0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Chi nhánh Công ty TNHH Gốm sứ Toàn Quốc tỉnh Vĩnh

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA (Trang 84 -151 )

Vĩnh Long 21 6

25 Công ty CP Kỹ Thuật Ô Tô Trường Long 40 26 Công ty TNHH Thanh Tín Vĩnh Long 79 - - - 27 Công ty Acecook Việt Nam 532 610 815 768 28 Chi nhánh Công ty TNHH Tiến Hùng tỉnh Vĩnh

Long 22 28

Tổng số lao động 9.988 13.040 15.221 15.619

( Nguồn CĐCKCN)

2.3.2.5 Về kỉ luật lao động

Ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp góp phần tạo hiệu quả và năng suất cao trong công việc. Để phát triển, đảm bảo an toàn lao động, góp phần quản lý DN tốt hơn, mỗi DN phải có kỷ cương kỷ luật. Điều này có lợi cho cả DN và NLĐ. Thực tế, tại các KCN của tỉnh, trình độ tay nghề và tác phong công nghiệp của lao động phổ thông vẫn còn thấp. Hầu hết công nhân xuất thân từ gia đình nông dân, chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về chuyên môn, pháp luật nên ý thức tổ chức kỷ luật còn nhiều hạn chế, thiếu ý thức hợp tác tại nơi làm việc. Một bộ phận NLĐ chưa am hiểu về pháp luật lao động. Mối quan hệ giữa người sử dụng lao động

và NLĐ chưa tốt nên xảy ra các tranh chấp lao động và dẫn đến đình công. Điển hình là tại công ty Tỷ Xuân (năm 2008), công ty TNHH Bohsing ( năm 2011). Các DN chưa thực hiện theo TƯLĐTT về lương, thưởng tết, nghỉ phép năm từ đó phát sinh việc ngừng việc tập thể của công nhân. Theo khoản 4 điều 7 của Bộ luật Lao động :”NLĐ có quyền đình công theo quy định của pháp luật” .Bên cạnh đó,” việc đình công do Ban chấp hành CĐCS quyết định sau khi được quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký”[18 ]. Điều đáng nói là tất cả các cuộc đình công, tranh chấp lao động đều bất hợp pháp, không tuân theo các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục; không qua hòa giải, không có sự hướng dẫn của CĐCS, không lấy ý kiến của NLĐ, không báo trước... trong khi phần lớn nội dung yêu cầu của tập thể lao động trong các cuộc ngừng việc tập thể, đình công đều chính đáng. Nguyên nhân là do sự hiểu biết về pháp luật của NLĐ còn hạn chế, tổ chức CĐCS chưa phát huy hết vai trò của mình. Đây là vấn đề rất nhạy cảm do tác động đến tâm lý, thu nhập, đời sống của NLĐ nên cần có sự quan tâm giải quyết kịp thời. Để hạn chế tranh chấp lao động, đình công, các DN phải nâng cao đời sống và cải thiện môi trường lao động cho công nhân bên cạnh công tác kiểm tra, hỗ trợ, vận động DN nâng lương. Vì theo tình hình hiện nay, biến động giá cả ngày càng gia tăng nên thu nhập cho NLĐ cũng cần phải được cải thiện. Thực tế cho thấy, những DN quan tâm đến CĐCS thì tình hình lao động ổn định, không có đình công và ngược lại.

2.3.2.6 Vấn đề an sinh xã hội cho người lao động

*Về thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động

Theo qui định của Bộ luật Lao động, TƯLĐTT là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. TƯLĐTT được thương lượng và ký kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai. Nội dung của TƯLĐTT bao gồm các điều, khoản: việc làm và đảm bảo việc làm; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương;

