Phương pháp thông kê mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra
28
là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.
Trên cơ sở số liệu thu thập được về quản lý tài chính tại đơn vị là đối tượng nghiên cứu, tác giả sẽ tổng hợp thành các bảng thống kê, các biểu đồ so sánh nhằm đưa ra những đánh giá và nhận định xu hướng phát triển, từ đó có những kiến nghị phù hợp.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3: phân tích thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng.
2.3.4 Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phương pháp phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn, đặc biệt trong chương 3 và chương 4: Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ và nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện.
29
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI VIỆN KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG – BỘ XÂY DỰNG 3.1 Giới thiệu Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng– Bộ Xây dựng
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng
Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng tiền thân là Viện thí nghiệm vật liệu xây dựng, được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 18 tháng 11 năm 1963. Chức năng ban đầu của Viện là thực hiện các thí nghiệm kiểm tra tính chất cơ học, vật lý và hóa học của các loại vật liệu xây dựng phục vụ việc kiến thiết nhà ở, công trình công cộng, các nhà máy, công trình giao thông, thủy lợi, ...
Ngày 16/10/1974, Viện thí nghiệm vật liệu xây dựng đổi tên thành Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng trực thuộc Bộ xây dựng và được giao thêm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, biên soạn tiêu chuẩn và đào tạo công nhân kỹ thuật.
Ngày 24/10/1996, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 782/TTg công nhận Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng trực thuộc Bộ xây dựng là một trong 41 Viện Nhà nước. Từ tháng 12/1996 đến nay Viện được đổi tên thành Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng.
Ngày 23/5/2007, Bộ xây dựng ra Quyết định số 789/QĐ-BXD phê duyệt đề án chuyển đổi Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng thành tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng đang hoạt động theo mô hình này.
Trụ sở chính của Viện Khoa học Công Nghệ Xây dựng đặt tại số 81 phố Trần Cung, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Viện cũng có các cơ sở, văn phòng đại diện tại Miền Trung (Đà Nẵng, Huế), Miền Nam (T.P Hồ Chí Minh), hoạt động dịch vụ khắp các tỉnh thành của đất nước.
30
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng
Quyết định số 630/QĐ-BXD ngày 12 tháng 4 năm 2005 của Bộ Xây dựng, chức năng và nhiệm vụ của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng được quy định cụ thể:
3.1.2.1 Về chức năng:
Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong xây dựng;
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến thông tin về lĩnh vực tiêu chuẩn hóa xây dựng;
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hợp tác quốc tế và thông tin về khoa học công nghệ xây dựng;
Kinh doanh và thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng;
3.1.2.2 Về nhiệm vụ:
Thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng được bộ giao gồm: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, nghiên cứu phương pháp luận, hệ thống hoá tiêu chuẩn xây dựng ở trong nước và trên thế giới; tổ chức nghiên cứu biên soạn, ứng dụng về tiêu chuẩn hoá xây dựng và các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phục vụ công tác xây dựng; điều tra, khảo sát, đề xuất giải pháp, cung cấp thông tin khoa học công nghệ, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của ngành xây dựng; thực hiện nhiệm vụ triển khai kỹ thuật, công nghệ mới, nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ các công trình quan trọng, trọng điểm quốc gia; hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc về kỹ thuật, công nghệ các công trình xây dựng thuộc các Bộ, ngành, địa phương;
Tổ chức thực hiện công tác tư vấn và dịch vụ kỹ thuật các công trình xây dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và xây dựng chuyên ngành: Lập dự án đầu tư, khảo sát địa chất, môi trường, lập bản đồ và hệ thống mốc, lưới khống chế mặt bằng, cao độ phục vụ công tác khảo sát, thiết kế, thi công, khai thác sử dụng các công trình và dự án đầu tư xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các công trình xây dựng; tư vấn đấu thầu, quản lý dự án; giám sát chất lượng
31
công trình xây dựng; kiểm định chất lượng thi công xây dựng; giám định chất lượng công trình xây dựng, xác định nguyên nhân, khắc phục sự cố kỹ thuật công trình xây dựng; kiểm tra chất lượng nước, môi trường, vật liệu phòng chống cháy nổ, tư vấn đánh giá tác động môi trường liên quan công trình xây dựng, hệ thống kỹ thuật công trình, hạ tầng kỹ thuật đô thị và cơ sở sản xuất công nghiệp; tư vấn, tiếp nhận, chuyển giao hệ thống thiết bị, công nghệ mới các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng;
Tổ chức sản xuất, thực hiện xuất nhập khẩu, đầu tư kinh doanh thiết bị công nghệ xây dựng, thiết bị thí nghiệm và thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng;
Nhận thầu và tổ chức thi công xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình; bảo tồn, trùng tu công trình kiến trúc cổ, công trình di tích;
Tổ chức đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, thí nghiệm viên, kiểm định viên, cán bộ quản lý dự án, giám sát chất lượng công trình xây dựng, bồi dưỡng phổ biến thông tin về KHCN xây dựng và tiêu chuẩn hoá xây dựng, bồi dưỡng, tập huấn các chuyên đề kỹ thuật phụcvụ công tác xây dựng;
Thực hiện hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về các lĩnh vực hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Quản lý tổ chức, cán bộ, thực hiện chế độ tiền lương, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, viên chức theo phân cấp thuộc quyền quản lý của Viện;
Quản lý tài chính, tài sản được giao, quản lý các hoạt động có thu của Viện theo pháp luật;
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự *Về cơ cấu tổ chức: *Về cơ cấu tổ chức:
