1. Trong phạm vi cả nước

LDN 2005 đã có hiệu lực 6 năm. Trong khoảng thời gian này, việc áp dụng nó bên cạnh việc đem lại những biểu hiện tích cực cho nền kinh tế cũng đã bộc lộ ra không ít những thiếu sót cần được hoàn thiện. Sau đây, bài tiểu luận xin đưa ra một số giải pháp:

Thứ nhất, để tránh tình trạng tùy tiện và hạn chế số lượng cơ quan tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước về ĐKKD thì pháp luật nên trả lại thẩm quyền điều chỉnh ĐKKD cho một mình LDN 2005 thay vì để các luật khác cùng can thiệp bằng cách gắn giấy chứng nhận về ĐKKD vào giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép hoạt động như hiện nay.

Thứ hai, trong điều kiện hiện nay, khi chưa có cơ chế kiểm tra hữu hiệu đối với hoạt động ĐKKD thì Chính phủ nên sửa đổi quy định về việc cấp giấy chứng nhận về ĐKKD trước khi có giấy phép riêng theo hướng chỉ cấp giấy chứng nhận về ĐKKD khi đã có giấy phép riêng. Điều này vừa giúp cơ quan ĐKKD thuận tiện trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình (kiểm tra và cấp giấy trong một lần), vừa khắc phục được những bất cập trong việc kiểm tra, theo dõi đối với những trường hợp ĐKKD (sử dụng giấy phép giả, hối lộ để không cần nộp giấy phép…)

Thứ ba, hiện nay, hầu hết các hoạt động ĐKKD đều diễn ra tại Phòng ĐKKD cấp tỉnh do số lượng doanh nghiệp chiếm đa phần hơn các hộ kinh doanh. Do vậy, Chính phủ nên xem xét việc trao thẩm quyền cấo giấy chứng nhận về ĐKKD đối với doanh nghiệp tư nhân cho Phòng ĐKKD cấp huyện để giảm bớt tình trạng quá tải cho Phòng ĐKKD cấp tỉnh. Bởi xét về bản chất thì doanh nghiệp tư nhân cũng là mô hình kinh doanh cá nhân như là hộ kinh doanh.

Thứ tư, vấn đề về tên của doanh nghiệp nên được điều chỉnh theo hướng cụ thể hơn. Vì hiện nay việc đặt tiên “viết được bằng Tiếng Việt” vẫn đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Liệu tên doanh nghiệp “viết được bằng Tiếng Việt” nhưng không có nghĩa

trong Tiếng Việt có được chấp nhận hay không. Vì thế, cần phải có quy định giải thích rõ về vấn đề này.

2.2. Trên địa bàn tỉnh BRVT

Phân tích những thành tựu và hạn chế trong công tác ĐKKD trên địa bàn tỉnh BRVT như trên đã cho thấy để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về ĐKKD tại địa phương trong thời gian tới thì lãnh đạo tỉnh các cấp, các ngành cần phải hoàn thiện những mặt sau đây:

Thứ nhất, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh BRVT cần phải cập nhật thường xuyên các thông tin, biểu mẫu, chính sách ưu đãi, trình tự thành lập doanh nghiệp, các dự án đầu tư…trên trang web hiệp hội doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành để thuận tiện cho chủ thể muốn ĐKKD có điều kiện tiếp cận thông tin nhanh nhất và thuận tiện nhất.

Thứ hai, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp và cũng để tăng cường sự quản lý của Nhà nước, tạo trật tự trong kinh doanh thì đòi hỏi phải có những thông tin công khai, minh bạch về sự ra đời và tồn tại của một doanh nghiệp. Do vậy, UBND tỉnh phải có biện pháp giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động công khai thông tin của doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận về ĐKKD.

Thứ ba, trong tiến trình hội nhập quốc tế, để đáp ứng được nhu cầu và mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh thì trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, UBND tỉnh BRVT phải có những chủ trương, chính sách mới nhằm hoàn thiện hơn các quy định hiện hành của pháp luật về ĐKKD. Cụ thể là đối với vấn đề đặt tên cho doanh nghiệp, Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nên ứng dụng công nghệ GIS (xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ) vào hoạt động quản lý đặt tên cho doanh nghiệp.