định mức lao động; ATVSLĐ; BHXH; các nội dung khác mà hai bên thấy cần. Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, tranh chấp lao động xảy ra ngày càng nhiều, làm tổn hại đến lợi ích của các bên, cho nên TƯLĐTT là văn bản pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích của cả NLĐ và người sử dụng lao động, tạo ra những ràng buộc cả hai bên đều có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện các cam kết; góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong DN; phòng ngừa và hạn chế những tranh chấp lao động, xung đột lao động. Tại các khu và tuyến công nghiệp của tỉnh, phần lớn các DN đều thực hiện đúng quy định HĐLĐ, TƯLĐTT, các chế độ chính sách khác liên quan đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Số NLĐ đăng ký TƯLĐTT đã tăng qua các năm. Tuy nhiên, việc chấp hành Luật Lao động một số DN còn hạn chế. Một số DN chưa cấp sổ lao động, lương thưởng điều chỉnh không kịp thời, tăng ca quá mức theo qui định. Do đó, lợi ích của NLĐ chưa được đảm bảo.

Theo điều 27 của Bộ luật Lao động, HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. HĐLĐ được giao kết theo các loại như: HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ xác định thời hạn từ một năm đến ba năm; HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm. Tại điều 29 cũng quy định rõ HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và BHXH đối với người lao động. Tại KCN tỉnh Vĩnh Long, năm 2012, số DN ký TƯLĐTT đạt 84%; NLĐ được ký HĐLĐ đạt 90%. Qua biểu bảng HĐLĐ giữa các DN và NLĐ được giao kết thì phần lớn tập trung ở hợp đồng ngắn hạn chiếm 56%. Nguyên nhân là do một bộ phận lao động xác định vào làm việc trong DN chỉ là tạm thời. Khi kết thúc hợp đồng, công nhân sẽ dễ dàng chuyển đổi sang DN khác khi cần. HĐLĐ không xác định thời hạn chiếm 39%. Hợp đồng theo thời vụ chiếm 5%. Hiện nay, việc quản lý lao động nước ngoài đang gặp khó khăn. Việc báo cáo nguồn lao động này phụ thuộc vào tính tự giác chấp hành pháp luật của DN và bản thân NLĐ. Thông

thường, các DN, tổ chức lợi dụng đưa lao động phổ thông nước ngoài vào Việt Nam qua hình thức du lịch để tuyển vào làm thời vụ. Hai bên giao kết HĐLĐ và làm việc có thời hạn dưới 3 tháng không cần phải xin cấp giấy phép lao động. Nguyên nhân là do pháp luật qui định chưa rõ ràng nên tạo kẽ hở cho các DN. Tại khoản 1, điều 20 Nghị định 34/2008/NĐ-CP lại cho phép các trường hợp khác, học sinh, sinh viên, phu nhân, phu quân, người giúp việc gia đình nếu có nhu cầu làm việc cho các DN, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam không phải làm hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động. Mặt khác thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH chưa có hướng dẫn các đối tượng cụ thể tại khoản 1, điều 20 Nghị định 34/2008/NĐ-CP (xem phụ lục 1).

*Môi trường lao động và an toàn lao động

Để duy trì một môi trường trong lành, thông thoáng, việc đảm bảo sản xuất công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, an ninh sinh thái được đặt lên hàng đầu. KCN Hòa Phú đã có nhà máy xử lý nước thải 4.000m3 ngày/đêm đã đưa vào hoạt động tốt, KCN Bình Minh đang khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải 2.200m3 ngày/đêm. Đối với các nhà đầu tư vào KCN bắt buộc phải xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải nội bộ trước khi đấu nối vào hệ thống nhà máy xử lý nước thải tập trung. Các dự án phải được đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng và buộc phải tuân thủ theo các cam kết đã đề ra, thực hiện trồng cây xanh theo quy hoạch. Những dự án được ưu tiên bao gồm những ngành nghề mang tính sạch, ít gây ô nhiễm. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều bất cập. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng một số hạng mục tiến độ chậm, thực hiện chưa đồng bộ như trồng cây xanh chưa phủ kín diện tích, nhà máy xử lý nước thải tập trung thời gian xây dựng kéo dài, cấp nước phục vụ sản xuất không đủ, do vậy có lúc đã làm ảnh hưởng đến môi trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Về môi trường làm việc, khi điều kiện lao động được đảm bảo không những giúp công nhân đảm bảo về mặt sức khỏe mà còn giúp nâng cao năng suất lao động. Theo điều 97”Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc,

phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường”[18]. Đồng thời,“Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho NLĐ. NLĐ phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của DN. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và về bảo vệ môi trường” [18 ]. Tuy nhiên, thực tế, công nhân thường phải làm việc với cường độ cao, tiếp xúc với hóa chất, tiếng ồn thường xuyên sẽ gây tác động trực tiếp tới sức khỏe NLĐ như trong các lĩnh vực: chế biến thủy sản, dệt may,… Mặt khác, do công nghệ sản xuất, có bộ phận sản xuất NLĐ phải đứng hoặc ngồi làm việc suốt buổi, thời gian nghỉ giải lao phải theo quy định thường không đủ để thư giãn. Điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của lao động nữ nói riêng và NLĐ nói chung. Trong tổng lực lượng lao động thì lao động nữ chiếm một tỷ lệ khá lớn khoảng 70%. Những tác hại cùng gánh nặng của công việc sẽ ảnh hưởng lâu dài đến việc duy trì nòi giống cho thế hệ tương lai. Mặt khác, đây là nguyên nhân chính gây ra một số căn bệnh nghề nghiệp mà họ mắc phải. Bên cạnh đó, công nhân chủ yếu là ở trọ xa nhà, làm việc vất vả, thiếu vắng tình cảm và quản lý của gia đình dẫn đến nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

* Thời gian làm việc

Thời gian làm việc của công nhân thực hiện đúng Luật Lao động : 08 giờ/ngày chiếm 87,5% DN, trên 8 giờ/ngày chiếm 12,5%. Hiện nay, số lượng công nhân lao động so với nhu cầu sản xuất kinh doanh của các DN còn thiếu. Thu nhập bình quân của công nhân có cải thiện nhưng vẫn không theo kịp vật giá tăng nhanh vì thế công nhân buộc phải tăng ca mới đủ trang trãi cho cuộc sống. Mỗi ca 08 giờ trong đó có giờ nghỉ giải lao giữa ca ban ngày là 30 phút, ban đêm là 45 phút. Ca 1 làm việc từ 06 giờ sáng đến 14 giờ chiều, ca 2 từ 14 giờ chiều đến 22 giờ tối, ca 3 từ giờ 22 giờ tối đến 06 giờ sáng. Việc tăng ca thực hiện chưa tốt. Tăng ca là tự nguyện nhưng bị ràng buộc bởi quyền lợi trong việc tính chế độ. Do làm việc theo ca nên

sinh lý tự nhiên cơ thể người có thời gian không tương thích. Thêm vào đó thời gian vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động thể thao và các sinh hoạt tinh thần khác bị hạn chế. Vì vậy, NLĐ không có điều kiện nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, năng suất lao động. Trong thời gian qua công nhân bị ngất hàng loạt do dẫn truyền tâm lý. Tình hình này nếu không được cải thiện thì NLĐ dễ bị mắc bệnh nghề nghiệp, sức khỏe, chất lượng của NLĐ sẽ giảm sút trong một khoảng thời gian ngắn.

* Các công trình xã hội

Tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng xã hội còn chậm, thiếu đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật làm nảy sinh những bất cập cần phải giải quyết: ách tắc giao thông vào các giờ cao điểm, mất an ninh trật tự, hệ thống điện nước, y tế, bệnh viện, trường học, hệ thống vệ sinh môi trường, nhà trẻ, nhà ở, nhà văn hoá, khu vui chơi giải trí,