1. Ban lãnh đạo: Viện trưởng và các Phó viện trưởng.
Viện trưởng và các Phó viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của Đảng và pháp luật. Viện trưởng có trách nhiệm lập kế hoạch công tác, xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Viện trình Bộ trưởng phê duyệt; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
32
các đơn vị trực thuộc. Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện. Các Phó viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
2. Khối các đơn vị quản lý, nghiệp vụ:
1- Phòng Tổ chức - Hành chính;
2- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật; 3- Phòng Tài chính - Kế toán;
3. Khối các đơn vị nghiên cứu và triển khai:
1- Viện chuyên ngành Bê tông;
2- Viện chuyên ngành Kết cấu công trình xây dựng; 3- Viện chuyên ngành địa kỹ thuật;
4- Viện thông tin đào tạo và tiêu chuẩn hóa; 5- Trung tâm Tư vấn thiết kế và xây dựng;
6- Trung tâm Tư vấn xây dựng công nghiệp và hạ tầng; 7- Trung tâm Công nghệ xây dựng;
8- Trung tâm Tư vấn chống ăn mòn và xây dựng; 9- Trung tâm Tư vấn trắc địa và xây dựng; 10- Trung tâm Tư vấn thiết bị xây dựng;
11- Trung tâm Tư vấn phát triển công nghệ và vật liệu xây dựng; 12- Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng Miền Nam; 13- Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng Miền Trung; 14- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng;
Qua sơ đồ chức năng cũng có thể thấy được Viện hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực, các đơn vị thuộc Viện cũng vừa được tổ chức theo kiểu chuyên sâu nhưng cũng vừa có khả năng làm được các lĩnh vực khác trong ngành xây dựng.
Ngoài các đơn vị nêu trên, Viện còn một hệ thống các phòng thí nghiệm được đầu tư khá đồng bộ và đa dạng, có cơ sở vật chất khá tốt phục vụ cho công tác nghiên cứu KHCN và trong hoạt động triển khai dịch vụ kỹ thuật khi thực hiện các hợp đồng về kiểm nghiệm, thí nghiệm vật liệu,...
33
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Viện KHCN Xây dựng
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nghị định 115/2005/NĐ-CP của Viện KHCN Xây dựng,Tháng 12 năm 2007)
* Về nhân sự:
Tính đến thời điểm 12/2014, tổng số lượng cán bộ, công nhân viên trong toàn Viện là 549 người, đa số có trình độ đại học và trên đại học, trong đó:
- Giáo sư, Phó giáo sư: 07
Phân viện KHCN miền Nam
Phân viện KHCN miền Trung
Phó viện trưởng Phó viện trưởng Phó viện trưởng Hội đồng khoa học Viện trưởng Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Viện chuyên ngành kết cấu Viện chuyên ngành bê tông Viện chuyên ngành địa KT
Viện thông tin, đào tạo và tiêu
chuẩn hóa TT Tư vấn chống ăn mòn TT Tư vấn thiết kế và XD TT Tư vấn trắc địa và XD Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng TT công nghệ xây dựng TT Tư vấn XD CN và hạ tầng TT Tư vấn thiết bị và XD TT phát triển công nghệ và VLXD
34 - Tiến sỹ: 48 - Thạc sỹ: 86 - Kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân: 357 - Trung cấp, kỹ thuật viên: 51
Viện có một đội ngũ cán bộ lao động KHCN khá trẻ và tiềm năng. Đây chính là một thế mạnh của Viện bởi vì nguồn nhân lực chính là nền tảng, là yếu tố quyết định sự phát triển của một đơn vị.
