Cơ quan đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NHỮNG VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ (Trang 26 - 28)

Theo quy định tại Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006. Điều 6 của Nghịđịnh quy định: Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh bao gồm:

Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) bao gồm:

- Cấp Tỉnh: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư (sau đây gọi chung là phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh)

Riêng ở Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh được đánh số lần lượt theo thứ tự. Việc thành lập thêm cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân thành phố

quyết định.

- Cấp Huyện: Thành lập Phòng đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất.

Trường hợp không thành lập Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện thì phòng Tài chính- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh có con dấu riêng và nhiệm vụ của Phòng đăng ký kinh doanh huyện được quy định tại Điều 8 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 cụ thể là:

+ Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và sau đó cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh. Trường hợp từ chối không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh phải nêu rỏ lý do để cho doanh nghiệp biết, đây là vấn đề hết sức lưu tâm đối với cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm tránh sự hiểu lầm giữa doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh.

+ Phối hợp xây dựng, quản lý vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định ký báo cáo cho Uỷ Ban nhân dân cấp huyện,

GVHD: Th.s Dương Kim Thế Nguyên Trang 21 SVTH: Trần Văn Cường

Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, Cơ quan thuế cấp huyện về hộ kinh doanh và doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh trên phạm vi địa bàn. Phối hợp với cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp, xác minh nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của Phòng đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh.

+ Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết,

+ Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có

điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh bị thu hồi giấy phép được quy định tại Điều 47 Nghịđịnh 88/2006/NĐ-CP7.

+ Đăng ký kinh doanh cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật. Như vậy đối với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: Nhiệm vụ của cơ quan này là trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, sau đó xem xét nếu đủ điều kiện cho phép thì cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp đồng thời trong quá trình doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh đi vào hoạt động thì các cơ quan có chức năng này phải thựu hiện chức năng giám sát doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, yêu cầu kiểm tra doanh nghiệp khi cần thiết đồng thời nếu xảy ra vi phạm đi ngược lại với việc đăng ký kinh doanh ban đầu của doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có quyền đình chỉ cho ngừng hoạt động vì đã không đủ điều kiện hoạt động theo những quy định đã thoả thuận ban đầu và đi ngược lại với lợi ích của hai bên. Ở việc làm này ta có thể thấy rằng nó rất cần thiết nhằm tránh những doanh nghiệp đi vào hoạt động

được một thời gian và sau đó hoạt động không đúng với mục đích ban đầu làm tổn hại

đến lợi ích của doanh nghiệp cũng như lợi ích của Nhà Nước.

- Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện có con dấu và tài khoản riêng.

7

Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

-Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

-Ngừng hoạt động kinh doanh quá sáu tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nới đăng ký kinh doanh.

-Chuyển địa điểm sang Quận, Huyện khác. -Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.

GVHD: Th.s Dương Kim Thế Nguyên Trang 22 SVTH: Trần Văn Cường

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Ban quản lý các khu kinh tế do Thủ

tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là khu kinh tế) thành lập Phòng đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế.

Việc thành lập các cơ quan đăng ký kinh doanh được rải đều từ Trung ương xuống địa phương. Cụ thể từ thành phố trực thuộc Trung ương xuống tỉnh rồi huyện

(chú ý không có phòng đăng ký kinh doanhcp xã) cho đến Phòng đăng ký kinh doanh tại các khu chế xuất. Riêng ở Thủ đô Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập một hoặc hai cơ quan đăng ký kinh doanh riêng. Điều này cho thấy việc đăng ký kinh doanh hiện nay ở Nước ta được thực hiện một cách rất đồng bộ, rất thuận tiện cho những đối tượng muốn đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, đây là một sự tiến bộ rất đáng ghi nhận. Cùng với việc các cơ quan đăng ký kinh doanh được lập ra trên khắp các địa bàn trên cả nước là do chính sách của Đảng và Nhà Nước ta thực hiện

đảm bảo cho doanh nghiệp có cơ hội làm ăn, đồng thời tạo ra khuôn khổ pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh ở

Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NHỮNG VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)