Thứ tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phải thường xuyên tiến hành bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao năng lực của các cán bộ làm công tác ĐKKD, để họ có thể tiếp cận và khai thác chính sách pháp luật, ứng dụng khoa học công nghệ, các phần mềm quản lý doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Ngoài ra, Sở cũng cần phải có những biện pháp răn đe, chế độ khen thưởng hợp lý để ngăn chặn những hành vi tiêu cực, gây sách nhiễu cho các chủ thể đến ĐKKD.

Thứ năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình thực hiện quản lý Nhà nước về ĐKKD trên địa bàn tỉnh phải chủ động tiến hành rà soát, đánh giá, tổng kết thực tế áp dụng các quy định pháp luật về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh vì hiện nay vẫn còn những ngành nghề chưa thể ĐKKD, làm ách tắc hoạt động ĐKKD cho một số ngành khác trong tỉnh. Qua đó, tìm ra những quy định chưa hợp lý để khắc phục.

Thứ sáu, trên website của Sở Kế hoạch và Đầu tư nên đăng tải toàn bộ các văn bản về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thành hệ thống để tạo thuận lợi cho người thành lập doanh nghiệp có thể tra cứu dễ dàng, nhanh chóng

Thứ năm, UBND tỉnh BRVT nên có những chính sách thiết thực hơn trong việc triển khai tổ chức và thực hiện pháp luật về ĐKKD trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

- Điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung quy chế một cửa về ĐKKD và triển khai chúng một cách đồng bộ và hiệu quả hơn trên toàn tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong việc ĐKKD và nắm bắt các cơ hội kinh doanh.

- Khuyến khích thành lập mới doanh nghiệp, tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp mới thành lập bằng các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư…; tiếp tục triển khai định kỳ và thường xuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp về môi trường đầu tư, chính sách Nhà nước và bồi dưỡng kiến thức pháp lý về ĐKKD, về quy định tài chính kế toán, thuế…; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước với nhau và sự liên hệ thường xuyên giữa cơ quan Nhà nước với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về hỗ trợ chính sách, hỗ trợ vốn, cung cấp thông tin…

- Thường xuyên hơn nữa tạo điều kiện cho các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn gặp gỡ, trao đổi với nhau, với các lãnh đạo ngành. Bởi đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực giúp các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn có thể nắm bắt được thông tin trong hoạt động kinh doanh, xác định được vị thế kinh doanh của mình, đồng thời thông qua các hiệp hội có thể bảo vệ được quyền lợi của mình khi có hành vi vi phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ sáu, về phía bản thân các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh cần phải tích cực trong việc phối hợp, cộng tác với Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc cung cấp thông tin của mình, cũng như những biến động, thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh.

KẾT LUẬN

Không thể phủ nhận rằng, việc thực hiện LDN 2005 và các văn bản hướng dẫn đã đem lại những chuyển biến tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Với những ưu điểm: khoa học, thiết thực, đơn giản và linh hoạt trong quy trình, thủ tục về ĐKKD, LDN 2005 cùng các văn bản hướng dẫn đã thực sự đem lại “quyền tự do kinh doanh” cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Đối với Việt Nam nói chung và tỉnh BRVT nói riêng, các quy định của pháp luật hiện hành về ĐKKD có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, bên cạnh việc khai thác triệt để những ưu điểm đã có, các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nói chung và lãnh đạo tỉnh BRVT nói riêng phải tích cực khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết vẫn đang tồn tại để hoàn thiện hơn nữa các chế định pháp luật về ĐKKD.

Cuối cùng, bài tiểu luận phân tích từ những đặc điểm chung của pháp luật về ĐKKD ở Việt Nam đến chỉ ra những vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi tại tỉnh BRVT có thể vẫn còn thiếu sót ở nhiều chỗ nhưng hi vọng đã cung cấp được những thông tin có giá trị tham khảo.

Một phần của tài liệu Hoạtđộng đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành & Thực tiễn áp dụng tại tỉnh BàRịa – Vũng Tàu (Trang 28 - 33)