Hình 3.2 Số lượng CBCNV Viện KHCN Xây dựng giai đoạn 2008-2014
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Viện KHCN Xây dựng các năm từ 2008 đến 2014)
Nhìn vào biểu đồ phát triển số lượng CBCNV của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng giai đoạn 2008-2014 có thể thấy rõ xu hướng tăng lên từ 469 cán bộ năm 2008 lên 587 cán bộ năm 2012 và giảm nhẹ vào các năm 2013 và 2014. Điều này phản ánh đúng với nhu cầu về nhân lực của Viện theo đúng với sự phát triển về kinh tế, gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lên khi khối lượng công việc nhiều và ngược lại.
35
Sau khi chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động theo tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ-CP, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng được quyền:
- Được tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính; - Được giao tài sản, kể cả giá trị quyền sử dụng đất;
- Được chủ động nâng lương cho cán bộ viên chức đúng hạn, trước thời hạn và vượt bậc trong cùng ngạch; được quyền tuyển dụng và bổ nhiệm ngạch cho viên chức, giải quyết mọi chế độ cho viên chức theo quy định của pháp luật;
- Được hỗ trợ đầu tư phát triển khi tăng trưởng tốt, khi chuyển đổi sớm và có dự án khả thi;
- Không giới hạn thu nhập, quỹ lương được tính vào chi phí hợp lý trước thuế; - Được quyền sản xuất kinh doanh, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp, được hưởng các quyền lợi khác của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp (ví dụ xuất nhập khẩu trực tiếp, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp mới thành lập…);
Theo đó, mức thu nhập của cán bộ, viên chức không bị giới hạn mức tối đa, căn cứ vào hiệu quả công việc, có thể gấp nhiều lần mức lương cơ bản theo quy định của nhà nước, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước và trích lập các quỹ theo quy định, tiền lương trong hợp đồng làm việc được tính vào chi phí hợp lý trước thuế.
Ngoài ra, với cơ chế mới, cán bộ viên chức chuyển sang chế độ ký hợp đồng làm việc, không phân biệt người đó trước đây trong biên chế hay ngoài biên chế, tạo điều kiện cho đơn vị có thể tuyển dụng hoặc cắt giảm lao động, tùy theo tình hình thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tại Quyết định số 789/QĐ- BXD ngày 23 tháng 5 năm 2007 về việc “phê duyệt đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng thành tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí theo quy định tại Nghị
36
định 115/2005/NĐ-CP”, kinh phí hoạt động của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng được quy định như sau:
- Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng được cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách Nhà nước (Trích từ kinh phí sự nghiệp khoa học của Bộ xây dựng);
- Mức kinh phí được cấp năm 2007 là 3,200,000,000 (Ba tỷ hai trăm triệu đồng);
- Mức kinh phí được cấp năm 2008 và các năm tiếp theo được xác định trên cơ sở mức kinh phí được cấp năm 2007 và tỷ lệ mức giảm cấp kinh phí hoạt động thường xuyên.
Bảng 3.1 Tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính của Viện KHCN Xây dựng giai đoạn 2008-2014 ( Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 NSNN cấp chi cho HĐ
thường xuyên 7,473 8,500 8,470 8,770 5,070 5,065 5,070 Doanh thu từ hoạt động
SXKD 149,027 220,968 317,119 465,263 447,701 289,432 315,344 Doanh thu từ hoạt động tài
chính 2,027 2,109 2,541 13,051 9,170 7,795 5,291 Chi phí quản lý doanh
nghiệp 11,362 17,703 25,210 29,210 37,167 36,872 34,530 Lợi nhuận thuần từ hoạt
động SXKD 7,690 13,500 19,568 36,889 31,949 15,802 18,204 Thuế thu nhập DN 2,153 3,375 4,892 9,222 7,987 3,700 4,005 Lợi nhuận sau thuế
5,537 10,125 14,676 27,667 23,962 11,101 14,199
(Nguồn:Báo cáo tài chính các năm từ 2008 đến 2014 của Viện KHCN Xây dựng)
3.2 Tình hình thu chi tài chính của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng