đồng ; Lãi suất 0,8%/ tháng ; Thời hạn vay là 24 tháng.
Để bảo đảm HĐ, các bên ký HĐ cầm cố, theo đó bên B đem chiếc xe thuộc sở hữu của mình, trị giá khoảng 330 triệu cầm cố cho A. HĐ có cam kết: Trường hợp đến hạn trả nợ mà bên B không trả được nợ, bên B đồng ý để bên A toàn quyền tổ chức đấu giá tài sản để thu hồi nợ ( vốn và lãi). HĐ cầm cố TS được công chứng nhà nước chứng nhận.
Đáo hạn bên B không trả được nợ nên bên A khởi kiện tại Toà án.
1/ Với tư cách là người đại diện quyền lợi cho bên A, anh, chị hãy nêu những yêu cầu của bên A và lý giải căn cứ của những yêu cầu đó.
2/ Trong phiên toà , đại diện bên B đề nghị Toà tuyên bố HĐ cầm cố không có hiệu lực PL do người ký HĐ này phía bên B là ông Phan chỉ là thành viên của cty thôi. Oâng Phan không có giấy uỷ quyền của Giám đốc. Theo anh chị HĐ cầm cố trên có hiệu lực không?.
3/ Giả sử, bên A xuất trình cho TA bbản cuộc họp HĐTV của công ty B, theo đó Giám đốc công ty có biết việc ông Phan ký HĐ cầm cố đó; vậy HĐ đó có hiệu lực pháp luật không? Dựa vào căn cứ pháp lý nào?
4/ Giả sử HĐ cầm cố nói trên không có hiệu lực PL, nhưng tại Toà đại diện bên B có thừa nhận các khoản nợ gốc và lãi do bên A nêu ra. Toà án xử lý như thế nào?
5/ TA xử theo hướng có lợi cho bên A, nhưng bên B không tự nguyện thi hành. Hãy đề xuất các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật./.
TÌNH HUỐNG
Năm 1995, cty TNHH Tyco ký kết HĐ với cty TNHH Leighton về việc xây dựng 1 khu nghỉ mát tại miền Trung VN. Hai bên thoả thuận tranh chấp sẽ do trọng tài TM tại Queensland( Úc) giải quyết. Trọng tài Queensland đã thụ lý vụ kiện và phán quyết theo hướng có lợi cho Tyco và sau đó dược chuyển về đề nghị công nhận và thi hành tại VN. Ngày 23/5/2002, Toà kinh tế TPHCM đã công nhận phán quyết trọng tài. Tuy nhiên cty
Leighton không chấp nhận thi hành vì cho rằng HĐ tranh chấp là HĐ xây dựng và không phải là quan hệ thương mại theo LTM 1997( xây dựng không phải là hành vi thương mại). Cty Leighton khiếu nại lên Toà phúc thầm TANDTC tại TPHCM, còn cty
Tyco đề nghị BộTư Pháp giải thích tính áp dụng của LTM 1997. Tháng 8/2002, BTP có ý kiến rằng: trước LTM 1997, không có sự phân biệt nào giữa hành vi TM và hành vi phi TM, do đó không thể cho rằng các giao dịch trong HĐ ký 1995 không có bản chất TM. Quan điểm của BTP, phán quyết TT đủ điều kiện công nhận và cho thi hành tại VN. Tháng 01/2003, TANDTC tại TPHCM đã nghe lại vụ việc và bác quyết định của tòa sơ øthẩm. TANDTC phán quyết rằng các giao dịch trong HĐ 1995 liên quan tới hoạt động xây dựng và không mang bản chất TM theo pháp luật VN khi đó và theo LTM 1997 và như vậy phán quyết TT Queensland không đủ điều kiện để được công nhận và thi hành tại Việt Nam.
TÌNH HUỐNG
Cty Fococev và cty Vait ký kết HĐ mua bán thép xây dựng. Nội dung HĐ có điều khoản thoả thuận rằng nếu có tranh chấp thì đưa ra VIAC nhờ xét xử theo Quy tắc hoà giải và Trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế. Phán quyết của VIAC có giá trị chung thẩm. Tuy nhiên, việc các bên thoả thuận lựa chọn quy tắc hoà giải và trọng tài của Phòng thương mại quốc tế(ICC) là không phù hợp với Quy tắc tố tụng của VIAC. VIAC yêu cầu các bên thoả thuận lại quy tắc tố tụng. Cty Fococev quyết định khởi kiện tại TAND TP. Đà nẵng và Toà này đã thụ lý vụ việc.
TÌNH HUỐNG
Ngày 17/12/1999, cty XNK tổng hợp II ( Generalimex II) ký HĐ với cty Chase Million thông qua Vietfracht HNội thuê tàu Sheng Yuan chở 12.000 tấn gạo từ cảng SG đi Yêmen. Do tàu Sheng Yuan bị hỏng giờ chót nên cty Chase Million điều tàu He Tian( quốc tịch TQ) thuộc chủ tàu Cosco thay thế tàu Sheng Yuan. Do có việc tranh chấp giữa chủ tàu Cosco và cty Chase Million, nên thuyền trưởng tàu He Tian không xếp tiếp hàng lên tàu. Khi tranh chấp xảy ra, Generalimex II có đơn khởi kiện đến TAND TP.HCM yêu cầu Chase Million phải bồi thường thiệt hại và yêu cầu kê biên tạm giữ tàu. Sau đó, do tàu He Tian là người gây thiệt hại trực tiếp, nên Generalimex II đã khởi kiện Cosco đòi bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Được biết trong HĐ giữa Generalimex và Chase Million có điều khoản thoả thuận lựa chọn trọng tài HKông.
TAND TP.HCM có thẩm quyền giải quyết vụ việc không?
Nếu hai bên thoả thuận lựa chọn một TT TTTM của VN, TAND có thẩm quyền giải quyết không?
Giả định các bên chọn TT TTTM VN, nhưng HĐ giữa hai bên bị coi là vô hiệu, TAND có thẩm quyền giải quyết không?
TÌNH HUỐNG
Cty Bangplee( Thái Lan) ký hợp đồng với Cty nghỉ mát Đà Lạt ( DRI) về việc xây dựng sân gôn 18 lỗ tại ĐL. Sau khi xây dựng xong, DRI còn nợ Bangplee 652.690 USD. Trong HĐ hai bên thoả thuận tranh chấp nếu không thương lượng được thì đưa ra trọng tài và áp dụng các nguyên tắc trọng tài của Hội đồng TM Quốc tế LHQ ( Uncitral). Sau khi xảy ra tranh chấp, phía
Bangplee quyết định chọn VIAC với quy tắc tố tụng của VIAC, trong khi DRI lại chọn VIAC nhưng với điều kiện áp dụng quy tắc của Uncitral. VIAC cho rằng về mặt tố tụng không thể áp dụng quy tắc của Uncitral. Vì thế DRI đề nghị chọn trọng tài LaHaye; còn Bangplee cho rằng vì DRI là pháp nhân VN, có trụ sở và tài sản tại VN nên quyết định khởi kiện tại TAND tỉnh
Lâm Đồng.
TAND tỉnh LĐ có thẩm quyền giải quyết vụ việc này không?
Theo pháp luật VN hiện nay, nếu VIAC chấp thuận giải quyết vụ việc theo quy tắc Uncitral thì quyết định TT có bị coi là vô hiệu không?