Chiến lược truyền thông marketing:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả về hoạt động marketing của khách sạn công đoàn việt nam (Trang 27 - 35)

Có thể nói, chính sách quảng cáo, khuyếch trương là một yếu tố rất cần thiết, nó có tác dụng gây sự chú ý, khích lệ nhu cầu, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng về nhãn hiệu cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời đại thông tin bùng nổ, chính sách quảng cáo là không thể thiếu được và qua chính sách này có thể khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Chính sách này có tầm quan trọng hết sức to lớn. Khách sạn Công đoàn Việt Nam đã thực hiện các hình thức quảng cáo đa dạng, phong phú:

Tích cực triển khai các chương trình tiếp thị tới các công ty lữ hành và đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp trong cả nước thông qua các chương trình Tiếp xúc trực tiếp khách hàng: Gửi Thư ngỏ, chương trình khuyến mại; điện thoại giới thiệu với khách hàng; phát tờ rơi quảng cáo các dịch vụ, email quảng cáo định kỳ .

Bên cạnh đó, khách sạn tích cực đăng tải thông tin giới thiệu khách sạn thông qua các trang Website như trang 24h.com.vn, cổng thông tin điện tử xuctienthuongmai.vn, hoặc một số trang báo giấy hoặc sổ tay như báo Việt Nam news, Tạp chí Traveller, Tạp chí Du lịch và Công đoàn, Sổ tay Công đoàn của TLĐLĐ VN... quảng cáo trên Niêm giám khách sạn do Sở VHTTDL Hà Nội phát hành. Các thông tin được đề cập đến là các dịch vụ phòng nghỉ, hội nghị, tiệc cưới, tiệc liên hoan và nhiều dịch vụ khác với hình ảnh sang trọng, trang nhã. Nhiều trang Website của các công ty du lịch hoặc những trang booking online cũng tự liên hệ với khách sạn để đăng tải thông tin quảng cáo dịch vụ phòng nghỉ của khách sạn để thuận tiện cho khách hàng đặt tour.

Được sự giúp đỡ của Sở Du lịch, Tổng cục Du lịch..; Khách sạn đã tham gia quảng cáo tại các Hội chợ về du lịch trong và ngoài nước: Hội chợ JATA tại Nhật Bản, hội chợ JTB tại Hàn Quốc, hội chợ ITE tại TP HCM và một số hội chợ khác như Hội chợ ẩm thực, hội chợ Xuân... Gửi tài liệu thông qua Sở Du lịch, Tổng cục du lịch, Hiệp hội Khách sạn, hiệp hội Du lịch Việt nam và Hà Nội tham gia các Hội chợ du lịch tại Anh, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Đức... và nhiều thị trường khác.

Phối hợp với một số trang mạng như nhommua.com, muachung.vn… để quảng cáo miễn phí rộng rãi trên các trang mạng xã hội nổi tiếng nhất thông qua các chương trình khuyến mại giảm giá dịch vụ. Chương trình đã thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo khách hàng đồng thời góp phần quảng bá rộng rãi và đúng tâm lý thích mua hàng giảm giá có chất lượng tốt của người tiêu dùng hiện nay.

Bên cạnh đó, hàng năm Khách sạn Công đoàn Việt Nam đều tổ chức một số hoạt động quảng cáo như: Làm biển hiệu quảng cáo; Thiết kế in tập gấp, brochure quảng cáo, thiệp chúc mừng... In biểu tượng, tên khách sạn trên các đồ dùng dụng cụ phục vụ khách và các món hàng lưu niệm tặng khách như phong bì, tặng phẩm, bát đũa, đồ đặt phòng nghỉ, hộp đựng bánh ngọt, giấy viết thư, bút bi... Thiết kế, update và thường xuyên chỉnh sửa cho phù hợp trang Website riêng của khách sạn để khách hàng có thể truy cập thông tin về khách sạn và đặt phòng trên mạng internet.

Hoạt động quảng cáo, khuyếch trương ở Khách sạn Công đoàn Việt Nam đã được đầu tư nhưng vẫn còn một số hạn chế, nguyên nhân là do: Hoạt động marketing

còn chưa được tổ chức bài bản và sâu rộng, công tác marketing chưa phát huy được hết vai trò của mình; Kinh phí dành cho quảng cáo còn thấp; Lãnh đạo công ty chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của chính sách quảng cáo, khuyếch trương.

Quan điểm kinh doanh hiện đại trong ngành khách sạn cho rằng: hệ thống marketing-mix bao gồm 7P (sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến bán, con người, quy trình, các minh chứng hữu hình). Tại Khách sạn Công đoàn Việt Nam hệ thống marketing-mix bao gồm 7P nhưng 3P còn lại là con người, quy trình và các minh chứng hữu hình trong nội dung bài tập này do thời gian có hạn nên em xin phép không phân tích thêm. Với hệ thống marketing-mix như vậy Khách sạn Công đoàn Việt Nam đã tạo dựng được tình cảm và lòng tin nơi khách hàng.

Dựa vào việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện chiến lược marketing tại Khách sạn Công đoàn Việt Nam trong những năm qua cho thấy:

Mặc dù hoạt động trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, thuận lợi có nhiều nhưng khó khăn cũng không ít, Khách sạn Công đoàn Việt Nam vẫn đứng vững và từng bước phát triển. Sở dĩ có được thành công này là dựa vào sự sáng suốt của ban lãnh đạo và sự cố gắng không ngừng của toàn bộ công nhân viên trong khách sạn.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING Ở

KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 3. Giải pháp để khách sạn khắc phục:

Dựa vào việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện chiến lược marketing tại Khách sạn Công đoàn Việt Nam trong những năm qua cho thấy:

Mặc dù hoạt động trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, thuận lợi có nhiều nhưng khó khăn cũng không ít, Khách sạn Công đoàn Việt Nam vẫn đứng vững và từng bước phát triển. Sở dĩ có được thành công này là dựa vào sự sáng suốt của ban lãnh đạo và sự cố gắng không ngừng của toàn bộ công nhân viên trong khách sạn.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế mà khách sạn cần phải khắc phục đó là: - Chính sách sản phẩm của khách sạn còn chưa phong phú, chưa có được sự khác biệt trong hệ thống sản phẩm của mình. Khách sạn cần nghiên cứu để có được một chính sách sản phẩm phong phú đa dạng hơn; đặc biệt là cần tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình.

- Mặc dù được đầu tư sửa chữa nhưng nhiều trang thiết bị trong khách sạn đã xuống cấp và lạc hậu, ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ.

- Công tác marketing vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được thực hiện một cách quy mô bài bản. Hầu hết những người thực hiện các hoạt động marketing đều chưa được đào tạo về kiến thức marketing nên hoạt động marketing ở khách sạn chưa có chiều sâu.

- Chiến lược marketing chưa được nghiên cứu kỹ càng sâu rộng, cụ thể như: + Khách sạn đã nghiên cứu, phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu nhưng chưa sâu, đặt ra các biện pháp kinh doanh chủ yếu dựa trên những gì khách sạn có khả năng phục vụ như: ăn uống, lưu trú, giặt là.... mà chưa thực sự đi sâu nghiên cứu về nhu cầu, tâm lý, đặc tính của khách hàng.

+ Hệ thống marketing-mix của khách sạn chưa được xây dựng, triển khai và thực hiện một cách triệt để. Chẳng hạn như trong chính sách sản phẩm, khách sạn mới chỉ đưa ra những dịch vụ cơ bản nhất mà chưa có dịch vụ gì đặc sắc tạo ra sự khác biệt.

Khách đến với khách sạn từ nhiều quốc gia khác nhau nhưng khách sạn vẫn chưa có được hệ thống marketing-mix cho từng đối tượng khách riêng biệt.

+ Khách sạn cần coi trọng hơn nữa hoạt động quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm của mình. Trong thời đại thông tin này, hàng ngày có hàng nghìn hàng vạn thông tin mà con người nhận được trên đường đi làm hay cả ở nhà trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy để có được sự chú ý của khách hàng về thông tin của doanh nghiệp mình thì cần thiết các thông tin phải thực sự gây ấn tượng cho khách. Doanh nghiệp cũng cần thực hiện nhiều chương trình quảng cáo hơn nữa để có được sự chú ý của khách hàng và những người quan tâm đấn sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Đặc biệt, khách sạn cần coi trọng dịch vụ khách hàng trong hệ thống marketing-mix của mình bởi giờ đây nhu cầu của con người trở nên cao cấp hơn, họ không chỉ mua sản phẩm vật chất mà họ còn mua các dịch vụ trong đó. Có nhiều khách hàng đánh giá chất lượng của sản phẩm họ mua thông qua các dịch vụ đi kèm. Hơn nữa, nếu để khách không vừa ý dù là những điều rất nhỏ cũng sẽ để lại ấn tượng xấu và hạn chế sự quay lại của khách. Vì vậy dịch vụ khách hàng là rất quan trọng và không thể thiếu, phải nhận biết được khách hàng cần gì? có như vậy doanh nghiệp mới nhận được sự đồng tình của khách và tỷ lệ khách quay lại với khách sạn sẽ cao hơn.

- Doanh nghiệp cũng cần thấy được tầm quan trọng ngày càng tăng của marketing trong kinh doanh khách sạn để có những đầu tư hợp lý cho hoạt động này, làm cho phòng marketing phát huy hết vai trò của mình trong kinh doanh. Từ đó đề ra cho doanh nghiệp những con đường đi (những chiến lược kinh doanh) đến đích ngắn nhất, phù hợp với năng lực của doanh nghiệp nhất; hoàn thành tốt những mục tiêu, nhiệm vụ mà doanh nghiệp đề ra.

