Động SXKD của chi nhánh HĐđó có phải là HĐKT không?Những đkiện để HĐđó có hiệu lực PL?

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LUẬT KINH DOANH (Trang 30 - 35)

BÀI TẬP

Ngày 17/9/1992, cty LS XK Tân Bình vay NH Phát Triển Nhà TP. HCM 300 triệu, theo HĐ số 344/NHPTN thời hạn 3 tháng, lãi suất 3,5% tháng; thế chấp căn nhà tại đường Cao Thắng

thuộc sở hữu của ông Đinh Lăng( có giấy cam kết của ông Lăng rằng nếu cty LSXK không trả thì NH có quyền phát mãi căn nhà. Cam kết chỉ hết giá trị khi công ty LSXK trả xong nợ – UBND phường xác nhận chữ ký và hộ khẩu của ông Lăng)

Nhưng từ tháng 12/92 trở đi công ty LSXK không trả được nợ và lãi. Do làm ăn thua lỗ, công ty LSXK bị UBND thành phố ra

quyết định đình chỉ hoạt động( 05/05/1994) và tiến hành thanh lý.

Ngày 23/8/1994, NH có văn bản yêu cầu Ban Thanh lý trả nợ góâc và lãi, nếu không thì phát mãi căn nhà để trừ nợ. Ông Lăng

không đồng ý vì cho rằng: Ông Hà ngọc Tiến( nguyên GĐ cty LSXK) chỉ mượn căn nhà ông để thế chấp vay tiền và văn thư thế chấp giữa công ty LSXK và NH không được công chứng.

Ngày 4/4/1995, NH khởi kiện BanThanh lý và ông Lăng ra toà yêu cầu buộc c ty phải trả cho NH tổng số tiền là 482.903.226 đồng ( nợ gốc và lãi). Nếu không trả được nợ thì NH phát mãi căn nhà của ông Lăng để trừ nơ.

Theo anh, chị vụ việc trên xử lý ra sao?

Được biết trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, ông Lăng đăng báo bán nhà. Vơí tư cách là chủ nợ, anh, chị xử lý thế nào?

BÀI TẬP

Ngày 31/10/1998, cty Dầu Khí ( bên A) ký HĐ với cty TNHH TM- DV Trọng Tín ( bên B ) để tiêu thụ xăng dầu ( HĐ nguyên tắc số 34). Hai bên thoả thuận sẽ ký các phụ lục để cụ thể hoá HĐ theo từng đợt giao nhận. Theo yêu cầu của bên A. cty Trọng Tín làm thủ tục xin NH bảo lãnh HĐ. HĐ 368/HĐBL-98 ký với NH

Phương Nam có nội dung như sau:

Cty DK chỉ giao hàng khi NH ký xác nhận trên lệnh giao hàng;

Tổng dư nợ tối đa của các lệnh giao hàng được bảo lãnh không quá 5 tỷ đồng;

Cty Trọng Tín cam kết nộp đầy đủ doanh số bán hàng vào tài khoản tiền gởi tại NH PN để bảo đảm thanh toán cho cty DK;

NH PN kiểm tra các lệnh giao hàng và ký xác nhận trên các

lệnh giao hàng nằm trong phạm vi được bảo lãnh. Một khi đã ký xác nhận, NH cam kết thanh toán thay cho cty TTín trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày cty TTin nhận được phiếu xuất kho; qúa hạn, NH phải chịu lãi suất.

Hợp đồng số 34 được cụ thể hoá bằng 9 phụ lục, trong đó có 3 phụ lục 3, 5, 7 hai bên thoả thuận thanh toán bằng tiền mặt ngoài phạm vi bảo lãnh.

Ngày 31/12/1999 đối chiếu công nợ, cty DK gởi công văn yêu cầu c ty TTín thanh toán số tiền 3,8 tỷ đồng ( gồm 3,5 tỷ tiền hàng và 300 triệu tiền lãi).

BÀI TẬP

Do không thống nhất phương thức thanh toán, ngày 20/4/2000, c ty DKhí khởi kiện cty TTín ra toà đòi bồi thường 4,2 tỷ đồng ( gồm 3,5 tỷ tiền hàng; 300 triệu lãi và 400 triệu phạt vi phạm thanh toán).

Anh, chị hãy đưa ra hướng giải quyết;

Sau khi nộp đơn, bên cty DKhí thay đổi nội dung kiện, bổ sung thêm NH PN, trường hợp này NH tham gia tố tụng với tư cách gì?

Trong khi thụ lý, thẩm phán phát hiện số nợ 3,5 tỷ hoàn toàn trùng khớp với giá trị 3 phụ lục 3,5,7 đã nêu. Với tư cách đại diệnNH, anh, chị yêu cầu gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?

Trong khi thụ lý, thẩm phán phát hiện cty TTín lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ; trường hợp này xử lý như thế nào?

Trong khi thụ lý, thẩm phán phát hiện cty TTín không có đăng ký kinh doanh xăng dầu. Trường hợp này xử lý như thế nào?

BÀI TẬP

Năm 1999, ông Lân là giám đốc cty TNHH Hoàng Lân, thế chấp toàn bộ nhà xưởng của cty cho Ngân hàng TMCP AC, chi nhánh tại Đà Nẵng để vay 1 tỷ đồng tổ chức kinh doanh vật liệu xây

dựng. Đáo hạn cty TNHH Hoàng Lân không trả được nợ nên NH TMCP AC chi nhánh Đà nẵng đã khởi kiện ra toà. Tại quyết

định công nhận hoà giải thành, TAND Đà nẵng đã công nhận sự thoả thuận giữa cty HL và đại diện NH về nội dung cty HL có trách nhiệm trả cho NH số nợ cả gốc lẫn lãi là 1,3 tỷ đồng. Đội thi hành án Đà nẵng đã tổ chức đấu giá khu nhà xưởng của cty HL với giá là 1,550 tỷ đồng. Tuy nhiên cùng thời điểm này, cty HL còn phải thi hành một bản án khác là trả cho cty Vận tải PY số tiền là 450 triệu đồng mà cty HL nợ trong hợp đồng vận tải trước đây.

Hãy đề xuất cách xử lý tài sản của cty HL cho cơ quan thi hành án Đà nẵng; giải thích lý do của đề xuất đó.

Nếu HL là một DNTN, việc xử lý tài sản có gì khác so với cty HL?

Được biết tại thời điểm vay vốn, cty HL chưa ĐKKD bổ sung

chức năng kinh doanh vật liệu xây dựng; điều này có làm vô hiệu HĐ tín dụng trên không? Tại sao?

BÀI TẬP

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LUẬT KINH DOANH (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)