Bảng 2.8: Lý do chọn ngành CTXH của sinh viên hệ chính quy và VLVH

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên ngành công tác xã hội tại cơ sở ii trường đại học lao động xã hội (Trang 51 - 56)

CĐ11 CT Năm 2 CĐ12 CT Năm 1 ĐH09 CT Năm 4 ĐH10 CT Năm 3 ĐH11 CT Năm 2 ĐH12 CT Năm 1 ĐH VLVH Tiền Giang Năm 1 ĐH VLVH Trà Vinh Năm 1 Nam 5 12 12 6 4 4 8 19 38 108 Nữ 29 21 21 23 18 23 14 34 9 192 Tổng 34 33 33 29 22 27 22 53 47 300

Mẫu nghiên cứu số 2 là 100 sinh viên (trong số 300 sinh viên đã phát phiếu trước đây) có các đặc điểm sau:

Bảng 2.4: Đặc điểm mẫu nghiên cứu số 2 Hệ/Bậc ĐH Chính quy VLVH ĐH Tổng cộng 100 Nam 20 20 15 Nữ 16 14 15 Tổng 36 34 30

Mẫu nghiên cứu số 3 là 40 giảng viên giảng dạy tại các lớp CTXH (Cả môn chuyên ngành và môn cơ sở) có các đặc điểm sau:

Bảng 2.5: Đặc điểm mẫu nghiên cứu số 3

Giảng viên Số lượng

Nam 12

Nữ 28

Tổng 40

2.2.2. Mô tả công cụ đo lường

Đề tài nghiên cứu sử dụng bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến để thu thập số liệu. Trong đề tài nghiên cứu này, người nghiên cứu xây dựng 3 phiếu thăm dò ý kiến: (1) Phiếu thăm dò ý kiến dành cho sinh viên là phiếu chính nhằm tìm hiểu về động cơ học tập của sinh viên ngành CTXH, những thuận lợi và khó khăn khi học ngành CTXH, những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập và những biện pháp thúc đẩy động cơ học tập cho sinh viên ngành CTXH, (2) Phiếu thăm dò ý kiến sinh viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thúc đẩy động cơ học tập, (3) Phiếu thăm dò ý kiến của giảng viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thúc đẩy động cơ học tập cho sinh viên ngành CTXH. Qúa trình xây dựng phiếu thăm dò ý kiến số 1 được tiến hành thông qua các bước sau:

Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến mở. Căn cứ vào giả thuyết và nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu đã phát phiếu thăm dò ý kiến sử dụng câu hỏi mở về những nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Người nghiên cứu đã tiến

hành phát phiếu thăm dò bằng câu hỏi mở trên 100 sinh viên ngành CTXH (trong đó có 50 sinh viên hệ VLVH và 50 sinh viên hệ chính quy).

Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến thử nghiệm. Sau khi thu 100 phiếu thăm dò ý kiến bằng câu hỏi mở và tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn, người nghiên cứu tiến hành xây dựng phiếu thăm dò ý kiến thử nghiệm. Phiếu thăm dò ý kiến thử nghiệm được phát cho 50 sinh viên (trong đó có 25 sinh viên hệ VLVH và 25 sinh viên hệ chính quy).

Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến chính thức. Sau khi thu 50 phiếu thăm dò ý kiến thử nghiệm, người nghiên cứu đã xem xét, tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn để xây dựng phiếu thăm dò ý kiến chính thức và tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến trên toàn mẫu đã chọn.

Phiếu thăm dò ý kiến được xây dựng theo nguyên tắc khuyết danh nhằm đảm bảo tính trung thực và khách quan, bao gồm 2 phần cơ bản: Phần thông tin của khách thể và phần nội dung. Phần thông tin của khách thể bao gồm: Năm thứ, bậc đào tạo, hệ đào tạo, giới tính, khu vực, kết quả học tập, người thân làm trong ngành, mức sống gia đình nhằm so sánh sự khác biệt. Phần nội dung của phiếu thăm dò có tổng cộng 9 câu chính và được cấu trúc như sau:

- Nguyên nhân chọn học ngành CTXH: Câu 1 (phiếu số 1) - Biểu hiện của động cơ học tập: câu 2, 3, 4, 5, 6 (phiếu số 1) - Các thuận lợi, khó khăn khi học ngành CTXH: câu 7 (phiếu số 1) - Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập: câu 8 (phiếu số 1)

- Biện pháp thúc đẩy động cơ học tập cho sinh viên ngành CTXH: câu 9 (phiếu số 1)

Sau khi hình thành xong phiếu thăm dò ý kiến số 1, người nghiên cứu phát phiếu cho sinh viên; sau khi thu phiếu về thì căn cứ vào câu 9 để xây dựng phiếu thăm dò ý kiến số 2, 3 nhằm khảo nghiệm lại mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thúc đẩy động cơ học tập.

2.2.3. Cách thu thập số liệu

Người nghiên cứu trực tiếp đến từng lớp và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để phát và thu phiếu (chủ yếu tiến hành trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm).