khu thể dục thể thao...Để khắc phục tình trạng, tỉnh đã dành một phần khá lớn ngân sách nhằm thực hiện hỗ trợ xây dựng hạ tầng như cầu, đường giao thông, các chợ, bến xe, trạm xe buýt, điện chiếu sáng công cộng,…bên ngoài KCN và chỉ đạo cho ngành Giao thông vận tải mở các tuyến xe buýt chạy thường xuyên và gia tăng số đầu xe trong các giờ cao điểm. Một số DN trang bị xe đưa rước công nhân làm việc ở một số tuyến đường trọng điểm,… từ đó hạn chế được tình trạng ùn tắc và mật độ cao giao thông trong các giờ vào ca và tan ca làm việc. Các công trình phụ trợ khác được quy hoạch gắn với khu dịch vụ Phước Yên nằm đối diện KCN qua Quốc lộ 1A. Dự án cầu vượt ngang đường đã có chủ trương của UBND tỉnh cho các chủ đầu tư hoàn thành thủ tục để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Tỉnh cũng đã có chủ trương lập dự án xây dựng nhà trẻ- mẫu giáo trong các khu tái định cư tập trung cùng với hệ thống giáo dục phổ thông các cấp và trường trung cấp nghề, đại học hiện có, đã đáp ứng phần lớn về nhu cầu giáo dục đào tạo của NLĐ và con em NLĐ. Khảo sát được 08/15 doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú công nhân có nhu cầu gửi 1.916 trẻ dưới 6 tuổi.

Về nhà ở, hiện tại tổng số lượng công nhân trong KCN của tỉnh chiếm trên 16.000 người. Thêm vào đó số lượng sinh viên, học viên khu vực khoảng 8000 người (sinh viên trường Đại học dân lập Cửu Long khoảng 7.000 người, học viên trường trung cấp nghề khoảng 1.000 người). Chính vì thế nhu cầu nhà trọ là rất lớn. Để đáp ứng tình hình thực tế, nhà nước đã triển khai quy hoạch nhà ở đồng thời các cơ sở nhà trọ tư nhân cũng gia tăng nhanh chóng. Đối với dự án nhà ở do nhà nước quy hoạch, tỉnh có kế hoạch phát triển nhà ở cho công nhân tại KCN theo quyết định 66/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Hiện tại hoàn thành 02 dự án đáp ứng khoảng 10% nhu cầu nhà ở cho công nhân. Hai dự án bao gồm công trình đã đầu tư xây dựng trên khu đất dịch vụ phía trước KCN Hòa Phú. Công ty Cổ Phần Thầu Vân đầu tư xây dựng 126 căn hộ phục vụ cho khoảng 600 công nhân. Công ty Cổ phần Hòa Phú đầu tư xây dựng 85 căn hộ phục vụ cho khoảng 340 công nhân. (xem phụ lục 2)

Đồng thời tỉnh đã có chủ trương quy hoạch, kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà ở cho NLĐ, đặc biệt là công nhân có thu nhập thấp với 04 dự án mới ở các vị trí phù hợp gần các KCN giai đoạn 2009-2015. Chủ đầu tư các dự án là BQLCKCN và công ty Hoàng Quân. Địa điểm xã Lộc Hòa có 2 dự án với sức chứa trên 28.000 công nhân. Khu nhà ở công nhân địa điểm xã Mỹ Hòa sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng trên 14.000 người. Khu nhà ở địa điểm xã Mỹ An, bình quân 3 tầng, sức chứa khoảng 4.000 người. Như vậy, khi các dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng chỗ ở cho trên 46.000 lao động. Tuy nhiên, việc thu hút nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, tiến độ triển khai chậm do đây là ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận thấp, quản lý phức tạp, tỷ lệ cho thuê phòng thấp và không ổn định. Các dự án phải đến năm 2015 mới hoàn thành(xem phụ lục 3).

Nhà ở ổn định cho NLĐ không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố kinh tế của DN nhưng hiện tại nhà ở do nhà nước quy hoạch chỉ đáp ứng 10%. Vì thế, tỷ lệ NLĐ tại các KCN không có nhà ở phải thuê nhà trọ tương đối cao. Để giải quyết nhu cầu nhà trọ, các hộ dân tận dụng các khoảng đất

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA (Trang 84 -151 )

×