1. Đánh giá chung việc thực hiện pháp luật về ĐKKD tại tỉnh BRVT
1.1. Thành tựu
a. Góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh
Theo số liệu thống kê và đánh giá của Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh BRVT thì giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chiếm 85% GDP, tạo ra khoảng 53% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 60% giá trị vận tải hàng hóa, 87% giá trị dịch vụ và 100% các nghề chế biến hải sản, thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, do số lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh ở hầu hết các nơi, các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh BRVT đều không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng nên mặt hàng, dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội, tính cạnh tranh được nâng cao, môi trường kinh doanh của tỉnh trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều nguồn đầu tư lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh BRVT còn góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng của tỉnh hư khai thác tài nguyên (đất đai, dầu khí…), nguồn lao động, vốn tự nhiên (du lịch)… đem lại nguồn lợi nhuận to lớn để phát triển nền kinh tế của tỉnh. Cụ thể là trong thời gian qua, tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh của tỉnh BRVT đạt khá cao. Trong công nghiệp, giá trị sản lượng toàn ngành tăng 30%, du lịch tăng 58%...đóng góp vào ngân sách tỉnh qua nghĩa vụ thuế là 73% (năm 2010)
b. Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn tỉnh mà trước hết là tạo ra một khối lượng lớn việc làm và thu nhập cho người dân
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh BRVT có hàng ngàn người gia nhập lực lượng lao động, vì vậy sự phát triển và gia tăng số lượng của các doanh nghiệp trên địa bàn đã tạo
ra công ăn việc làm ổn định cho rất nhiều người dân sinh sống tại tỉnh. Theo thống kê thì hiện nay, toàn tỉnh có khoảng trên 200.000 lao động làm việc ở các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, trong đó phần lớn vẫn là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc lao động tại các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đem lại thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp. Đây chính là giải pháp xóa đói giảm nghèo cho một số đối tượng ở các huyện hoặc khu vực có điều kiện kém phát triển hơn trong tỉnh BRVT.
c. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tập trung nhiều vào khu vực kinh tế dân doanh, chủ yếu là các lĩnh vực thương mại và dịch vụ, do vậy có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tại các huyện, khu vực nông thôn thì doanh nghiệp thu hút được lao động tại chỗ, chuyển từ đầu tư nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; đồng thời làm cho cơ cấu kinh tế ở địa phương cũng thay đổi. Bên cạnh sự phát triển của kinh tế tư bản Nhà nước thì thành phần kinh tế cá thể, tiểu thủ cũng được khuyến khích phát triển nhằm phát huy nội lực, thực hiện xóa đói giảm nghèo, kinh tế tư bản tư nhân cũng được bảo hộ và phát triển. Đây chính là nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả nhất.
1.2. Khó khăn và hạn chế
Trải qua nhiều năm thực hiện pháp luật về ĐKKD thì bên cạnh những thành tựu gặt hái được, tỉnh BRVT vẫn còn tồn tại những hạn chế, khiếm khuyết cần phải được khắc phục sau đây:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh BRVT chưa phát huy hết tiềm năng kinh tế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn. Việc áp dụng cơ chế “một cửa liên thông” trong ĐKKD để khai sinh cho doanh nghiệp cũng vẫn đang gây không ít trở ngại cho doanh nghiệp và chưa phát huy hết hiệu quả của cơ chế này. Các doanh nghiệp vẫn còn mất nhiều thời gian trong các thủ tục trước khi được cấp giấy chứng nhận về ĐKKD mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do hiện tượng sách nhiễu của một số cán bộ công tác về ĐKKD. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác ĐKKD còn nhiều hạn chế, chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc cấp giấy chứng nhận về ĐKKD. Ở các huyện, điều kiện cơ sở vật chất và kỹ thuật của các Phòng ĐKKD còn khá nghèo nàn, lạc hậu, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, bất
cập nên gây ra không ít khó khăn cho các hộ kinh doanh khi muốn tìm hiểu về thủ tục và thực hiện ĐKKD.
Thứ hai, theo quy định của pháp luật, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải công khai hóa sự ra đời của mình thông qua việc đăng báo công khai trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan ĐKKD hoặc một trong các loại tờ báo viết, báo điện tử trong ba số liên tiếp 1 nhưng trên thực tế có nhiều doanh nghiệp không thực hiện quy định này. Nguyên nhân xuất phát từ việc phòng ĐKKD tỉnh BRVT chưa có mạng thông tin hoàn thiện, LDN 2005 không quy định rõ về vấn đề này và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh BRVT chưa quan tâm ban hành điều chỉnh hay thực hiện chế độ kiểm tra về “mảng” này.
Thứ ba, trên thực tế, việc quản lý hệ thống được cấp giấy chứng nhận ĐKKD và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh BRVT vẫn còn rời rạc và chưa hệ thống về cả các loại hình doanh nghiệp kinh doanh lẫn lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn chỉ được quản lý thông qua hồ sơ đăng ký hay thông tin trên mạng lưới máy tính nội bộ với các dữ liệu được cung cấp dàn trải, không được mã hóa. Đây chính là lý do gây khó khăn cho công tác xác định vị trí địa lý, sự phân bố không gian và truy cập tìm kiếm thông tin chung của từng doanh nghiệp, của cơ quan quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp.
Thứ tư, chế độ hậu kiểm đối với hoạt động ĐKKD trên địa bàn vẫn còn những hạn chế. Cụ thể Phòng ĐKKD còn lúng túng khi tiếp cận với phương thức quản lý mới do vậy việc kiểm tra sau ĐKKD còn chưa được liên tục nên tình trạng doanh nghiệp có những vi phạm sau ĐKKD vẫn diễn ra khá nhiều. Bên cạnh đó, do vẫn còn những quan niệm khác nhau về chế độ hậu kiểm trong nội bộ cơ quan quản lý Nhà nước (VD: đối với phạm vi kiểm tra thì có những cơ quan cho rằng hậu kiểm là kiểm tra tất cả các điều kiện của doanh nghiệp, cơ quan khác lại cho rằng chỉ kiểm tra các thủ tục hành chính khi ĐKKD. Đối với thời điểm kiểm tra thì có nơi cho rằng là ngay sau khi chủ thể kinh doanh ĐKKD, có nơi lại quy định để chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh một thời gian rồi mới kiểm tra…). Chính cách hiểu không thống nhất này mà hiệu quả hậu kiểm không đạt được kết quả cao. Có nơi, các doanh nghiệp chưa tiến hành hoạt động (tức chưa có điều kiện để phát sinh vi phạm) thì đã được kiểm tra và sau đó thì mới phát