Trước khi phát phiếu số 1 cho sinh viên làm, người nghiên cứu thông báo cho sinh viên biết đề tài nghiên cứu này không nhằm nghiên cứu và đánh giá từng cá nhân mà chỉ quan tâm đến kết quả chung nhằm tạo cho sinh viên tâm lý thoải mái khi làm. Ngoài ra, người nghiên cứu cũng yêu cầu sinh viên trả lời độc lập, thành thật, không thảo luận với nhau khi trả lời.

Sau khi phát phiếu, người nghiên cứu nhắc nhở sinh viên điền thông tin cá nhân, hướng dẫn cụ thể và chi tiết cách trả lời cho từng câu hỏi. Khi học sinh làm xong sẽ thu lại phiếu ngay tại lớp.

Sau khi thu phiếu số 1 với các câu trả lời ở mục đề xuất biện pháp thúc đẩy động cơ học tập cho sinh viên ngành CTXH ở câu 9 (phiếu số 1). Người nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu ở câu hỏi này và chỉ lựa chọn ra những biện pháp được sinh viên đề xuất nhiều, sau đó tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn để tiến hành xây dựng phiếu số 2 cho sinh viên và phiếu số 3 cho giảng viên để xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên. Với phiếu số 2, người nghiên cứu thu ngay tại lớp khi sinh viên hoàn tất. Với phiếu số 3, người nghiên cứu thu theo lịch hẹn sau khi giảng viên làm xong.

Số liệu sau khi thu về sẽ được đánh số thứ tự, mã hóa và nhập liệu vào phần mềm thống kê SPSS, phiên bản 11.5 để xử lý.

Với phương pháp phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu hơn một số thông tin mà bảng hỏi chưa khai thác được.

Khách thể phỏng vấn là 05 giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành CTXH và 15 sinh viên ngành CTXH.

Nguyên tắc phỏng vấn: Trước khi tiến hành phỏng vấn, người nghiên cứu dành thời gian ban đầu để làm quen, thiết lập mối quan hệ ban đầu tích cực với khách thể. Địa điểm phỏng vấn chủ yếu ở phòng giáo viên. Mỗi lần phỏng vấn diễn ra từ 10 đến 15 phút. Chúng tôi đưa ra các câu hỏi mở để giảng viên và sinh viên tự

do trả lời theo ý kiến riêng của bản thân mình, không tạo ra sự gò bó nào từ phía nhà nghiên cứu.

Trong quá trình phỏng vấn, người nghiên cứu sử dụng máy ghi âm (nếu như được sự đồng ý của khách thể) và hình thức ghi chép nhanh những thông tin mà khách thể cung cấp. Sau khi thu thập xong, người nghiên cứu gỡ băng để lựa chọn những thông tin bổ ích cho đề tài nghiên cứu.

2.2.4. Cách xử lý số liệu

- Dùng bảng câu hỏi để thu thập số liệu.

- Sau khi thu thập số liệu, người nghiên cứu lọc các bảng câu hỏi và loại đi các bảng câu hỏi không đạt yêu cầu.

- Sử dụng phần mềm SPSS for Window phiên bản 11.5 để xử lý số liệu: + Tính tần số, tỉ lệ phần trăm

+ Kiểm định trung bình qua công cụ Independent-SamplesT-Test để xem xét sự khác biệt về động cơ học tập giữa sinh viên Cao đẳng và Đại học, sinh viên hệ chính quy và hệ VLVH (Tại chức), sinh viên nam và nữ.

2.2.5. Cách lượng giá thang đo

Người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi dựa vào thang đo Likert năm mức độ. Những người trả lời mà chọn “ hoàn toàn đồng ý” trên mục hỏi thì sẽ ghi 5 điểm trên mục hỏi đó. Những người trả lời mà chọn “ hoàn toàn không đồng ý” trên mục hỏi thì sẽ ghi 1 điểm.

Cách quy đổi điểm: Thang đánh giá chia làm 5 mức độ, với điểm thấp nhất là 0, cao nhất là 5 và được quy đổi điểm xếp loại mức độ như sau:

+ Mức độ 1: Từ 0 – 1 điểm + Mức độ 2: Từ 1,1 – 2 điểm + Mức độ 3: Từ 2,1 – 3 điểm + Mức độ 4: Từ 3,1 – 4 điểm + Mức độ 5: Từ 4,1 – 5 điểm

Điểm trung bình đạt từ 4.1 đếm 5.0 được xem là rất cao, điểm trung bình đạt 3.6 đếm 4.0 được xem là cao, điểm trung bình đạt từ 3.0 đến 3.5 được xem là trung bình, điểm trung bình từ 2.9 trở xuống được xem là mức độ thấp.

Chọn mức ý nghĩa là 0,05, nếu P lớn hơn hoặc bằng 0,05 ta kết luận không có ý nghĩa về mặt thống kê, nếu P nhỏ hơn 0,05 ta kết luận có ý nghĩa về mặt thống kê.

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên ngành công tác xã hội tại cơ sở ii trường đại học lao động xã hội (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)