Môi trường kinh doanh luôn luôn biến động không ngừng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố của thị trường cũng luôn biến đổi; cơ hội cũng nhiều mà nguy cơ cũng không ít. Điều quan trọng là phải biết tận dụng những cơ hội mà thị trường đem lại và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Trong giai đoạn hiện nay vẫn thuộc kỷ nguyên “marketing định hướng vào khách hàng” do đó hoạt động marketing đóng vai trò rất lớn vào kết quả kinh doanh và vai trò của người làm marketing cũng rất quan trọng.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp khách sạn đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, hoạt động marketing vẫn chưa được quan tâm đúng mức; vì vậy nó vẫn chưa phát huy được vai trò của mình. Các doanh nghiệp đã biết đến hoạt động marketing nhưng vẫn chưa thực sự hiểu hết tầm quan trọng của nó nên hoạt động markeing chưa được tiến hành một cách khoa học. Các doanh nghiệp khách sạn vẫn chưa chú trọng đến việc xây dựng cho mình các chiến lược marketing phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp mình và hoạt động marketing còn rất nhiều hạn chế. Khách sạn Công đoàn Việt Nam cũng vậy.

KẾT LUẬN

Ngày nay trên thế giới, du lịch đã là một nhu cầu không thể thiếu được đối với mỗi con người, và trở thành một hiện tượng phổ biến trong đời sống của con người hiện tại.

Cùng với tác động của những chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, những hoạt động nhằm thúc đẩy ngành du lịch; chắc chắn kinh doanh khách sạn ở Việt nam sẽ vững bước đi lên.

Lợi ích của hoạt động marketing là thực sự lớn lao và có ý nghĩa đối với mọi doanh nghiệp. Để có thể đạt được kết quả như mong muốn thì nhất thiết phải có sự chuẩn bị chu đáo cho các chiến lược marketing với những mục tiêu lâu dài.

Khách sạn Công đoàn Việt Nam có thể xem đây là một hướng giải quyết cho hoạt động marketing của mình. Cùng với việc giải quyết những khó khăn còn tồn tại là hoàn thiện và nâng cao những mặt mạnh, không ngừng cải tiến, xây dựng các chiến lược marketing, khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có nhằm làm cho hiệu quả kinh doanh của khách sạn ngày càng tốt hơn.

Để không bị đào thải trong một nền kinh tế cạnh tranh với điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay, bắt buộc mọi doanh nghiệp phải luôn hoàn thiện mình và có những chính sách nhằm củng cố và phát triển.

Trong một tương lai không xa, hoạt động marketing khách sạn-du lịch sẽ phát triển, việc xây dựng chiến lược marketing trong khách sạn cũng vì thế mà trở lên quan trọng hơn.

Với trình độ nhận thức còn hạn chế, nên người viết không thể tránh khỏi những sai sót trong bài viết của mình. Chính vì vậy rất mong sự thông cảm và góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khách sạn Công đoàn Việt Nam, cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong khách sạn hướng dẫn đã giúp đỡ trong suốt thời gian kiến tập và tạo điều kiện để học hỏi và hoàn thành tốt đề án môn học này. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn cô , giáo viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Thanh Quý đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình làm

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING

...3

1.1. Khái niệm chung về marketing...3

1.1.1. Khái niệm về Marketing...3

1.1.2. Vai trò của marketing...3

1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến Marketing ...4

1.2. Nội dung hoạt động marketing trong kinh doanh dịch vụ...5

1.2.1.Marketing trong khách sạn – du lịch:...5

1.2.2.Hệ thống chiến lược Marketing mix trong khách sạn - du lịch.6 1.2.3.Vai trò của hệ thống Marketing - mix:...7

1.2.4.Nội dung của Marketing - mix:...7

1.2.5.Phân đoạn thị trường:...9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING Ở KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM...11

2.1 Giới thiệu chung về Khách sạn Công đoàn Việt Nam...11

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển...11

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Khách sạn Công đoàn Việt Nam ...11

2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh và khách hàng hiện tại của khách sạn...12

2.2 Công tác nghiên cứu, phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu....15

2.3 Hệ thống marketing - mix của Khách sạn Công đoàn Việt Nam...20

2.3.1 Chiến lược sản phẩm:...21

2.3.2 Chiến lược giá: ...24

2.3.3 Chiến lược phân phối:...25

2.3.4 Chiến lược truyền thông marketing:...26

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING Ở KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM..29

3. Giải pháp để khách sạn khắc phục:... KẾT LUẬN...32

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả về hoạt động marketing của khách sạn công đoàn việt nam (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w